Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty CP XNK Hàng Không (Trang 44)

-Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HÀNG KHÔNG

-Tên tiếng Anh: General Aviation Import-Export Joint Stock Company(AIRIMEX) -Trụ sở đăng kí kinh doanh của công ty:

+Trụ sở chính: 414 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Tp Hà Nội, Việt Nam +Đại lý bán vé của VN Airlines: 142 Tôn Đức Thắng- Đống Đa-Hà Nội

+Chi nhánh Công ty tại Tp HCM:Tòa nhà Vietnam Airlines tại phía nam số 49 Trường Sơn,phường 2, quận Tân Bình, tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84.8)38 48 87 73 Fax: (84.8)38 48 87 72

E-mail: t.trungdung@airimex.vn

+Trung tâm Dịch vụ, Thương mại, Du lịch Hàng không tại Tp HCM:

-Công ty xuất nhập khẩu Hàng không được thành lập ngày 21/03/1989 theo Quyết định số 1173/QĐ/TCCB/LĐ ngày 30/07/1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000496 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hà Nội ngày 27/09/1994 cùng các lần sửa đổi bổ sung. Công ty Xuất nhập khẩu Hàng không được chuyển thành Công ty Cổ phần XNK hàng không theo quyết định số 3892/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.

Từ khi thành lập công ty thực hiện 5 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Và qua 3 giai đoạn: trong Giai đoạn 1(từ năm 1989-1994) và Giai đoạn 2: từ năm 1994 tới 17/5/2006 công ty được tổ chức là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam và sau này là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu các thiết bị ngành, xăng dầu,máy bay chuyên dụng,sản xuất bao bì. Nhưng từ Giai đoạn 3: từ 18/05/2006 đến nay Công ty bắt đầu

chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần từ ngày 18/05/2006 và tập trung vào lĩnh vực nhập khẩu hơn, nhất là nhập khẩu các thiết bị ngành.

-Ngành nghề kinh doanh

-Kinh doanh máy bay,động cơ, thiết bị, phụ tùng và vật tư máy bay. -Thiết bị mặt đất phục vụ tại sân bay, nhà ga sân đỗ máy bay.

-Kinh doanh thiết bị vật tư ngành điện.

-Thiết bị phục vụ thông tin điều hành, quản lý bay.

-Kinh doanh một số sản phẩm cho hành khách trên máy bay.

-Dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát hàng hóa trong nước và quốc tế. -Đại lý bán vé, giữ chỗ hàng không trong nước và quốc tế. -Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, kê khai hải quan.

-Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.

-Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng,kho bãi, kho ngoại quan -Địa điểm kinh doanh:

 Thành phố Hà Nội

 Thành phố Hồ Chí Minh

 Thành phố Đà Nẵng

 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

-Vốn điều lệ: 25.927.400.000 đồng .Trong đó:

 Tổng công ty Hàng không Việt Nam: sở hữu 10.710.000.000 đồng tương đương

1.020.000 cổ phần, chiếm 41,31% vốn Điều lệ ;

Ông Phạm Hồng Quang: sở hữu 50.800 cổ phần; Ông Trần Trung Dũng: sở hữu 50.700 cổ phần;

 Số cổ phần còn lại do người lao động trong Công ty và các cổ đông là cá nhân bên ngoài Công ty sở hữu.

Tóm lại, trong khoảng 5 năm gần đây, hoạt động của công ty có sự thay đổi, ngoài chức năng thực hiện các nghiệp vụ ủy thác nhập khẩu, công ty còn đứng ra làm nhà thầu cung ứng thiết bị cho các Cụm cảng, các Trung tâm quản lý bay, nhà ga…Với một bề dày kinh nghiệm như vậy, có thể nói cho đến nat công ty AIRIMEX có đủ khả năng đế đáp ứng yêu cầu nhập khẩu đối với các dự án lớn- đặc biệt là những dự án của ngành Hàng không.

2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần XNK Hàng không ( AIRIMEX):

2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn : Phòng hành chính 2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban:

Phòng kinh doanh:

Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này.

Giúp Tổng Giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng XNK 1 Phòng Tài chính- Kế toán Phòng XNK 2 Phòng Hành chính quản trị Phòng XNK 3

Ban quản lý công trình Phòng Kinh doanh

tổng hợp

Văn phòng đại diện tại Nga

Chí nhánh phía Nam

Tổ bán vé máy bay Trung tâm DV, TM,

Tham gia các hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, trao đổi nghiệp vụ, thu nhập thông tin nhằm mở rộng thị trường quốc tế.

Thực hiện các hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hàng không.

Phòng xuất nhập khẩu:

Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất-nhập khẩu, dịch vụ ủy thác các kế hoạch khác có liên quan của Tổng Công ty.

Tham mưu cho Giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất-nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này.

Giúp Tổng Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác.

Phòng tài chính kế toán:

Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính- kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Tổng công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao.

Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành đối với kế toán các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Phòng hành chính:

Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định, chỉ thị của ban Giám đốc.

Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty-các bộ phận và tổ chức thực hiện.

Phục vụ các công tác hành chính để Ban Giám đốc thuận tiện trong việc chỉ đạo- điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.

Quản lý và bảo vệ các việc sử dụng tài sản của công ty, đảm bảo an ninh, an toàn lao động.

2.2.3. Tổ chức công tác bộ máy kế toán tại công ty:

2.2.3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán:

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không

Nguồn Phòng hành chính 2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Kế toán trưởng: lập kế hoạch tài chính, định mức vốn vay lưu động, huy động các nguồn vốn , tổ chức thanh toán, trích và sử dụng các quỹ của nhà nước, tổ chức và điều hành bộ máy kế toán, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của công tác kế toán tại công ty.

 Kế toán tổng hợp: lập, tổ chức báo cáo, nhập số liệu tổng hợp về tình hình công nợ của nhà máy.

 Kế toán tiêu thụ và công nợ: tổng hợp tình hình tiêu thụ và thuế của từng tháng, theo dõi các khoản nợ với khách hàng mua sản phẩm của công ty.

 Kế toán thanh toán tiền mặt: lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình thu chi tiền mặt và tồn quỹ trong tháng, theo dõi các khoản nợ để lập kế hoạch trả nợ kịp thời của công ty.

 Thủ quỹ: thực hiện việc thu, chi tiền mặt, kiểm tra chứng từ và quản lý tiền mặt một cách chặt chẽ. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán tiêu thụ và công nợ Kế toán thanh toán tiền mặt Thủ quỹ

2.2.3.3. Chế độ kế toán áp dụng:

Công ty áp dụng luật kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp,ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính.

Kì kế toán công ty bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (“VND”), hạch toán theo phương pháp giá gốc, phù hợp với các quy định của Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung.

Các chính sách kế toán áp dụng:

Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:

Trong năm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Tổng công ty Hàng không Việt Nam quy định. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm kết thúc năm tài chính số dư các khoản tiền và công nợ có gốc bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm khóa sổ lập Báo cáo tài chính.

Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

-Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp thực tế đích danh -Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

-Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

= x - Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời

điểm lập Báo cáo tài

chính Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán Giá trị thuần có thể thực hiện được của Hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định hữu hình:

Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với TSCĐ hữu hình. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gồm:

LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THỜI GIAN KHẤU HAO (năm)

-Nhà cửa, vật kiến trúc 5-25

-Phương tiện vận tải 6-20

-Thiết bị, dụng cụ quản lý 3-10

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình của Công ty là phần mềm kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc ghi nhận TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ thực hiện theo Chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình; Thông tư số 45/2013/TT-BTC, ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Nguyên tắc ghi nhận chi phí thuế thu nhập hiện hành

Các nghĩa vụ về thuế:

Công ty áp dụng các quy định hiện hành của pháp luật về các Luật thuế tại Việt Nam.

- Thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng của các hàng hóa và dịch vụ do Công ty cung cấp theo các mức sau:

 Dịch vụ vận chuyển quốc tế 0%

 Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu 10%

 Dịch vụ vận chuyển nội địa 10%

 Các hàng hóa, dịch vụ khác 10%

 Hàng mây tre đan 5%

 Chiết khấu từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho hoạt động đại lý bán vé máy bay là thu nhập được miễn thuế GTGT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Từ 01/01/2014 Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22% thu nhập chịu thuế.

Năm 2013, Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 27%, Năm 2012 với mức thuế là 25% thu nhập chịu thuế.

- Thuế khác:

Các loại thuế, phí khác doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp cho cơ quan thuế địa phương theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Nguyên tắc ghi nhận giá vốn

Giá vốn được ghi nhận căn cứ vào số lượng và giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ và phù hợp với doanh thu đã ghi nhận.

2.2.3.4.Hình thức sổ kế toán áp dụng:

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy tính theo hình thức chứng từ ghi sổ.

Sơ đồ 2. 3: Sơ đồ hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày Kiểm tra, đối chiếu

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Phần mềm kế toán

Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quản trị

Sổ kế toán -Sổ tổng hợp

2.2.4. Tình hình nhân sự tại công ty Airimex:

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2011-2013 Đvt: người

CƠ CẤU NHÂN SỰ PHÂN THEO

NĂM 2013 NĂM 2012 Năm 2011

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%) Trình độ học vấn Trên đại học 11 9,6 10 9 8 8,2 Đại học, cao đẳng 78 67,83 75 67,6 60 61,9 Nhân viên kỹ thuật 13 11,3 10 9 8 8,2 Trung cấp 5 4,3 6 5,4 9 9,3 Sơ cấp,trung học 8 6,97 10 9 12 12,4 Giới tính Nam 69 60 65 58,6 58 59,8 Nữ 46 40 46 41,4 39 40,2 Tuổi Dưới 25 14 12,17 12 10,8 5 5,2 Từ 25-40 91 79,13 90 81,1 77 79,38 Trên 40 10 8,7 9 8,1 15 15,42 Tổng số NV 115 111 97 Nguồn: Phòng Hành chính

Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy năm 2013, số lượng nhân viên đã tăng lên 4 người so với năm 2012, 18 người so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ 3,6 %, 18,6%. Nhân sự cũng là một vấn đề rất được chú trọng tại công ty, thể hiện rõ nhất là trong những mùa tuyển dụng, các yêu cầu rất khắt khe, cơ chế rất chặt chẽ nghiêm túc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên bắt kịp theo xu hướng phát triển rộng khắp, cùng với tính chất nghề nghiệp tiếp cận với các đối tác nhập khẩu hàng không nước ngoài. Lượng nhân sự chủ yếu của công ty đạt trình độ đại học chiếm khoảng trên 60%,trong đó đa phần là nhân lực nam (tỷ lệ 60%) ở độ tuổi từ 25-40(tỷ lệ khoảng 90%)

Biểu 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2013

Nguồn: Phòng Hành chính

Trong năm 2011-2013, nhìn chung lượng nhân viên đạt trình độ đại học cao đẳng vẫn chiếm chủ yếu (trên 60%) cụ thể: năm 2011 là 60 người (tỷ lệ 61,9%), năm 2012 là 75 người (67,6%) và năm 2013 là 78 người (67,83%). Nhưng trong năm 2011 lượng nhân viên đạt trình độ sơ cấp, trung học vẫn còn cao 12 người tỷ lệ 12,4% và con số này đã được giảm đi còn 10 người tỷ lệ 9% (năm 2012) , 8 người chiếm 6,97% (năm 2013) tương ứng với lượng giảm tương đương 16,67% và 33,3%. Sở dĩ công ty chú trọng các cán bộ công nhân viên có trình độ cao, cắt giảm số lượng công nhân viên lao động chân tay nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong từng nghiệp vụ nhất là trong mua bán kinh doanh nhập khẩu.

Bước chân ra khỏi hình thức công ty nhà nước và hoạt động theo cơ chế Công ty cổ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty CP XNK Hàng Không (Trang 44)