Về đối tượng phụng thờ, hiện vật, di vật

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 40)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.3. Về đối tượng phụng thờ, hiện vật, di vật

Nơi đây chỉ thờ Đức Thánh Nam Hải Đại Vương chứ không thờ thêm bất kì vị nào khác. Tại đình có 3 ngai mới làm lại từ năm 2006, còn ngai cổ

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 36 K36E - ViÖt Nam häc

xưa kia được lưu giữ trong hậu cung.

Tại đình còn lưu giữ 13 bản (bản sao) sắc phong tặng Thần của các Đế vương (bản gốc hiện đang lưu giữ tại đền An Cố)

Bản cổ nhất là sắc phong năm 1768 (vua Cảnh Hưng, năm thứ 28) tính đến nay (2014) là 246 năm và một bản tổng hợp ghi lại nội dung chính của 13 sắc phong:

Bảng sắc phong giai đoạn trước Công nguyên

STT Các vị Vua Niên đại Phong Thần (theo dân gian) 1. Hùng Duệ Vương

(Hùng vương thứ 18)

Trước 257 Trước CN

Chuẩn tẩu của nhân dân An Cố:

Nam Hải Đại Vương 2. Thục An Dương Vương 257-207 Trước CN Tế thế an dân Thượng đẳng thần Bảng sắc phong giai đoạn sau Công nguyên

STT Các vị Vua Niên đại Sắc phong Thần

(Bản gốc hiện đang lưu thờ tại đền)

1. Cảnh Hưng Năm thứ 28

1768 Triệu hưu Khai khánh tập Phúc tôn thần 2. Cảnh Hưng

Năm thứ 44

1784 Cảm hóa Uyên sung hoàng thi Tôn thần 3. Chiêu Thống Nguyên niên 1787 Dực thánh phụ quốc sảng linh Tôn thần 4. Quang Trung Năm thứ 5 1792 Trung hòa chính trực uy dũng Tôn thần 5. Cảnh Thịnh Năm thứ 4

1797 Thông minh nhân trí hùng lược Tôn thần

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 37 K36E - ViÖt Nam häc

6. Minh Mệnh Năm thứ 5 1825 Bảo Hựu Tôn thần 7. Thiệu Trị Năm thứtư Tháng 5- 1845 Bảo Hựu Đốc trực Tôn thần 8. Thiệu Trị Năm thứtư Tháng 6- 1845 Bảo Hựu Đôc trực thành chính Tôn thần 9. Tự Đức Năm thứ 3

1851 Đơn Nguy Tôn thần 10. Tự Đức

Năm thứ 33

1881 Bảo Hựu Đôc trực thành chính Đơn Nguy Tôn thần 11. Đông Khánh

Năm thứ 2

1887 Dự Bảo Trung hưng Tôn thần 12. Duy Tân

Năm thứ 3

1910 Bảo Hạm Đốc trực thành chính Đơn Nguy Tôn thần 13. Khải Định

Năm thứ 9

1925 Tĩnh Hậu Trung đẳng thần

Hiện tại ở đình còn những đồ tế khí, long đình, bài vị, kiệu rước quán tẩy, bát biểu và một sốcâu đối.

Đó là chưa kể những đồ thờ “tự khỉ” mỹ thuật thủ công dân gian như ngai, khám, tượng chân dung Thành Hoàng; cửa võng, hương án, hạc thờ, bát bửu, lư đỉnh tam sự, thất sự. Về hội hoạ, còn phải kể đến tranh thờ màu nước vẽ trên tường, hoặc tranh sơn ta vẽ trên trần đình, nội cung, trên cột, trên tang trống... Với những đề tài quen thuộc như “văn võ vinh quy”, “long vân”, “long quấn thuỷ”... Tất cả đều mang vẻ đẹp rực rỡ sắc màu, hoặc vàng son choáng rộng, đúng với cách nhìn và cách nghĩ gần gũi của người nghệ nhân dân gian - dân tộc truyền thống.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 38 K36E - ViÖt Nam häc

Tiểu kết: Đình An Cố, Thụy An, Thái Thụy, Thái Bình là một công trình kiến trúc độc đáo, mang tầm vóc lớn lao trong kiến trúc, điêu khắc Việt. Là tài sản vô giá của dân làng An Cố, thực hiện đầy đủ chức năng của mình và hơn cảnó đã minh chứng cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt Nam thế kỉXVI đã có những kiệt tác hoàn mĩ như vậy.

Những năm ấy, trong làng chỉ có vài ba ngôi nhà ngói nhỏ và hẳn còn nhiều người đóng khố, cởi trần mà đã dựng thành công một ngôi đình lớn với nhiều bức chạm xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu. Đây là một bằng chứng hùng hồn về ý chí và sức mạnh của cộng đồng người Việt trong việc xây dựng làng xã, vươn tới những đỉnh cao văn hoá trong hoàn cảnh biết mấy khó khăn. Thiếu vắng những công trình như vậy lấy gì chứng minh cho nền văn minh của quá khứ tại các làng xã Việt.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 39 K36E - ViÖt Nam häc

Chương 3. LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG AN CỐ

Lễ hội cổ truyền ởnước ta rất đa dạng, phong phú và trải rộng khắp đất nước. Mỗi ngôi đình tuy mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng tâm linh cần được suy tôn. Với lễ hội đình làng An Cố là dịp dân làng An Cố và du khách thập phương tưởng nhớ công lao tới Đức Thánh Nam Hải Đại Vương, là dịp để con người giao lưu cộng cảm trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục, thấy được những vẻ đẹp độc đáo của những công trình kiến trúc và những khát vọng cao đẹp. Đồng thời, lễ hội này là dịp mang lại cho con người sự thanh thản về mặt tâm linh ở phần lễ, sự vui vẻ hoà nhịp ở phần hội mà hơn cả đó là dịp về với cội nguồn, với quá khứ hào hùng của cha ông, những người đã cho họ cuộc sống thịnh vượng, an bình như ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 40)