7. Bố cục của khóa luận
3.3. Công việc chuẩn bị
Vào ngày thần sinh (ngày 10/2) thì đồ tế lễ là 2 mâm. Mâm trên gồm: thanh bông, hoa quả (cỗ chay), mâm dưới bao gồm: Xôi, thịt, rượu, bánh (cỗ mặn).
Còn ngày mừng thần (25/7), thì công việc chuẩn bị công phu hơn rất nhiều. Về đồ tế chỉ khác ngày thần sinh là cỗ mặn có thêm món cá.
Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
Lª ThÞ Thanh 49 K36E - ViÖt Nam häc
Đồ hiến tế giao cho các giáp. Mỗi giáp phải làm riêng một lễ gồm hai con lợn, hai mâm xôi, năm chai rượu tế thần. Tám giáp tám lễ như vậy. Lễ xong cỗ tế đem chia phần cho mọi người, coi như lộc thánh ban. Vì thế người làng ai cũng cố gắng nuôi lợn sao cho béo, to, nấu xôi thật dẻo, rền với hi vọng được thánh chấp nhận và phù hộ cho mình. Và đằng sau đó là ý thức đoàn kết cộng đồng cùng chung tay làm một công việc với mục đích lớn. Ngoài việc chuẩn bị làm cố tế là việc lựa chọn trai tráng vào đám rước. Ở hội làng, đám rước thánh được đặc biệt coi trọng. Trai kiệu phải là người khỏe mạnh, ăn chay, sạch sẽ, có đạo đức tốt và nghiêm túc. Mỗi người đều hiểu rất rõ công việc mình làm là việc làng, việc giáp, nên nhất nhất họ tuân theo những quy định chặt chẽ.
Để có được những nghi thức đó, dân làng đã phải chuẩn bị trong một thời gian dài nghiêm túc và tận tâm. Từ người già đến thanh niên, thiếu niên trong làng được lựa chọn tham gia vào nghi thức tế, điều đó minh chứng cho lòng tôn kính và ghi nhớ công lao của dân làng đối với các đấng bậc được phụng thờ. Những nghi lễ trên nhằm biểu thị tấm lòng thành kính và ghi nhớ công lao đối với thánh thần và tổ tiên làng xã. Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong thánh thần phù hộđộ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc.