Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt nam - Chi nhánh Bến Thành (Trang 73)

Kết quả XHTD đƣợc sử dụng làm căn cứ xét duyệt vay và phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro cũng nhƣ định hƣớng chính sách tín dụng cho khách hàng trong tƣơng lai. Tuy nhiên, hầu hết các cán bộ tín dụng còn trẻ, ít kinh nghiệm và chƣa thực sự xem trọng việc xếp hạng tín dụng mà chủ yếu cho vay dựa vào tài sản bảo đảm, trong khi để chấm các chỉ tiêu phi tài chính khách hàng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức hiểu biết rộng về lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng, các vấn đề liên quan nhƣ chính sách của nhà nƣớc, chính phủ, biến động ngành…..dẫn đến việc chấm điểm qua loa , sơ sài, mang tính hình thức. Do đó, chất lƣợng xếp hạng tín dụng chƣa thực sự phản ánh đúng tình hình thực tế khách hàng. Xuất phát từ thực tiễn còn bất cập nhƣ trên, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

- Chú trọng chất lƣợng nhân sự ngay từ khâu tuyển dụng để lựa chọn đƣợc những cán bộ có năng lực, trình độ hiểu biết rộng đáp ứng nhu cầu công việc. CBTD phải là ngƣời có kiến thức vững chắc về kế toán doanh nghiệp, thuế, luật…phải nhanh nhạy trong công việc, có hiểu biết nhiều về tình hình kinh tế, xu hƣớng phát triển ngành nghề của nƣớc ta trong tƣơng lai…

- Thƣờng xuyên mở lớp đào tạo huấn luyện kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp, bồi dƣỡng kiến thức về kế toán doanh nghiệp, thuế, luật, các thông tin về

kinh tế xã hội, xu hƣớng phát triển của các ngành kinh tế trong từng thời kỳ… đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chấm điểm XHTD khách hàng.

- Có chính sách đãi ngộ đối với những nhân viên có sáng kiến nâng cao chất lƣợng chấm điểm XHTD nhƣ đƣa ra những cách thức đánh giá khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn, cách thu thập thông tin chấm điểm khách hàng đáng tin cậy hơn…

- Trau dồi phẩm chất đạo đức CBTD nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Hoạt động tín dụng là một hoạt động nhạy cảm, nhiều rủi ro do khách hàng có nhu cầu tiếp cận vốn của Ngân hàng nhƣng một số khách hàng lại không đáp ứng đƣợc đầy đủ các điều kiện cho vay nên thƣờng có động cơ mua chuộc CBTD. Với việc quy định sử dụng kết quả XHTD làm căn cứ để xét duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, CBTD sẽ cố tình sửa đổi BCTC, chấm điểm cao các chỉ tiêu phi tài chính cho khách hàng để nâng điểm khách hàng, dẫn đến đề xuất cấp tín dụng vƣợt mức thực tế cho khách hàng. Điều này dễ gây rủi ro không thu hồi đƣợc nợ khi khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Do đó, đạo đức nghề nghiệp của CBTD hết sức quan trọng, cần phải đƣợc theo dõi và nhắc nhở thƣờng xuyên để CBTD không bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất mà làm trái quy định của ngành tài chính ngân hàng gây hậu quả nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt nam - Chi nhánh Bến Thành (Trang 73)