Về hạch toán phế liệu thu hồi, xuất phát từ thực trạng ở công ty thấy rằng ở phân xưởng sản xuất phế liệu thu hồi hầu như không được hạch toán. Đây có thể coi là một thiếu sót quản lý chi phí của công ty. Bởi lẻ, là một doanh nghiệp sản xuất, chế tạo chủ yếu là thủ công như gò, hàn, rèn, … thì hiện tượng phát sinh phế liệu trong quá trình sản xuất là không thể tránh khỏi. Nếu công ty tận thu được khoản phế liệu này sẽ là một nhân tố làm giảm chi phí nguyên vật liệu tính vào giá thành sản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Phế liệu của công ty tại phân xưởng sản xuất chủ yếu bao gồm: thép phế liệu, sắt mẩu, … khoản thu hồi này sẽ làm giảm chi phí sản xuất, cụ thể là:
Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu thu, biên bản thanh lý hay phiếu nhập kho (đối với phế liệu có thể dùng lại được) để hạch toán như sau:
Khi doanh nghiệp nhập kho phế liệu: Nợ TK 1541:
Có TK 632:
Khi doanh nghiệp thực hiện bán phế liệu: Nợ TK 111, 112, 131:
Có TK 711: Có TK 3331: Nợ TK 632:
Có TK 1541:
Việc phế liệu thu hồi ta thực hiện theo dõi riêng vào một sổ chi tiết rõ ràng, để giúp việc quản lý và sử dụng sao cho hiệu quả.
82
Về việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí khấu hao TSCĐ theo chỉ tiêu doanh thu của công ty chưa thật phù hợp, vì doanh thu bán hàng được xác định dựa vào giá sẵn có của từng mặt hàng đã sản xuất kỳ trước nhưng tổng chi phí sản xuất-giá vốn hàng bán biến động, trong đó chi phí nguyên vật liệu biến động khá nhiều, mà chi phí nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng rất lớn (hơn 90%) trong tổng chi phí sản xuất. Do đó, nếu để tính doanh thu dựa vào giá vốn của từng đơn đặt hàng, ta phải thực hiện tính tổng chi phí sản xuất sao cho phù hợp nhất từ việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất cho đơn đặt hàng nào đến việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí khấu hao TSCĐ theo tiêu thức phải chính xác và phù hợp. Vì theo như tập hợp chi phí sản xuất ta thấy chi phí nguyên vật liệu sản xuất góp phần lớn trong giá thành sản phẩm và được theo dõi cụ thể để kết chuyển thẳng vào từng đơn hàng, nên thay vì sử dụng phân bổ theo tiêu thức doanh thu ta có thể sử dụng phân bổ các chi phí còn lại theo chi phí nguyên vật liệu sản xuất, lúc này sẽ cho ta kết quả khách quan và chính xác hơn cho từng đơn hàng cụ thể, đồng thời tiện cho việc theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong kinh doanh có trường hợp khách hàng yêu cầu báo giá trước để so sánh và lựa chọn nhà sản xuất có uy tín chất lượng, dịch vụ và giá cả phải chăng. Lúc này doanh nghiệp phải đưa ra mức giá tham khảo và dịch vụ cho khách hàng, mức giá thường được lấy dựa vào giá của mặt hàng này đã sản xuất kỳ trước và phải được tính toán lại định mức chi phí trong đó quan trọng là chi phí nguyên vật liệu sản xuất. Nếu đưa ra mức giá phù hợp doanh nghiệp phải tham khảo giá thị trường bên cạnh đó thực hiện tốt kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Theo bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho ta thấy rõ tuy có doanh thu giảm hơn so với năm 2012 nhưng lợi nhuận mang về cao hơn, điều này cho ta thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, các chi phí sản xuất được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm, nhờ vậy doanh nghiệp cần phát huy mục tiêu hạ giá thành theo kế hoạch đồng thời đi kèm với chất lượng dịch vụ tốt, có như vậy doanh nghiệp sẽ tăng tính cạnh tranh nhất là cả về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định trên thị trường.
83
KẾT LUẬN
Dựa trên phần thực trạng cũng như kết quả em tìm hiểu được về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, loại hình kinh doanh và đặc biệt đi sâu nghiên cứu đề tài “kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Công Nghệ Quang Trung”. Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi mà các doanh nghiệp trong nước đang gặp nhiều khó khăn trước làn sóng xâm nhập ồ ạt của các công ty nước ngoài và ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với tình hình của năm năm vừa qua cho thấy công ty đã và đang dần đi vào phát triển ổn định.
Để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất phải được tiêu thụ và đảm bảo có lãi, muốn tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp phải quan tâm đến không chỉ chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp mà còn phải quan tâm đến giá cả. Để có giá trị hợp lý, phù hợp với túi tiền của khách hàng thì doanh nghiệp phải chú ý đến kế hoạch hạ giá thành sản phẩm đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Và trên thực tế doanh nghiệp đã thực hiện được điều này là nhờ vào kế hoạch hạ giá thành hiệu quả bằng cách thực hiện giảm chi phí sản xuất thông qua tiết kiệm nguyên vật liệu sử dụng và các chi phí khác liên quan.
Qua hai tháng thực tập tại Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Công Nghệ Quang Trung là khoảng thời gian vô cùng hữu ích. Quá trình tiếp cận thực tế công tác kế toán đã giúp em củng cố kiến thức đã học và đào sâu hơn lý thuyết hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua đó thấy được sự tồn tại cũng như những tiến bộ trong công việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp.
Với những nhận thức và biện pháp đã trình bày, em mong rằng sẽ đóng góp được một vài ý kiến hữu ích cho doanh nghiệp. Với thời gian thực tập không dài và thời gian viết khóa luận ngắn nên bài khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót cần được bổ sung và sửa chữa. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô khoa Kế toán -
Trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh cùng Ban Giám đốc, các anh chị phòng kế toán trong Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Công Nghệ Quang Trung để chuyên đề này của em hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô khoa Kế toán đặc biệt là cô Phạm Thị Phụng và sự giúp đỡ của Công Ty TNHH Sản Xuất Thương
84
Mại Công Nghệ Quang Trung và cácanh chị phòng kế toán đã giúp em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này.
85
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2013
Mã số thuế: 0307294279 Người nộp thuế: CTY TNHH SX TM CÔNG NGHỆ QUANG TRUNG
Đơn vị tiền: Đồng việt nam
STT CHỈ TIÊU Mã Thuyết
minh Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
TÀI SẢN
A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100 = 110+120+130+140+150) 100 6,026,956,667 5,179,580,992
I I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 110 III.01 656,191,210 193,687,341
II II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
(120=121+129) 120 III.05 0 0
1 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 0 0
2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư
tài chính ngắn hạn (*) 129 0 0
III III. Các khoản phải thu ngắn
hạn 130 2,704,959,591 2,495,427,397
1 1. Phải thu của khách hàng 131 2,672,185,775 2,481,481,500 2 2. Trả trước cho người bán 132 32,773,816 13,945,897
3 3. Các khoản phải thu khác 138 0 0
4 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 0 0 IV IV. Hàng tồn kho 140 2,542,484,705 2,412,410,843 1 1. Hàng tồn kho 141 III.02 2,542,484,705 2,412,410,843 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0 V V. Tài sản ngắn hạn khác ([150] = [151] + [152] + [157] + [158]) 150 123,321,161 78,055,411
1 1. Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ 151 109,848,063 77,016,313
2 2. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước 152 0 0
3 3. Giao dịch mua bán lại trái
phiếu Chính phủ 157 0 0
86
B B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+230+240) 200 1,844,640,733 1,190,722,085 I I. Tài sản cố định 210 III.03.04 1,819,502,705 1,176,230,121
1 1. Nguyên giá 211 2,982,801,382 2,044,808,942
2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (1,163,298,677) (868,578,821) 3 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang 213 0 0
II II. Bất động sản đầu tư 220 0 0
1 1. Nguyên giá 221 0 0
2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 0 0
III III. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 230 III.05 0 0
1 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 0 0
2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư
tài chính dài hạn (*) 239 0 0
IV IV. Tài sản dài hạn khác 240 25,138,028 14,491,964
1 1. Phải thu dài hạn 241 0 0
2 2. Tài sản dài hạn khác 248 25,138,028 14,491,964 3 3. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi (*) 249 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 =100 + 200) 250 7,871,597,400 6,370,303,077 NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ ([300] = [310] + [330]) 300 5,974,716,735 4,487,586,178 I I. Nợ ngắn hạn ([310] = [311] + [312] + [313] + [314] + [315] + [316] + [318] + [323] + [327] + [328]+ [329]) 310 5,974,716,735 4,487,586,178 1 1. Vay ngắn hạn 311 0 0
2 2. Phải trả cho người bán 312 435,668,480 1,186,602,828
3 3. Người mua trả tiền trước 313 38,925,000 0
4 4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 314 III.06 123,255 983,350
5 5. Phải trả người lao động 315 0 0
6 6. Chi phí phải trả 316 0 0
7 7. Các khoản phải trả ngắn hạn
khác 318 5,500,000,000 3,300,000,000
8 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 0 0
9 9. Giao dịch mua bán lại trái
phiếu Chính phủ 327 0 0
87 ngắn hạn 11 11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 329 0 0 II II. Nợ dài hạn ([330] = [331] + [332] +[334] + [336] + [338] + [339]) 330 0 0 1 1. Vay và nợ dài hạn 331 0 0 2 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 332 0 0
3 3. Doanh thu chưa thực hiện
dài hạn 334 0 0
4 4. Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ 336 0 0
5 5. Phải trả, phải nộp dài hạn
khác 338 0 0
6 6. Dự phòng phải trả dài hạn 339 0 0
B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 =
410) 400 1,896,880,665 1,882,716,899
I I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 1,896,880,665 1,882,716,899 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2,000,000,000 2,000,000,000
2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0
3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0
4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0
5 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0
6 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở
hữu 416 0 0
7 7. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 417 (103,119,335) -117,283,101
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(440 = 300+400) 440 7,871,597,400 6,370,303,077
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI
BẢNG
1 1- Tài sản thuê ngoài 0 0
2 2- Vật tư, hàng hoá nhận giữ
hộ, nhận gia công 0
3 3- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận
ký gửi, ký cược 0 0
4 4- Nợ khó đòi đã xử lý 0
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS.Võ Văn Nhị (2010) “Kế toán tài chính” NXB Tài Chính. ThS.Trịnh Ngọc Anh (2012) “Kế toán tài chính 1” NXB Thanh Niên. Trang web “www.gdt.vn” (Trang web Tổng Cục Thuế - Bộ Tài Chính).