Sự tích thần phả

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 44)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.Sự tích thần phả

ĐỨC THÁNH NAM HẢI ĐẠI VƯƠNG THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN

ĐÌNH AN CỐ, XÃ THỤY AN, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH Theo Thần tích ngọc phả, xã An Cố, tổng Quảng Nạp, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình, do Hàn lâm Đông các Đại học sỹ Nguyễn Bính, một sử quan thời Lê, phụng soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên 1572. Thần tích Ngọc phảnhư sau:

Giang sơn nước ta, xưa kia mở vận ngang tới sao Dực, sao Chẩn, bắc quốc phân phong, thẳng hướng với sao Đẩu, sao Ngưu.

Nhà Hùng khởi vận, ứng nghiệp cha truyền con nối 18 đời vua, hơn hai nghìn năm, đều xưng hiệu Hùng Vương. Ngọc bạch xa thư, sơn hà Thống Nhất, đó chính là tổ tiên của dân Bách Việt ta đó!

Người đời sau có thơ rằng:

“Hùng gia sáng nghiệp rất lâu bền

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 40 K36E - ViÖt Nam häc

Đế sáng vua hiềnlưu tích đỏ

Hai nghìn năm lẻ vững vô cương”.

Lại nói tới đời vua Hùng Duệ Vương thứ 18, đóng đô ở thành Việt Trì, bên sông Bạch Hạc, lấy quốc hiệu là nước Văn Lang, quốc đô là thành Phong Châu, với tư chất là bậc vua hiền, kế thừa 17 thế hệ cha ông gây dựng, dốc lòng chấn hưng đất nước.

Thủa ấy, tại cửa biển thuộc phường Nam Mai, châu Bố Chính. Có người họ Phạm, tên Xuyến, lấy bà Phùng Thị Nguyên, gia thế hào cường, vợ chồng một đời trung hậu, nhân dân địa phương, ai ai cũng đều khen đó là một nhà tích thiện, sau tất hưng vượng, ông Phạm đã gần tuổi biết mệnh trời (50 tuổi), bà Phùng đã quá tuổi bán tín, bán nghi (40 tuổi) mà vẫn chưa thấy cái điềm sinh nở, bà thường than thở: “Cố nhân có ba điều chúc là chúc phúc

(giầu sang phú quý); chúc thọ; chúc có con trai nối dõi tông đường, thờ tổ

tiên.

Ta nay chưa phải là phú, nhưng cũng có thể coi là tiểu phong lưu, chưa

phải là thọ, nhưng cũng chẳng còn là yếu.

Duy chỉ lấy cái chuyện, không còn mà suy ngẫm, tuy là kẻ giầu có đấy nhưng giầu để làm gì? Chi bằng ta, tán phát gia sản, tu nhân tích đức, chẩn

bần, cứu khổ cho dân chúng. Kẻ rét thì cấp cho áo mặc, người đói thì đưa cơm cho ăn”.

Người lân bang trong làng ngoài huyện, không một ai là không ca ngợi công đức to lớn của ông bà.

Trong vài ba bốn năm, gia tài đã cạn kiệt, nhưng với tấm lòng làm phúc, vợ chồng ông vẫn bảo nhau, gắng sức yêu thương những người nghèo đói.

Hằng ngày vợ chồng ông thường đi kiếm củi, quăng chài, thả lưới kiếm ăn. Cái việc thấy người đói rét nhường cơm sẻ áo, còn người làm việc thiện tâm tại đức sẽ có ngày được thiện báo.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 41 K36E - ViÖt Nam häc

Vào một đêm, trời quang, trăng sáng, vợ chồng ông Phạm đang quăng chài bắt cá bên bờ biển, bỗng con cá Côn, từ trong lòng biển, nhẩy vào khoang thuyền của ông bà, rồi lại bay vụt lên trời mà biến. Trong chốc lát trời quang mây tạnh, lại thấy một dải hào quang sáng lạ, từ trên không trung lao thẳng xuống, vây lấy thân thể bà Phùng Thị Nguyên hồi lâu, rồi lại bay vụt đi, để lại mùi hương thơm nức.

Từ đấy, Bà Phùng có mang, cũng kể từ ngày ấy, đêm nào ông Phạm cũng thường nằm mơ, gặp một ông lão cứ lội nước ào ào, từ cửa bể đi lên đến trước ông Phạm, vẻ mặt hớn hở, tươi cười, bảo với ông Phạm, rằng:

Trời đã cho thủy thần, đầu thai vào nhà ngươi để giúp nước, đây cũng là do vợ chồng ngươi có nhiều âm công, phúc dầy, được trời giáng phúc cho. Kế đó ông lão ngâm một bài thơ:

“Phạm gia hể phạm gia công. Trời giáng cho xuống một nhi đồng.

Rạng rỡ tổ tông vinh hậu thế.

Cứu dân phù nướchưởng thần long”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thơ ngâm đoạn, lão nhân thăng thiên biến mất. Khi ông bàng hoàng tỉnh giấc, ông nghĩ ngay, đấy là thiên thần ứng mộng, ắt là điềm đại cát tường.

Bấy giờ bà Phùng đã mang thai 12 tháng. Đúng vào ngày 10 tháng 2 năm Canh Dần, bà sinh ra được một cậu con trai thần phong tuấn tú, khí vũ khôi kỳ, vượt vạn vạn người trên trần thế. Sinh được trăm ngày cha mẹ đại mừng, nghĩ rằng phúc hữu trùng lai, mà trời đã ban cho, ông bà đặt tên cho con là Hải Công.

Ngày qua tháng lại, chẳng mấy chốc Hải Công đã 13 tuổi. Hải Công tầm sư học đạo, học được mấy năm, văn chương quán triệt, hiểu biết tường tận ngõ ngách, học thuyết nho gia Khổng Mạnh, võ nghệ lược thao, chẳng khác gì Tôn Tần, Tôn Khởi ở thời Chiến Quốc.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 42 K36E - ViÖt Nam häc

Lại thêm có tài thiên văn địa lý, lục giáp thần phù, chẳng có nghề gì là không tinh xảo, nổi tiếng khắp thiên hạ không một ai không khen là thần đồng giáng thế.

Nhưng, than ôi! Sự đời biến đổi khôn lường, năm Hải Công 21 tuổi, ông Phạm mắc bệnh qua đời, kế tới là bà Phùng cũng mất. Hải Công chỉ biết than khóc kêu trời và tìm chọn đất tốt an táng cho cha mẹ.

Lấy lễ nghi, hương đèn sớm tối thờ phụng, trở tang 3 năm. Giữ trọn đạo hiếu làm con. Từ đấy, Hải Công trở thành người khẳng khái đại chí, ông chu du bốn bể, tìm bạn kết giao.

Một ngày kia, Hải Công nghe tiếng ở trên núi Tản Viên, thuộc huyện Thanh Xuyên, phủ Giang Hưng, đạo Sơn Tây. Có ba anh em nhà Sơn Thánh, biết nhiều phép thuật, biến hóa khôn lường, rất nhiều các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, đều kéo về đây hội tụ.

Hải Công tìm đến tận nơi yết kiến Sơn Thánh. Sơn Thánh thấy Hải Công phong thái đàng hoàng, thể mạo khôi kỳ, văn võ song toàn, lại có tài học vấn uyên bác. Đức Thánh Tản Viên đã đối đãi Hải Công như là thượng khách rất nồng hậu.

Bấy giờ, vận nước xui khiến, sự nghiệp nhà Hùng đã tới thời mạt vận. Vua Duệ Vương sinh hạ được 20 hoàng tử, 6 nàng công chúa. Nhưng đều nối gót về chầu tiên đế. Chỉ còn lại hai nàng công chúa. Một người tên là Tiên Dung Công chúa, gả cho đức ngài Chử Đồng Tử. Còn lại Ngọc Hoa công chúa, phòng xuân còn khóa, ngọc nhụy đương phong, lương duyên chưa hẹn, ngày tốt chưa bàn.

Vua muốn kén rể, cầu hiền để nhường ngôi báu. Vua Duệ Vương cho dựng lầu ở cửa thành Việt Trì, ban chiếu truyền khắp thiên hạ, thần dân ai có đức có tài, tới kinh đô ứng thi, vua sẽ gả con gái cho về làm vợ, rồi nhường ngôi báu cho trị vì thiên hạ.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 43 K36E - ViÖt Nam häc

Ngày ấy bên sông thuyền bè neo đậu san sát, xe ngựa như nêm, trước cửa lầu, tài tử giai nhân, bốn phương, nghe chiếu chỉ của vua lục tục kéo đến, ai ai cũng muốn đoạt giáp tranh khôi.

Nhưng trước lúc vào trường thi, thì kẻ đạt chiêu này người khuyết ngón kia. Chưa một ai toàn vẹn ứng với yêu cầu.

Tản Viên Sơn Thánh, nghe tin, nói với hai em và Hải Công: “Cố nhân có câu: người đẹp gặp lần thứ hai là rất khó, nam nhi gặp người đẹp cũng là

khó (mỹ nhân nam tái đắc, nam tử ngộ vi kì) huống hồ lấy vợ là công chúa, con gái vua trong cung là người đẹp, nghiêng nước nghiêng thành, còn bọn anh em ta, đâu phải là người từ xa ngàn dặm tới, chắc rằng có tơ duyên ràng

buộc gì đây. Yêu cầu anh em ta phải gắng sức chăng?”

Thế là cùng nhau kéo tới trước lầu vua ngự lãm thí sinh. Vua Hùng Duệ Vương, thấy Sơn Thánh có nhiều phép thông thiên, triệt địa, diệu thuật dời non lấp biển, vua cho rằng: Sơn Thánh là nhân tài bậc nhất trong thiên hạ. Vua bèn gọi công chúa tới, gả cho Sơn Thánh, rồi cho làm lễ cưới rước công chúa về Sơn Động.

Lưu ba anh em là: Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương và Hải Công, ở lại trong triềuđể phò vua giúp nước.

Vua rất ưu ái trọng thị họ, ai cũng được vua ban tước lộc, phong phẩm hàm cao quý.

Lại nói! Lúc bấy giờ ở đạo Sơn Nam, không may trời làm thiên tai, dịch bệnh hoành hành, lại thêm nạn lũ lụt làm thiệt hại, gây nhiều đau khổ cho nhân dân. Nhà vua bèn lập đàn cầu đảo trời đất, về đêm, nhà vua lại gặp thần nhân báo mộng cho hay: Hải Công là bề tôi của vua, người ấy chính là Thiên Thánh giáng trần, Thủy Thần xuất thế, bệ hạ hãy sai người ấy đi trừ dịch. Nghe tiếng nói chưa hết nhà vua chợt tỉnh giấc, sáng mai vua liền triệu Hải Công vào triều, phong cho chức Đô đài Thiên quan, kiêm thống lĩnh thủy đạo,

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 44 K36E - ViÖt Nam häc

đại Nguyên Soái, lệnh cho đi trị thủy, trừ tai dịch cho nhân dân, tại các trại, các châu thuộc đạo trấn Sơn Nam. Hải Công nhận lệnh, bái tạ đức vua, mang quân ra đi.

Một ngày tới huyện Thụy Anh, phủ Thái Ninh, đạo Sơn Nam. Ông cho lập đàn tế cáo trời đất, tại cửa bể thuộc vùng đất Bình Lãng, Đài Bàng. Nạn hồng thủy liền được dẹp yên. Bấy giờ, bô lão và nhân dân trang ấp An Cố, biết tin nguyên soái Hải Công về đất Bình Lãng, mọi người tổ chức nghênh đón Hải Công trở về trang ấp An Cố. Đây là niềm tự hào vinh dự cho nhân dân An Cố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hải Công về quê An Cố, ông tổ chức lập đàn, tự thân, kêu trời đất, tức thì dịch bệnh được dập tắt. Từ đấy trở đi nhân dân An Cố làm ăn yên ổn.

Vua Duệ Vương triệu Hải Công vào triều, ban thưởng trọng hậu, Hải Công tâu với vua xin được làm chúa đạo Sơn Nam, ông miễn mọi tô thuế, binh lương tạp dịch cho nhân dân An Cố và nhận dân An Cố làm thần tử của ông. Được vua chấp thuận, Hải Công trở về An Cố. Ông xem địa lý, thấy hình thế: sơn thủy ôm ấp, rồng chầu, hổ phục, kim tinh đới ấn, hậu gối tiền đường, cờ trống rập rình, kim tinh dẫn mạch, mọi thứ chầu về, thiết tưởng, nơi đây cũng là một thắng cảnh đẹp được liệt vào loại bậc nhất.

Ngay ngày hôm ấy, Hải Công ra lệnh cho binh lính và nhân dân trang ấp An Cố, xây dựng một cung sở, để ông tiện việc giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, đem lại đời sống no ấm cho mọi nhà.

Thời bấy giờ, vua Hùng Duệ Vương ở ngôi đã được 105 năm, Thục Vương (tức là Ai Lao) bộ chủ cũng là tôn phái nhà Hùng, Thục Phán An Dương Vương biết Vua Hùng Duệ Vương, tuổi hạc đã cao, lại không có con trai kế ngôi, nên Thục Vương thừa cơ phát binh, tổ chứchàng trăm vạn người, ngựa chiến tám ngàn con, chia thành năm đạo tới xâm chiếm Lạc Việt, thư cấp báo dồn dập, làm vua lo âu. Hùng Duệ Vương lập tức triệu Sơn Thánh

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 45 K36E - ViÖt Nam häc

vào triều, để bàn kế sách phá giặc, vua hỏi Sơn Thánh. Sơn Thánh tâu thưa với vua: “Hơn 2000 năm nay, nhân sâu đức dày của 17 thế hệ vua hiền, đế sáng, đã ăn sâu xương cốt con người, để đến hôm nay quốc phú binh cường, hơn nữa uy đức của bệ hạ lại ban khắp hải ngoại. Người Thục không biết liệu sức mình, gây sự, chúng tự chuốc lấy thất bại, đó là điều minh chứng rõ ràng thôi. Sự thể này, xin bệ hạ hãy triệu Hải Công về triều, cùng với thần gánh vác việc nước, thần hứa không làm phiền đến ngọc thể của bệ hạ, thần tự tuyển chọn tướng tài, cùng với 30 vạn binh hùng tướng giỏi, quân Thục không quá nửa tháng sẽ bị diệt vong.” Nghe Sơn Thánh nói thế, vua sai sứ về thôn An Cố, triệu Hải Công hồi triều, đem quân đi dẹp giặc.

Hải Công phụng mệnh đức vua, trở về hoàng cung, cùng với Tản Viên Sơn Thánh, chỉ huy quân đội, rầm rập lên đường. Tiến thẳng tới doanh trại của quân Thục.

Hải Công cùng với Sơn Thánh, bày binh bố trận. Hàng nghìn hổ báo, bầy quân truy đuổi, gồm vạn đội Rồng Rắn, Thuồng Luồng, Rùa, Cá, Điệp Trùng, sục sôi vạn sóng, côn ngạc Kình nghê, lớp lớp sóng gầm reo. Quân đi đến đâu, thế trận như trời giáng xuống. Một đại trận, năm cánh quân của giặc Thục, nghe thấy đã bạt vía kinh hồn, tự bỏ chạy tan tác, bại hoại. Xe không còn một chiếc, ngựa chiến chẳng sót một con.

Sơn Thánh, Hải Công làm sớ tâu vua, báo tin thắng trận. Vua ban chiếu chỉ cho quân sỹ ca hát khải hoàn, gia phong cho các tướng sỹ, cao, thấp khác nhau. Hải Công bái tạ trước vua, xin vua chu du thiên hạ, tứ hải Bình Chương, năm tháng cười nhạo mây khói, ráng chiều, biết sông, hỏi bến, nhân sơn dạo gót.

Có một ngày, Hải Công trở lại cố hương, ở Nam Mai, châu Bố Chính làm lễ bái yết gia đường. Đại phàm những việc hiếu phụng với gia tiên, tình hòa mục trong dòng tộc, không có gì là không chu đáo tận tình.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 46 K36E - ViÖt Nam häc

Trong thời gian năm sáu ngày, lưu lại yến ẩm (ăn uống). Bỗng dưng trời đất tối om, biển cả, sóng xô hung dữ, tứ linh trực giáng, bách thú tới chầu. Giữa lúc ấy, Hải Công bèn đi về cửa bể phía nam, ông hóa thân về trời vào ngày 15/11 âm lịch.

Sau khi Hải Công hóa thân về trời, bô lão, hào mục và nhân dân thôn An Cố của ông mọi người đều bị nhiễm bệnh. Chó sủa, mèo kêu thâu đêm suốt sáng. Khiến cho giấc ngủ của nhân dân không được yên.

Nhân dân chịu khổ sở qua mấy tháng liền. Trong thời gian ấy, người ta trông thấy một cây gỗ lớn, trôi dạt vào cung sở của Hải Công. Nhân dân khiêng về để tại trang ấp, đến đêm cây gỗ lại trở về nằm yên, y nguyên chỗ cũ, như thể chưa hề bị di chuyển bao giờ, nhân dân bản trang An Cố đều kinh hãi.

Thế rồi, vào cuối canh ba, một đêm bô lão và nhân dân ai cũng đều mơ thấy, một ông lão mặc áo xanh, tay cầm một ngọn cờ vàng, tự xưng là thiên sứ, rồi bảo rằng:

Hải Công chính là thượng đẳng phúc thần của dân các ngươi, ngày trước thiên đình đã cho dáng đàn ở đất Bình Lãng, sau đó các ngươi lại lập đàn ở địa phận thuộc đất các ngươi để trừ nạn dịch hoành hành. Nay thần ấy đã hóa, rồi nhập vào cây gỗ lớn đó. Trôi dạt vào địa phận thôn ấp các ngươi! Sao các ngươi không đến địa phận Bình Lãng, để rước thần hiệu của ngài về, viết vào cây gỗ và lập đình thờ ngài trên nền đất hành cung xưa phụng thờ muôn thuở.

Nói đoạn, cụ giàthăng thiên biến mất. Khi tỉnh dậy, bô lão và nhân dân thôn An Cố, biết ngay đó là thần báo mộng. Sớm hôm sau, mọi người tụ họp tại hội sở. Mười người như một đều thuật lại chuyện mình nằm mộng đêm qua. Nói rồi, mọi người đến Bình Lãng rước thần hiệu của ngài về, viết vào cây gỗ, lập đình miếu thờ ngài, y như lời thần mộng báo.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 47 K36E - ViÖt Nam häc

Để tưởng nhớ công lao to lớn của Hải Công, người đã trừ dịch bệnh cho nhân dân thôn An Cố, giúp nhân dân làm ăn hưng thịnh, bô lão và nhân dân thôn An Cố viết biểu tâu vua, tấu văn truy phong ngài là Nam Hải Đại Vương Thượng đẳng phúc thần. Vua ban cho dân thôn một con thủy ngưu, 120 quan tiền, vua sai sứ mang về tận nơi làm lễ tế thần. Rồi truyền lệnh cho

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 44)