Nghĩa của lễ hội đình làng An Cố

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 60)

7. Bố cục của khóa luận

3.6. nghĩa của lễ hội đình làng An Cố

Lễ hội là nơi bảo tồn, chuyển tải những giá trị văn hóa của con người ở thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên một chuỗi, một gạch nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Là dịp để mỗi người dân nơi đây nhớ về những người có công, những vị anh hùng lịch sử để từ đó noi gương họ trong quá trình xây dựng và bảo vệquê hương, đất nước.

Về với lễ hội An Cố không chỉ củng cố khối đoàn kết về tinh thần dân tộc giữa người có đạo và người không có đạo, những địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, về với nơi tưởng nhớ công ơn người đã có công lớn cho dân làng An Cố. Tại đây du khách sẽ được tận hưởng không khí trang nghiêm trong phần tế lễ. Đó là những lời tế lời cầu chúc cho một cuộc sống an lành, một mùa màng tốt tươi, điều mà người dân mong đợi. Bên cạnh đó, con người mong muốn tránh khỏi được bệnh tật, thiên tai. Không chỉ đơn thuần là cầu mong cho cuộc sống của bản thân, gia đình mà người dân đi lễ với tấm lòng biết ơn, họ dâng lễ cầu cho hàng xóm, làng xã có cuộc sống bình yên, no đủ. Điều này chứng tỏ ý niệm tâm linh đã vượt ra khỏi khuôn khổ, của nếp sống cá nhân, họ còn nghĩ tới hàng xóm mà dân gian vẫn thường nói “tối lửa tắt đèn có nhau”

Diễn ra lễ hội vào dịp xuân thu nhị kỳtrong năm, lễ hội đã thực sự đã đi vào tiềm thức và là nhu cầu văn hóa tinh thần không thể thiếu của người

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 56 K36E - ViÖt Nam häc

dân Thụy An, nó góp phần không nhỏ vào việc củng cố khối đoàn kết dân tộc của dân làng xưa và nay.

Tiểu kết: Những hoạt động ở lễ hội đình làng An Cố đã đáp ứng nhu cầu văn hóa cho đông đảo người dân nơi đây. Vì vậy, lễ hội có một ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục mọi người, đặc biệt là tầng lớp trẻ hiện nay về truyền thống của dân tộc, đó là truyền thống hào hùng của dân tộc ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đến với lễ hội đình làng An Cố, thông qua việc tìm hiểu lịch sử, sự hình thành và phát triển của lễ hội, những người dự hội có thể thấy được phần nào giá trị lịch sử - văn hóa của một vùng quê. Hòa mình vào không gian lễ hội mỗi người hẳn sẽ có những cảm nhận riêng song trên hết là niềm tự hào về truyền thống văn hóa - lịch sử, cảnh sắc của quê hương, sứ xở.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 57 K36E - ViÖt Nam häc

KẾT LUẬN

1. Đình làng An Cố là công trình kiến trúc lớn nhất của làng, là một trong những di tích hiện thân cho văn hóa Việt, ở đó có văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần cùng tồn tại và phát triển. Về tín ngưỡng, đây là nơi để thờ Thành Hoàng làng, người có công với dân, với nước, phù hộ cho dân làng An Cố có cuốc sống bình an, thịnh vượng. Vềvăn hóa, ngôi đình này là trung tâm tín ngưỡng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục truyền thống, duy trì những thuần phong mĩ tục của dân làng. Việc vinh danh, tôn thờ những người có công to lớn đối với làng cùng với vị trí của nơi đặt đình làng và cách thức bày biện nội thất ngôi đình đã làm toát lên vai trò đây là nơi quan trọng bảo vệ, che chở cho mỗi làng trước các biến cố của tự nhiên và đời sống xã hội…

2. Đình làng An Cố là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn người dân trong vùng, là nơi chứng kiến sinh hoạt, lề thói và mọi thay đổi của đời sống xã hội làng nơi đây qua bao thế kỉ. Đình làng trang trọng và linh thiêng, nó gần như là đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Không chỉ vậy nơi đây còn là nơi tập họp đông đủ mọi người trong sinh hoạt chung, vốn rất cần thiết cho cuộc sống nông thôn, mang tính chất cộng đồng, có sự nương tựa đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.

Tiết xuân về, giữa cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, ấm áp và thân thuộc; già, trẻ, gái, trai nô nức đến sân đình mở hội. Ngôi đình là nơi diễn ra các nghi lễ phong tục tập quán, trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, đánh đu, kéo co, thi thổi cơm… góp thêm hồn cho lễ hội và phát huy giá trị văn hóa địa phương, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đánh thức quan niệm sống truyền thống nhân nghĩa, đức độ và hào hùng. Lễ hội ở đình trở nên linh thiêng và có sức cộng cảm. Mọi khía cạnh đời thường được nâng lên không gian thiêng liêng.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 58 K36E - ViÖt Nam häc

3. Không chỉ xưa, mà nay đình làng An Cố nói riêng và đình làng Việt Nam nói chung, mọi việc từ bảo vệ, tu bổ, sinh hoạt tại đình đều được các cấp, các ngành chính quyền địa phương quan tâm, được nhân dân hưởng ứng tích cực. Thật hạnh phúc cho một dân tộc khi tiềm thức về cội nguồn, về truyền thống văn hoá còn dạt dào trong mỗi người dân.

Do hoàn cảnh hiện nay mà chất liệu có khác, nhưng kiểu dáng vẫn giữ được nét xưa. Giếng nước được tu bổ, dù không còn là nguồn nước ăn của làng thì cũng là chiếc gương soi của cố hương muôn thuở. Nội dung tín ngưỡng và sinh hoạt cũng phong phú và nhân văn hơn.

Những người con xa xứ ai ai khi nhớ về quê hương đều không quên hình ảnh đình làng - chứng tích tâm hồn, nhân chứng lịch sử bởi đó cũng chính là một mảnh hồn quê Việt Nam.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Toan Ánh (1997), Tìm về phong tục Việt Nam qua Lễ tết hội hè, Nxb

Tổng hợp Đồng Tháp.

2. Nguyễn Bính (1572), Sự tích thần phả Đức Thánh Nam Hải Đại Vương Thượng đẳng phúc thần, (thần phảlưu hành dưới dạng viết tay)

3. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. 4. Vũ Thế Bình (2009), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin

5. Trần Khánh Chương (1990), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam, Nxb Mĩ thuật.

6. Lê Văn Hảo, Trần Hợp, Nguyễn Hồng Đảng (1989), Việt Nam đất nước thần tiên, Nxb Khoa học kĩ thuật.

7. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng

đồng, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Khánh (2004), “Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, Nxb Văn hóa thông tin.

9. Thạch Phương, Lê Trung Vũ (1995), Lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội Hà Nội.

10. Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh.

11. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sởvăn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 12. Hoàng Đạo Thúy (1978), Đi thăm đất nước, Nxb Văn hóa.

13. Trần Thường, Bùi Xuân Mỹ (1998), Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin.

14.Chu Quang Trứ (1978), Mĩ thuật thời Lê sơ, Nxb Văn hóa.

15.Chu Quang Trứ (1996), Di sản văn hóa dân tộc tín ngưỡng và tôn giáo,

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

16. Lê Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương (1997), Lịch lễ hội, Nxb Văn hóa Thông tin.

17.Trần Quốc Vượng (2006), Cơ sởvăn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

18.Phòng Văn hóa Thông tin huyện Thái Thụy, (2006), Di tích lịch sử văn

hóa huyện Thái Thụy,(tài liệu lưu hành dưới dạng đánh máy).

19.http://thaithuy.thaibinh.gov.vn/News/Lists/DiTichLichSuVanHoa/View_

Detail.aspx?ItemID=3

20. http://www.hophamvietnam.org/?p=2787

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Các bô lão trong làng đang chuần bị cho phần lễ

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Dân làng An Cố và du khách thập phương làm lễ

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 60)