Nguồn gốc hình thành

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 25)

7. Bố cục của khóa luận

2.1. Nguồn gốc hình thành

Nhân dân làng An Cố cũng như các vùng lân cận đều biết đình, đền làng An Cố có từ rất lâu đời, thờ Đức Thánh Nam Hải Đại Vương song, ít người biết được sự tích thần phả của đình, cũng như thân thế, sự nghiệp và công lao to lớn của Đức Thánh.

Cách đây gần hai nghìn ba trămnăm, ở thời Hùng vương thứ 18, vị vua trực tiếp cai quản nước Văn Lang lúc bấy giờ là vua Hùng Duệ Vương (năm 257 trước công nguyên) ở vùng cửa biển thuộc phường Nam Mai- châu Bố Chính, trong đó có trang ấp An Cố chúng ta, ông Phạm Xuyến, và bà Phùng Thị Nguyên, làm nghề chài lưới, chuyên tu nhân tích đức, chẩn bần cứu khổ, khi tuổi đã cao, ông bà mới được trời ban phúc, bà Nguyên có thai 12 tháng

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 21 K36E - ViÖt Nam häc

và đến ngày mồng 10 tháng 2 năm Canh Dần, đã sinh ra cậu con trai thần phong tuấn tú, khí vũ khôi kỳ, vượt vạn vạn người trên trần thế. Ông Xuyến, bà Nguyên tạ ơn trời biển đã làm lễ đặt tên cho con là Hải Công (tức là nhờ công của biển mà ông bà mới có người con khôi kỳ mãn nguyện).

Khi 13 tuổi, Hải Công đã đi khắp đó đây để tầm sư học đạo, đọc văn luyện võ, nên tài lược thao, thiên vănđịa lý, lục giáp thần phù đều tinh thông nổi tiếng. Tuổi vị thành niên mà Hải Công đã lừng danh là thần đồng giáng thế. Năm 21 tuổi, phụ thân và phụ mẫu của Hải Công đã lần lượt qua đời. Sau 3 năm tang hiếu giữ trọn đạo thờ cha cúng mẹ, Hải Công mới tính chuyện đi tìm bạn hiền tài, chí cao tâm sáng, để chờ cơ vận, đem thân phù nước giúp dân. Hải Công đến núi Tản Viên thuộcđạo Sơn Tây để kết giao với 3 anh em nhà Sơn Thánh - họđều là những anh hùng hào kiệt.

Khi vua Hùng Duệ Vương kén tuyển phò mã, gả công chúa Ngọc Hoa cho người anh cả là Sơn Thánh, hai em ruột của Sơn Thánh là Cao Sơn, và Quý Minh, cùng bạn kết nghĩa là Hải Công đềuđược vào triều nhận việc giúp vua. Hải Công chỉ huy một trong bốnđạo quân của triềuđình.

Sau đó một thời gian, ở đạo Sơn Nam chính là quê gốc của Hải Công, thiên tai dịch bệnh hoành hành làm muôn dân thống khổ. Được thần báo mộng: Hải Công là Thiên Thánh giáng trần, thủy thần xuất thế, vua Hùng Duệ Vương đã triệu Hải Công phong chức Đô đài Thiên quan, kiêm Đại nguyên soái dẫn quân về huyện Thụy Anh, phủ Thái Ninh, lập đàn tế cáo trời đất tại cửa bể Bình Lạng, Đại Bàng. Nạn hồng thủy được dẹp yên. Nhân dân An Cố nghênh đón Hải Công về trang ấp, coi đây là niềm vinh hạnh, vì đã có người con quê hương ra tay trừ được thiên tai dịch bệnh,đem lại yên vui cho cả đạo Sơn Nam.

Sau chiến công đó, được vua ban thưởng, Hải Công tâu vua xin được trở về quê hương để làm chúa đạo Sơn Nam. Ngài nhận dân An Cố là thần

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 22 K36E - ViÖt Nam häc

dân, rồi cho lính, và mọi người xây dựng một cung sở tại trang ấp An Cố để Ngài tiện việc chỉ bảo thần dân tăng gia sản xuất.

Khi vua Hùng Duệ Vương tuổi cao, quân ThụcVương - tức Ai Lao đem trăm vạn người, ngựa sang xâm chiếmnước ta. Sơn Thánh tâu vua triệu Hải Công về triềuđể bàn kế phá giặc. Hải Công cùng Sơn Thánh tuyển mộ 30 vạn quân hùng, tướng mạnh để bày binh, bố trận. Chỉ một trận đại chiến, 5 cánh quân giặc Thục bị đánh tan tành. Thắng trận, vua ban thưởng, toàn dân ca hát khải hoàn. Hải Công có công lớn, được vua ban thưởng trong 2 đại sự Quốc gia, sau đó Ngài xin vua được đi chu du thiên hạ để thỏa chí tang bồng. Sau những tháng năm chu du tứ hải nhân sơn, Hải Công trở về quê An Cố - Nam Mai làm lễ yết gia bái đường. Qua 5, 6 ngày yếnẩm(ăn uống) cùng bạn bè đồng mục, họ hàng dòng tộc, ngày 15 thánh 11 âm lịch năm ấy, trời đất tối sầm, thú chầu, sóng dữ, Hải Công đi về cửa bể phía nam hóa thánh về trời.

Sau khi Hải Công về trời, thần dân An Cố làm ăn bất ổn, cuộc sống bất thường. Có cây gỗ lớn cứ đêm đêm lại trôi vào cung sở. Mọi người trong trang ấp An Cố đều được báo mộng rằng: Cây gỗ đó chính là hiện thân của Hải Công, cần phải rước Thần hiệu của Ngài về viết vào cây gỗ, rồi lập đình trên đất cung sở để thờ muôn thủa. Thần dân An Cố liền viết biểu tâu vua. Xét công lao to lớn của Hải Công trong việc trừ thiên tai dịch bệnh, dẹp tan ngoại xâm, và dạy bảo thần dân An Cố làm ăn thịnh vượng, vua đã truy phong Ngài là: Nam Hải Đại Vương, Thượng đẳng phúc thần. Vua ban cho dân làng một con thủy ngưu, 120 quan tiền, sai sứ mang về tận nơi làm lễ tế thần, rồi truyền lệnh cho nhân dân An Cố lập đình thờ Ngài tại trang ấp An Cố. Lễ mừng Đức Thánh nhậpđình, đền là ngày 25 tháng 7 nămđó.

Cần phải nói thêm rằng: Từ đời vua Hùng Duệ Vương cho phép lập đình, đền, miếu mạo đến nay đã hơn 2 nghìn năm, trải qua nhiều triều đại,

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 23 K36E - ViÖt Nam häc

nhiều đời vua, nhiềuđời con cháu hậu duệ là thần dân An Cố, chắc chắn ngôi đình, ngôi đền dựng từ lần đầu tiên, đến nay đã được tôn tạo, thay đổi nhiều lần. Sau khi Thục Phán lên ngôi (tức vua An Dương Vương - vào năm 208 trước Công nguyên) định đô tại thành Cổ Loa, Vua cũng gia phong mỹ tự cho thần Nam Hải: “Tế thế an dân, thượng đẳng phúc thần” và ban sắc chỉ lệnh cho nhân dân An Cố phụng thờ tại đình An Cố. Nhưng dù ở triều đại nào, Đức Thánh Nam Hải Đại Vương vẫn phù dân, giúp nước. Bằng chứng là 13 triều đại đều nhờ Ngài mà chiến thắng ngoại xâm, nên các vị vua đã phong thần tri ân công đức của Ngài. 13 sắc phong còn nguyên triện đỏ hiện đang lưuởđền, mãi mãi là nguồn tự hào của thần dân An Cố.

Ngôi đình An Cố ngày nay, theo truyền thuyết được dựng đầu thời Mạc. Hậu chủ hưng công là Tiến sĩ Nguyễn Thế Ân. Tương truyền ông là một bậc thâm viễn, một chính khách nhìn xa, trông rộng, buổi đầu xuất gia là môn khách cho thế tử Lê Chiêu Tôn. Năm 1516, Hoàng đế Lê Tương Dực bị triều thần Trịnh Duy Sản giết hại, đình thần chọn dòng đích của Cẩm Giang Vương Lê Sùng (anh ruột vua Lê Tương Dực) tôn làm vua, từ đó ông thành cánh tay phải của vua Lê Chiêu Tôn. Không may, việc đời đang lúc nhiễu nhương, triều thần chia bè, kết đảng, các phe cánh đánh nhau triền miên, trong đám danh thần như Nguyễn Hoàng Dụ, Nguyễn Kính,.. Mạc Đăng Dung được lòng người quy thuận, trong lúc ấy thì vua bạc nhược, nay nghe dèm pha, mai nghe thỉnh thác, khi tin tướng này, khi chèn tướng khác,... Nguyễn Thế Ân đành theo lòng người mà hướng theo Mạc Đăng Dung. Năm 1526 Mạc Đăng Dung giết vua Lê Chiêu Tôn, sau đó ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi. Ngày 16 tháng 6 năm 1527 (âm lịch) đăng quang làm vua, phong cho Nguyễn Thế Ân chức Trung Quan, hàm Lỵ Quốc công, coi như công thần bậc nhất trong việc mở vương triều, uy quyền chỉ dưới nhà vua. Ông có công lao trong những năm đầu xây nền thịnh trị, khiến cho đời sống nhân dân khấm khá hơn, trâu

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 24 K36E - ViÖt Nam häc

bò thả ngoài đồng không phải coi, tiền rơi ngoài đường không có người nhặt, chốn dân gian, đêm đi ngủ không lo mất trộm, không cần khoá cổng.

Trước đó, Nguyễn Thế Ân vâng mệnh vua Lê Chiêu Tôn định xây thêm một điện lớn ở kinh thành Thăng Long. Việc chuẩn bị gần hoàn tất thì xảy ra biến loạn, vua Mạc đăng quang bãi việc ấy, hạ chiếu xây dựng Dương kinh (Thuỷ Nguyên - Hải Phòng). Trung quan Nguyễn Thế Ân xin đưa kiến trúc công trình đang làm dang dở ở Thăng Long về để trả nghĩa cho dân An Cố và ngoại tổ đã cưu mang ông thuở thiếu thời.

Vì điện cũ chưa xong, mới hoàn tất hai vì trung tâm, còn hai vì hồi vì mải lo việc nước, Trung quan đã cấp tiền cho dân An Cố lo việc hoàn tất. Bấy giờ, thợ thuyền giỏi đang sửa sang kinh kì, tân tạo Dương kinh. Các cánh thợ khác không đủ tài theo được phong cách các vì đã hoàn tất nên đình An Cố còn có hai vì cạnh trung tâm không được chạm khắc gì cả.

Đình An Cố có tầm vóc là 1 đại điện (vì thiết kế cho đại điện ở Kinh thành), bố cục kiểu chữ Đinh, khởi công xây dựng vào năm 1527, khánh thành vào năm 1528. Như vậy đình mới này có tuổi là 484 năm. Còn ngôi đền hiện tại, cũng là nơi thờ Đức Thánh Nam Hải Đại Vương từ cách đây hơn 2 nghìn năm. Nhưng đến đầu thế kỷ 20 đã làm lại. Hơn 100 năm mưa nắng, chiến tranh tàn phá và lòng người đối với Thánh mỗi thời có khác, hoặc tri ân công đức khác nhau, đến nay đền đã xuống cấp, mất mát nhiều phần. Thật thương tiếc và xót xa là có những phần không thể làm lại được. Trong những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận, các dòng họ và đặc biệt là những người ăn ở biết đến Thánh, biết phận sự mình là thần dân con cháu hậu duệ của ngài…đã đóng góp công sức, tiền của để tu bổ, mở mang dần dần một số công trình thiết yếu để toại lòng văn hóa tâm linh của mọi nhà.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Lª ThÞ Thanh 25 K36E - ViÖt Nam häc

Một phần của tài liệu Đình làng an cố (thuỵ an, thái thuỵ, thái bình) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)