Sơ đồ bộ máy kế toán:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty CP XNK Hàng Không (Trang 48)

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không

Nguồn Phòng hành chính 2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ:

 Kế toán trưởng: lập kế hoạch tài chính, định mức vốn vay lưu động, huy động các nguồn vốn , tổ chức thanh toán, trích và sử dụng các quỹ của nhà nước, tổ chức và điều hành bộ máy kế toán, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của công tác kế toán tại công ty.

 Kế toán tổng hợp: lập, tổ chức báo cáo, nhập số liệu tổng hợp về tình hình công nợ của nhà máy.

 Kế toán tiêu thụ và công nợ: tổng hợp tình hình tiêu thụ và thuế của từng tháng, theo dõi các khoản nợ với khách hàng mua sản phẩm của công ty.

 Kế toán thanh toán tiền mặt: lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình thu chi tiền mặt và tồn quỹ trong tháng, theo dõi các khoản nợ để lập kế hoạch trả nợ kịp thời của công ty.

 Thủ quỹ: thực hiện việc thu, chi tiền mặt, kiểm tra chứng từ và quản lý tiền mặt một cách chặt chẽ. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán tiêu thụ và công nợ Kế toán thanh toán tiền mặt Thủ quỹ

2.2.3.3. Chế độ kế toán áp dụng:

Công ty áp dụng luật kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp,ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính.

Kì kế toán công ty bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (“VND”), hạch toán theo phương pháp giá gốc, phù hợp với các quy định của Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung.

Các chính sách kế toán áp dụng:

Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:

Trong năm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Tổng công ty Hàng không Việt Nam quy định. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm kết thúc năm tài chính số dư các khoản tiền và công nợ có gốc bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm khóa sổ lập Báo cáo tài chính.

Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

-Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp thực tế đích danh -Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

-Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

= x - Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời

điểm lập Báo cáo tài

chính Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán Giá trị thuần có thể thực hiện được của Hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định hữu hình:

Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với TSCĐ hữu hình. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gồm:

LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THỜI GIAN KHẤU HAO (năm)

-Nhà cửa, vật kiến trúc 5-25

-Phương tiện vận tải 6-20

-Thiết bị, dụng cụ quản lý 3-10

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình của Công ty là phần mềm kế toán.

Việc ghi nhận TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ thực hiện theo Chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình; Thông tư số 45/2013/TT-BTC, ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Nguyên tắc ghi nhận chi phí thuế thu nhập hiện hành

Các nghĩa vụ về thuế:

Công ty áp dụng các quy định hiện hành của pháp luật về các Luật thuế tại Việt Nam.

- Thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng của các hàng hóa và dịch vụ do Công ty cung cấp theo các mức sau:

 Dịch vụ vận chuyển quốc tế 0%

 Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu 10%

 Dịch vụ vận chuyển nội địa 10%

 Các hàng hóa, dịch vụ khác 10%

 Hàng mây tre đan 5%

 Chiết khấu từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho hoạt động đại lý bán vé máy bay là thu nhập được miễn thuế GTGT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Từ 01/01/2014 Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22% thu nhập chịu thuế.

Năm 2013, Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 27%, Năm 2012 với mức thuế là 25% thu nhập chịu thuế.

- Thuế khác:

Các loại thuế, phí khác doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp cho cơ quan thuế địa phương theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Nguyên tắc ghi nhận giá vốn

Giá vốn được ghi nhận căn cứ vào số lượng và giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ và phù hợp với doanh thu đã ghi nhận.

2.2.3.4.Hình thức sổ kế toán áp dụng:

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy tính theo hình thức chứng từ ghi sổ.

Sơ đồ 2. 3: Sơ đồ hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày Kiểm tra, đối chiếu

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Phần mềm kế toán

Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán

quản trị

Sổ kế toán -Sổ tổng hợp

2.2.4. Tình hình nhân sự tại công ty Airimex:

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2011-2013 Đvt: người

CƠ CẤU NHÂN SỰ PHÂN THEO

NĂM 2013 NĂM 2012 Năm 2011

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%) Trình độ học vấn Trên đại học 11 9,6 10 9 8 8,2 Đại học, cao đẳng 78 67,83 75 67,6 60 61,9 Nhân viên kỹ thuật 13 11,3 10 9 8 8,2 Trung cấp 5 4,3 6 5,4 9 9,3 Sơ cấp,trung học 8 6,97 10 9 12 12,4 Giới tính Nam 69 60 65 58,6 58 59,8 Nữ 46 40 46 41,4 39 40,2 Tuổi Dưới 25 14 12,17 12 10,8 5 5,2 Từ 25-40 91 79,13 90 81,1 77 79,38 Trên 40 10 8,7 9 8,1 15 15,42 Tổng số NV 115 111 97 Nguồn: Phòng Hành chính

Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy năm 2013, số lượng nhân viên đã tăng lên 4 người so với năm 2012, 18 người so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ 3,6 %, 18,6%. Nhân sự cũng là một vấn đề rất được chú trọng tại công ty, thể hiện rõ nhất là trong những mùa tuyển dụng, các yêu cầu rất khắt khe, cơ chế rất chặt chẽ nghiêm túc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên bắt kịp theo xu hướng phát triển rộng khắp, cùng với tính chất nghề nghiệp tiếp cận với các đối tác nhập khẩu hàng không nước ngoài. Lượng nhân sự chủ yếu của công ty đạt trình độ đại học chiếm khoảng trên 60%,trong đó đa phần là nhân lực nam (tỷ lệ 60%) ở độ tuổi từ 25-40(tỷ lệ khoảng 90%)

Biểu 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2013

Nguồn: Phòng Hành chính

Trong năm 2011-2013, nhìn chung lượng nhân viên đạt trình độ đại học cao đẳng vẫn chiếm chủ yếu (trên 60%) cụ thể: năm 2011 là 60 người (tỷ lệ 61,9%), năm 2012 là 75 người (67,6%) và năm 2013 là 78 người (67,83%). Nhưng trong năm 2011 lượng nhân viên đạt trình độ sơ cấp, trung học vẫn còn cao 12 người tỷ lệ 12,4% và con số này đã được giảm đi còn 10 người tỷ lệ 9% (năm 2012) , 8 người chiếm 6,97% (năm 2013) tương ứng với lượng giảm tương đương 16,67% và 33,3%. Sở dĩ công ty chú trọng các cán bộ công nhân viên có trình độ cao, cắt giảm số lượng công nhân viên lao động chân tay nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong từng nghiệp vụ nhất là trong mua bán kinh doanh nhập khẩu.

Bước chân ra khỏi hình thức công ty nhà nước và hoạt động theo cơ chế Công ty cổ phần từ năm 2006, công ty vướng phải một khó khăn về lượng nhân sự già còn quá nhiều, rất nhiều chính sách được thực thi nhằm nâng cao độ tuổi trẻ có trình độ cao. Cụ thể trong năm 2011, lượng nhân viên có độ tuổi trên 40 còn khá cao (chiếm 15,42%) chỉ đứng sau lượng nhân viên từ 25-40, lượng nhân viên trẻ dưới 25 tuổi chỉ mới có 5%. Qua năm 2013, lượng nhân viên trẻ đã được nâng cao, đáp ứng cho tình hình hoạt động kinh doanh năng động của công ty, chiếm đa số vẫn là nhân viên trong độ tuổi 25-40 khoảng 79,13%, tiếp theo là hàng ngũ nhân viên dưới 25 tuổi đã tăng lên chiếm 12,17% (tăng 180% so với năm 2011), kéo theo đó là lượng lao động trên 40 tuổi đã giảm đáng kể còn 8,7%. Có thể nói, với một nhịp điệu hoạt động kinh doanh năng

68% 9%

9% 5%

6,97%

Đại học, cao đẳng Trên đại học Nhân viên kỹ thuật

động sáng tạo , thì việc Airimex ngày càng có xu hướng trẻ hóa lao động của mình là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Biểu 2.2 : Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi năm 2013

Nguồn: Phòng Hành Chính

Đánh giá chung về tình hình nhân sự

Ưu điểm:

-Trải qua hơn 20 năm hoạt động, AIRIMEX đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự có trình độ, có kinh nghiệm và thường xuyên được đào tạo chuyên sâu.

-Tổng số nhân sự chính thức của công ty tính đến thời điểm này là 111 nhân viên. Trong đó được tổ chức thành 8 phòng ban chính. Hầu hết có trình độ Đại học và cao đẳng( chiếm 68%), số lượng thạc sĩ, tiến sĩ là 11 người(chiếm 9,6%). Điều này cho thấy trình độ của nhân viên công ty đa phần được đào tạo rất có bài bản và được trú trọng.

-Trong báo cáo thường niên năm 2013, công ty đã đề ra chiến lược: “Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ nhằm phát huy năng lực mỗi lao động. Xây dựng văn hóa công ty, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng làm việc của cán bộ nhân viên.” Điều này cho thấy, ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm sâu sát, và mong muốn công ty phát triển mạnh mẽ, xuất phát từ đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp.

Nhược điểm:

-Lượng nhân viên tốt nghiệp phổ thông, sơ cấp còn khá nhiều, cần nâng cao chất lượng công nhân viên chức lên để tiếp cận nên kinh tế tiên tiến các nước thông qua nhập khẩu.

79,13%

12,17% 8,7%

Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi

Từ 25-40

Dưới 25

-Vẫn còn một vài vị trí có lượng lao động không hợp lý, công việc quá dàn trải thay vì có thể tập trung có một nhân viên có đủ nghiệp vụ, kinh nghiệm, tiết kiệm thêm chi phí nhân công.

-Nên tăng cường nhân viên cho phòng kinh doanh và giao nhận, cắt giảm bớt nhân viên phòng hành chính, kế toán tài chính cho những vị trí không cần thiết.

2.2.5. Tình hình doanh thu của công ty từ 2011-2013:

Bảng 2.2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2012 NĂM 2011

Tổng tài sản 101.583 127.363 144.048

Tổng nợ phải trả 62.614 84.491 104.312

Tài sản ngắn hạn 92.799 116.848 131.256

Tổng nợ ngắn hạn 62.614 84.467 103.974

Doanh thu 340.253 458.481 312.931

Lợi nhuận trước thuế 10.516 13.593 9.911

Lợi nhuận sau thuế 7.651 10.260 7.408

Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán

Có thể nói trong vòng 3 năm 2011-2013 thì năm 2011 là năm mà công ty đầu tư vào tài sản nhiều nhất. Năm 2011 tổng tài sản là 144.048 triệu đồng, so với năm 2012 tổng tài sản giảm xuống 11,58% và trong năm 2013 tổng tài sản tiếp tục giảm xuống 20,24%. Tổng quát hơn nữa, trong năm 2013, tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn hay tổng nợ đều giảm so với năm 2011, 2012 nhưng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng đáng kể so với năm 2011, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản suất kinh doanh.

Bảng 2.3: Giá trị tăng giảm doanh thu năm 2011-2013: Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013 Gía trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng tài sản (16.685) (11,58) (25.780) (20,24) Tổng nợ phải trả (19.821) (19,00) (21.877) (25,89) Tài sản ngắn hạn (14.408) (10,98) (24.049) (20,58) Tổng nợ ngắn hạn (19.507) (18,76) (21.853) (25,87) Doanh thu 136.550 43,64 (118.228) (25,79)

Lợi nhuận trước thuế 3.682 37,15 (3.077) (22,64)

Lợi nhuận sau thuế 2.852 38,50 (2.608,9) (25,43)

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán

Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2013 tuy cao hơn năm 2011 nhưng lại giảm đáng kể so với năm 2012. Cụ thể: Doanh thu giảm 118.228 triệu đồng tương ứng 25,79%, kéo theo lợi nhuận trước thuế giảm 22,64% và lợi nhuận sau thuế giảm 25,43%

Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Nhập khẩu năm 2011-2013 Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2012 NĂM 2011 CHÊNH LỆCH 2012-2013 CHÊNH LỆCH 2011-2012

Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá % Trị giá %

Doanh thu từ Nhập khẩu 280.090 411.742 269.496 (131.652) (31,97) 142.246 52,78 Doanh thu dịch vụ khác 60.162 46.739 43.435 13.423 28,72 3.304 7,61 Tổng doanh thu thuần 340.252 458.481 312.931 (118.229) (25,79) 145.550 46,51 Phòng: Tài chính kế toán

Bảng 2.5: Tỉ trọng doanh thu từ nhập khẩu năm 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2013 NĂM 2012 NĂM 2011

% % %

Doanh thu từ Nhập khẩu 82,32 89,53 86,12

Doanh thu dịch vụ khác 17,68 10,47 13,88

Tổng doanh thu thuần 100 100 100

Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán

Doanh thu nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm, do đây chính là hoạt động chủ yếu tại công ty, doanh thu NK năm 2012 tăng vọt so với năm 2011. Điều đó thể hiện từ con số doanh thu năm 2011 là khoảng 269 tỉ đồng thì đến năm 2012 đạt 411 tỉ đồng. Năm 2012 đạt được doanh thu kỉ lục từ trước tới nay của công ty, do trong năm này hoạt động kinh doanh của công ty có bước thay đổi, đổi từ NK ủy thác sang NK kinh doanh, NK sản phẩm bán lại cho công ty có nhu cầu (hình thức NK này chủ yếu được tiến hành khi công ty trúng hợp đồng thầu của công ty trong nước). Năm 2013, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu kinh doanh hàng hóa vẫn giữ thế chủ đạo, chiếm 82,32% thấp hơn năm 2012 31,97% nhưng bù lại , doanh thu từ các dịch vụ khác tăng 15,51% so với năm 2012

Biểu 2.3: Tỷ trọng từ hoạt động nhập khẩu

Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

86,12% 89,53% 82,32% 13,88% 10,47% 17,66% Doanh thu từ nhập khẩu Doanh thu khác

Khi doanh số các năm tăng đều do doanh thu từ NK thì phần doanh thu khác giảm dần qua các năm. Hiện tại ngoài doanh thu từ kinh doanh NK thì công ty còn có dịch vụ khai hải quan cho các công ty có nhu cầu, đây là nguồn thu khác tại công ty. Tuy nhiên đây là hoạt động phụ nên ngày càng giảm dần.

2.2.6. Phương thức kinh doanh trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty CP XNK Hàng Không (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)