Về kiến trúc, điêu khắc

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 31)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Về kiến trúc, điêu khắc

2.2.2.1.Phần đại đình

Đại đình tòa nhà lớn, dàn ngang, kéo dài về hai bên, với 3 gian. Việc tuân thủ số gian lẻ là để tạo ra một gian chính ở giữa và các gian phụ ở hai bên đăng đối nhau. Gian giữa luôn là không gian linh thiêng, nếu ở nhà dân nơi đây đặt ban thờ tổ tiên, thì tại đình làng gian giữa để nề thấp (không có sàn) và phía sau được nâng cao hẳn lên bằng hương án.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 27 K36E - ViÖt Nam häc

Đại đình

Tòa đại đình dàn ngang bề thế, bộ mái xòe rộng ra bốn phía và kéo dài xuống thấp, chiếm 2/3 chiều cao toàn bộ, nhưng không nặng nề mà rất duyên dáng, rất sinh động. Lối kiến trúc bốn mái khiến cho quan sát từhướng nào cũng như chính diện, mỗi mặt mái như một lưỡi rìu chém xuống, chắc chắn dứt khoát mà không cứng nhắc gò theo hình học cơ bản (hình thức “tàu đao mái lá” của khuôn mẫu đình làng cổxưa). Bốn góc, tàu mái cong vút lên trời cao xanh như mơ ước của con người nơi đây muốn bay vút lên trời cao. Độc đáo hơn, đình xây dựng không cần làm móng. Tất cả tường, mái, nóc có trọng lượng hàng trăm tấn đè nén lên những hàng cột lim to khoẻ, dưới cột là đá tảng, được liên kết, giằng dọc, giằng ngang bằng các bẩy, câu đầu...

Hai mái bên gặp nhau thành đường bở giải gẫy khúc, lượn cong nhè nhẹ. Đường diêm giọt nước ở phía dưới uốn cong tinh tế từ điểm giữa rồi lượn vênh lên, từ hai mái ở hai phía kéo ra góc gặp nhau chuyển hướng hất lên đột ngột rồi cuộn lại thành hai đầu rồng duyên dáng, được xem như đóa hoa đao đình.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 28 K36E - ViÖt Nam häc

Phần đao đình

Từ xa xưa người ta có quan niệm rằng: mái đình cong như con thuyền bồng bềnh trên biển nước, mà đao đình chính là đầu mũi thuyền rẽ nước. Và nhà dân kiêng nhìn thẳng vào đao đình vì sẽ bị “con thuyền đình” lướt tới, lao mạnh như muốn đâm thẳng vào ngôi nhà, vì vậy khi xây nhà phải tránh hướng nhìn ra thấy đao đình. Đi kèm với đường giọt nước của mái ngói là cả hệ thống những đường diềm “lá sòi”, “lá mái”…tất cả cứ bám nhau song hành tạo thành hệ thống đường lượn cùng nhịp.

Bái đình cao 1.32 m, thềm dài 18 m, rộng 12 m. Đại bờ soi chỉ mớ, trổ hoa chanh. Hai đỉnh hồi đắp ngọc long lớn, cao 0.6 m, dài 1.2m, miệng lớn, răng nhọn, ngậm chặt bờ nóc, mắt tròn trợn ngược, mi nhọn như mác, bờm sắc như dao, dựng ngược như chông gai, hất ngược phía sau như cờ bay trong gió. Hai chân sau tỳ góc hồi, giống thế hổ ngồi, tạo dáng uy nghi cho đại đình những ấn tượng đầu tiên.

Hệ thống bờ cánh, bờ đao cũng soi hai tầng chỉ mớ, trổ hoa chanh; góc bờđắp cánh nghê thần, dàn đao guột đắp, rồng chầu, phượng múa; nghê thì tư thế hiên ngang, bờm rồng, mát hổ, chân ôm quả cầu, chân vờn mây cuộn,

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 29 K36E - ViÖt Nam häc

chân đạp hoa chanh. Đao phượng mỏ dài, bờm xoắn, cánh sải như chim phượng, đuôi dài như chim công. Đao rồng râu bờm phấp phới, cổ dài vươn cao, cưỡi tản vân như đang cất cánh bay.

Phần mái được trang trí hình hai con kìm (như đầu đốc ở nhà dân), con xô ở giữa mái chảy hai bên, con mặt hổ phù ở phần cong mái, có hàng gạch trang trí hình con buộc, con bẹ chạy dọc từ trên xuống tới phần cong của mái, ở trạng thái kiềm chế rất sinh động. Tạo nên những đường gân chắc chắn, mà cũng thực sự giữ cho mái khỏi bị bốc khi có gió bão.

2.2.2.2. Phần hiên đình

Hiên trước, các đầu bẩy chạm tứ linh, tứ quý. Hai gian hồi đóng 4 tầng, ngưỡng bát, ngưỡng thượng, ngưỡng trung, ngưỡng hạ, trên dựng bao kép, lắp con song tiện. Thềm bậc lát toàn đá phiến bào gọt nghiêm chỉnh, ba gian giữa lắp 2 tầng ngưỡng, đóng cánh cửa ô.

Một phần hiên đình

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 30 K36E - ViÖt Nam häc

phẳng đứng thoáng đỡ khối mái dày đặc. Và nối các cột từ sân đình nhìn lên, là những xà ở trên cao và ngưỡng dưới thấp, tạo thành những đường nằm ngang vững vàng, chắc chắn, cắt vuông góc với cột, phối hợp với trục tung và trục hoành một cách dứt khoát.

Phối hợp với bộ mái cao, dốc và xòe trải, phần hiên rộng này trước hết tạo một không gian đệm giữa trong đình và ngoài sân, nắng xiên và mưa hắt đều không chéo đến lòng đình. Mặt khác bệ cột là đá tảng khá cao, phía dưới chân cột rải sỏi, vì vậy mưa nắng, mối mọt từ mặt đất cũng không làm ảnh hưởng lớn đến phần cột đình.

Trừ hai vì cạnh (dân làng tự thi công) còn các vì trung tâm, vì hồi, vì nách đều chạm trổ cực kỳ tinh xảo. Toàn bộ hệ thống cồn, rường, cửa võng, lan can, sàn cầu được chạm tới gần 200 con rồng với các đề tài: tứ linh (trọn bộ: long, ly, quy, phượng), long hổ giao đấu, anh hùng tương ngộ, long phi, long giáng, long quấn thuỷ, long quần, long ổ. Mỗi mảng tối thiểu chạm 3 tầng, 5 lớp. Chỗ thì cả bầy rồng thong dong cưỡi mây đang du ngoạn, chỗ thì rồng hổ giao tranh quyết liệt, 9 rồng 10 hổ quần nhau. Rồng cuộn chặt, rồng đè bẹp hổ. Rồng và lửa là đề tài phổ biến được thể hiện trong điêu khắc 2 triều Lê, Mạc, vào thời kỳ lịch sử ấy mâu thuẫn của chính quyền phong kiến trung ương lên đến tột đỉnh về sự tranh chấp quyền lực Lê - Trịnh, Lê - Mạc, luôn tranh giành lẫn nhau.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 31 K36E - ViÖt Nam häc

Hệ thống rường cột

Các bức chạm khắc ở Đình An Cố, hình như các nghệ nhân muốn gửi gắm các sự kiện lịch sử vào đó. Hay hổcưỡi đầu rồng hoặc nhe nanh cắn chặt thân rồng, hoặc đối đầu, đối trận như trận chiến mất còn... Lại có chỗ rồng và hổđang như vui như đùa, vờn cuộn lấy nhau thật thanh bình.

Ở mảng chạm vì tiền, phía nam còn có cảnh rồng khỉ giao tranh. Cả một bầy rồng đủ cả cha, con, đàn đổng mà bị 1 khỉ con chặn đường, tay túm râu, tay thò vào miệng giằng lấy ngọc. Rồng mất ngọc thành kẻ hạ đẳng. Cái trào lưu: "Quốc gia của trăm nhà, ai có đức được ngựời theo về sẽ là chủ thiên hạ" (xem chiếu nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung của vua Lê Cung Hoàng)... Có lẽ từ khi các nghệ nhân chạm bức chạm này đã đoán được rằng: "Con cháu bảy đời cụ Mạc Đĩnh Chi - đời Trần sẽlà người thếngôi hoàng đế”.

Nghệ thuật điêu khắc đình làng vừa đạt sự tinh mỹ, vừa đạt tính hoành tráng, chi tiết đến từng nếp vây, chiếc vẩy, tỉ mỉđến từng sợi râu, sợi bờm. Có những mảmg lớn có diện tích từ 3 đến 4m2 mà từ long cuốn thuỷ, đến phượng

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 32 K36E - ViÖt Nam häc

hàm thủ, liên áp, liên quy, nghê múa, nghê chầu,... lớp xa, lớp gần, chạm bóng, chạm chìm, chạm lồng, lớp nào cũng tỉ mỉ, chi tiết. Mỗi linh vật là 1 tác phẩm. Mỗi mảng chạm là 1 tác phẩm và cả ngôi đình là 1 tác phẩm lớn đạt đỉnh cao giá trịvăn hoá, giá trị thời đại, thành chuẩn mực cho muôn đời.

Một phần điêu khắc rồng độc đáo

Riêng hai vì cánh tiền và hệ thống con dư đình An Cố thì vượt xa các tác phẩm cùng loại trước đó và muôn sau. Dư nào dư ấy đều chạm lồng từ 5 đến 6 tầng, mày dựng ngược, miệng rồng nanh sắc như dao, mang to, miệng rộng ngậm viên bảo ngọc; râu, tóc, bờm, uốn sóng nhịp nhàng rồi cùng duỗi thẳng như hàng gươm giáo, tạo thế như rồng đang bay, lao thằng về phía trước. Phần sau liền tảng với rường tiền, rường hậu thành thân rồng. Hai cánh tiền gian trung tâm dài tới l,2m, cao 0,8m dày tới 0,4m là cả bầy rồng, con chầu con múa, con lượn, con bay...

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 33 K36E - ViÖt Nam häc

thức: rồng lửa, mây, bờm bay ngang thành rừng kiếm, bãi gươm, dựng ngược thành đuốc lửa và cả ngôi đình là 1 rừng gươm khổng lồ, là không gian đuốc lửa, là thế giới long, ly, quy, phượng.

2.2.2.3. Phần cửa đình

Hệ thống hai tầng cửa võng

Hệ thống 2 tầng cửa võng càng là những kiệt tác "độc nhất vô nhị", trước đình An Cố không có, sau đình An Cố không bao giờ sao chép được. Với một không gian chỉ dài 3,6m, cao l.0m mà có gần 40 tác phẩm chạm tứ linh. Chỗ thì rồng uốn duỗi từ các tầng mây giáng xuống, ngậm lấy kéo đầu võng; chỗ thì rồng vòng lưng như yên ngựa để cõng đài sen; chỗ thì quắp đuôi quặp lấy trụ đấu rồi uốn duỗi trong không gian bay lên. Các phần da cá: lớp lớp rồng vàng xoắn xuýt, râu bờm cùng dựng như vầng mặt trời, cùng bốc cháy như biển lửa hoặc co duỗi, soài dài nhấp nhô nhiều lớp nhiều tầng như sóng đại dương. Các ván lùa dày chưa tới 3cm mà có nơi chạm long nổi 3

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 34 K36E - ViÖt Nam häc

tầng, nét mảnh như sợi tóc, lá mạ mà không gẫy; hàng vạn chi tiết không để lại 1 lỗi nào. Trải gần nửa thiên niên kỷ mà nếp thếp vàng son vẫn tuơi, tổng thể hai trà cửa võng đình An Cốnhư đúc bằng vàng, sáng như khối ngọc.

Vì cửa cũng được chạm khắc công phu không thua gì bái đình, vẫn đề tài tứ linh, nhưng quan sát thật kỹ có phần tinh xảo hơn. Cửa vào cung cấm chia thành 3 khu, trung tâm và tả hữu. Xà soi vỏ măng ngưỡng soi chỉ mớ, bạo kép, soi kép. Hai toà phụ (tả hữu) đóng cánh cửa khay, 4 bức giữa lắp thượng xỏ, hạ mật. Các vì còn lại trong cấm đều tạo thế sấu quỳ. Các thanh rường, vì câu đầu, quá giang đều tạo dáng đầu sấu đội đấu soi, lưng sấu cõng xà. Cả bầy sấu mỗi vì thành 1 lớp. Mỗi lớp 16 con sấu to khoẻ chầu vào chính điện. Công năng kiến trúc khoẻ, ước lệ nghệ thuật cao...

2.2.2.4. Hệ thống bày trí bên trong đình

Xưa đình làng còn đủ 3 hệ thống sàn cầu (di ấn phong cách nhà sàn cổ người Việt). Hai sàn tả, hữu chủ yếu bào trơn, đóng bén, cốt được bền chắc. Đây là nơi để chia ngôi thứ bậc trong làng: bên tả dành cho hạng lão, lão nhiêu; các trai đinh có thứ bậc bàn nhất, bàn nhì, bàn tam trong các giáp, họ. Phía bên hữu dành cho chức dịch. Các bậc kỳ mục ngồi ở chính giữa, các nhà chức sắc được ngồi phía trong, hạng nhiêu mua, xã bán được ngồi phía ngoài. Từ cột cái hậu chạy suốt đến cột hiên sau gian giữa xưa có sàn cầu được gia công nghệ thuật rất tinh xảo.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 35 K36E - ViÖt Nam häc

Phần hương án

Phía trên bầy khám huyện, long đình, am thờ, thếp lộng vàng son. Cột treo câu đối sơn then, khảm trai, câu đối lòng máng chạm gấm quy bối, gấm toán tử. Trên ban thờbày đồ tam sự bằng đồng sáng choang hoặc đồ ngũ sự cao cấp. Hai bên sàn thờđặt mỗi bên 2 giá bày long câu, xà mâu, các đồ bát bửu, cắm tàn, che lọng; phía trước đặt bát xà mâu. Dưới sàn cầu chép lại các cảnh sinh hoạt đời sống văn hóa dân gian và cảnh quan của làng: có phù điêu sơn thuỷ, có chim chóc, tôm cua; cảnh tứ dân: sĩ, nông, công, thương; cảnh làm ruộng, bắt cá với người đi cấy, người úp tôm, bà bắt cua và cả trẻ mục đồng.

Đến đời nhà Nguyễn, năm Thành Thái thứ tám (năm 1807), nhân dân 8 giáp đóng góp tiền của làm thêm 7 gian bái đình; hai bên tả, hữu thêm 10 gian tả vu, hữu vũ (mỗi tòa 5 gian) gọi là "bát giáp".

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 31)