Sắc ký lớp mỏng tinh dầu thân rễ Ngải tiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây ngải tiên (hedychium coronarium koeing) họ gừng (zingiberaceeae) trồng trọt tại huyện từ liêm, hà nội (Trang 46)

Chuẩn bị dịch chiết chấm sắc ký

Pha loãng tinh dầu trong dung môi n-Hexan với tỉ lệ 1:15.

Chấm sắc ký:Chấm bằng máy chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5. Chụp lại ảnh ở

bước sóng 254nm, 366nm và sau khi phun TT hiện màu bằng máy CAMAG REPROSTAR 3. Sử dụng phần mềm WinCATS, VideoScan để xử lý hình ảnh.

Hệ dung môi

-Hệ 1: Toluen-Ethyl acetat (98:2)

-Hệ 2: Cloroform

-Hệ 3: n-Hexan-Ethyl acetat (7:3)

-Hệ 4: Cloroform-Ethyl acetat (5:5)

TT hiện màu:Vanilin/H2SO4 đặc

Kết quả:Sau khi tiến hành khai triển sắc ký TD/n-Hexan qua các hệ dung môi khác nhau thì nhận thấy hệ 1 tách vết rõ nhất.

Khai triển hệ 1: Toluen-Ethyl acetat (98:2)

a. Hình ảnh sắc kí sau khi chụp bằng máy CAMAG REPROSTAR

Hình 3.11: Sắc ký đồ Tinh dầu thân rễ Ngải tiên trong n-Hexan khi triển khai ở hệ dung môi

Kết quả: Tinh dầu khi chạy sắc kí bản mỏng có tính chất đặc biệt. Dưới đèn có bước sóng λ= 366 nm thì không hiện vết, dưới đèn λ= 254 nm thì có ít vết làm tắt huỳnh quang. Tuy nhiên khi phun thuốc thử thì số vết hiện lên nhiều và màu tương đối đậm.

b. Kết quả lượng giá sắc kí sau phân tích bằng phần mềm winCATS và VideoScan

Nhận xét: Phần mềm VideoScan (độ nhạy 25pixels, hmin=100, Smin=300) lượng giá sắc ký đồ tinh dầu sau khi phun thuốc thử Vanilin/H2SO4 được 10 vết. Trong đó, có vết thứ 6 (Rf=0,544) là đậm nhất và chiếm hàm lượng tương đối lớn nhất (51,80%).

Hình 3.12: Kết quả lượng giá sắc ký đồ tinh dầu thân rễ Ngải tiên dưới đèn 254nm ở hệ dung môi

Toluen-Ethyl acetat (98:2)

Hình 3.13: Kết quả lượng giá sắc ký đồ tinh dầu thân rễ Ngải tiên sau khi phun TT Vanilin/H2SO4 ở hệ dung môi Toluen-Ethyl acetat

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây ngải tiên (hedychium coronarium koeing) họ gừng (zingiberaceeae) trồng trọt tại huyện từ liêm, hà nội (Trang 46)