4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.2.1 Giá trị giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Từ lúc thành lập đến nay, cùng với nỗ lực của công ty cũng như các chính sách có
lợi mà nhà nước ban hành, công ty ngày càng phát triển, song song với sự phát triển
đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giao nhận bằng đường biển. Mặc dù gặp
không ít khó khăn nhưng công ty cũng đã vựơt qua và đạt được nhiều thành tựu, góp một phần cho sự phát triển đất nước.
Bảng 2.3: Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất - Nhập Khẩu)
Qua bảng số liệu về giá trị giao nhận từnăm 2011 - 2013 cho thấy tổng giá trị giao nhận tăng dần qua các năm. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 695 triệu đồng,
tương ứng tỷ lệtăng là 15,1 %. Giá trị giao nhận năm 2013 cũng tăng so với năm
2012 là 2.109 triệu đồng, tương ứng tỷ lệtăng là 39,9%. Năm 2011 giá trị giao nhận thấp là do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát nên nhu cầu xuất nhập hàng hóa bị giảm khá mạnh, từđó ảnh hưởng đến vấn đề vận tải của công ty.
Do vậy, để lôi kéo và giữ chân khách hàng, công ty đã thay đổi chính sách giá rất nhiều để giữ chân khách hàng. Năm 2013, hoạt động của công ty đã có phần khởi sắc. Nhìn chung, mặc dù sản lượng giao nhận trong vận tải biển chiếm khá cao (hơn
70%) nhưng giá trị giao nhận lại ở mức tương đối vì trong vận tải biển tiền cước và phí giao nhận thường thấp hơn các loại phương thức vận tải khác nhưng khối lượng hàng hóa vận chuyển lại lớn hơn gấp nhiều lần, mặc khác chi phí tăng lên trong khi
cước thu lại giảm do cạnh tranh. Ngoài ra nước ta chủ yếu xuất khẩu nông sản, thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu ra nước ngoài… nên khối lượng hàng hoá là lớn, vì
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối GTGN công ty 4588 5283 7392 695 15,1 2109 39,9 GTGN đường biển 3210 3793 5410 583 18,1 1617 42,6 GTGN khác 1378 1490 1982 112 8,1 492 33,0
vậy khối lượng hàng hoá do công ty đảm nhận là khá lớn. Nhưng hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu bán theo giá FOB nên cước vận tải hầu hết đều do khách hàng trả ở bên nước nhập khẩu, do đó công ty chỉ thu được hoa hồng từ việc làm
đại lý và các chi phí phát sinh như: chi phí giao dịch, bến bãi...