Định tính dịch chiết sau khi thủy phân bằng sắc kí lớp mỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây ngải tiên (hedychium coronarium koeing) họ gừng (zingiberaceeae) trồng trọt tại huyện từ liêm, hà nội (Trang 42)

Chuẩn bị dịch chiết chấm sắc ký

Cho 5g bột thân rễ Ngải tiên vào bình nón 100ml, thêm dung dịch H2SO4 1N và nước tỉ lệ bằng nhau cho ngập qua mặt thoáng dược liệu. Lắp ống sinh hàn, đun hồi lưu trong 3 tiếng. Để nguội, lọc qua giấy lọc, lấy dịch lọc cho vào bình gạn. Thêm Cloroform 3 lần (mỗi lần 5ml), lắc nhẹ tránh tạo nhũ, gạn và gộp 3 dịch Cloroform mang đi đun đến cắn. Hòa tan cắn bằng MeOH, lọc qua giấy lọc lần nữa và mang đi chấm sắc ký.

Chấm sắc ký:Chấm bằng máy chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5. Chụp lại ảnh ở

bước sóng 254nm, 366nm và sau khi phun thuốc thử hiện màu bằng máy CAMAG REPROSTAR 3. Sử dụng phần mềm WinCATS, VideoScan để xử lý hình ảnh.

Hệ dung môi

-Hệ 1: Toluen-Ethyl acetat-Acid formic (7:3:0,1)

-Hệ 2: Toluen-Ethyl acetat (7:3)

-Hệ 3: n-Hexan-Ethyl acetat-Acid formic (6:4:0,5)

-Hệ 4: Toluen-Ethyl acetat-Methanol-Acid formic (4:5:0,5:1)

Thuốc thử hiện màu:Vanilin/H2SO4 đặc

Kết quả: Sau khi tiến hành khai triển sắc ký dịch chiết sau khi thủy phân trên các hệ dung môi khác nhau thì nhận thấy hệ 1 có khả năng tách chất tốt nhất.

a. Hình ảnh sắc ký sau khi chụp bằng máy CAMAG REPROSTAR 3

Hình 3.6: Sắc ký đồ dịch chiết MeOH toàn phần thân rễ Ngải tiên khi triển khai trong hệ dung môi Toluen-Ethyl acetat- A.formic (5,5:4,5:0,5)

a.Sắc ký đồ dưới đèn 254nm b.Sắc ký đồ dưới đèn 366nm

c.Sắc ký đồ sau khi phun TT hiện màu

Hình 3.7: Sắc ký dịch chiết sau khi thủy phân của thân rễ Ngải

tiên khi triển khai hệ Toluen- EtOAc-A.formic (7:3:0,1) a.Sắc ký đồ dưới đèn 254nm b.Sắc ký đồ dưới đèn 366nm c.Sắc ký đồ khi phun TT hiện màu .

Kết quả hình 3.6: Sắc ký đồ dịch chiết MeOH ở λ= 254 nm và khi phun thuốc thử hiện màu thấy hiện nhiều vết, các vết tách tương đối rõ, nhưng ở λ= 366 nm thấy các vết rất mờ nhạt, không rõ.

Kết quả hình 3.7: Sắc ký đồ dịch chiết sau khi thủy phân hiện nhiều vết, các vết rõ hơn dịch chiết MeOH toàn phần.

b. Hình ảnh sắc ký dịch chiết MeOH toàn phần sau phân tích bằng phần mềm winCATS và VideoScan, bao gốm đồ thị và bảng biểu diễn các giá trị.

Kết quả: Sử dụng phần mềm VideoScan (với độ nhạy 25pixels, hmin=100, Smin=300) xử lý hình ảnh đã lượng giá được 8 vết. Các vết tách nhau tương đối rõ. Trong đó, có vết thứ 6 (Rf=0,760) là đậm nhất, hàm lượng tương đối là 41,04%.

Hình 3.8: Kết quả lượng giá sắc ký đồ dịch chiết MeOH thân rễ Ngải tiên dưới đèn 254nm ở hệ dung môi Toluen- EtOAc-A.formic (5,5:4,5:0,5)

Kết quả: Khác với sắc kí đồ dưới đèn 254nm, ở dưới đèn 366nm khi cùng độ nhạy (25pixels, hmin=100, Smin=300) thì phần mềm Video Scan chỉ nhận biết được 3 vết mờ.

Kết quả: Phần mềm Video Scan (độ nhạy 25pixels, hmin=100, Smin=300) lượng giá được 8 vết trên sắc ký đồ khi phun TT hiện màu. Trong đó, vết thứ 9 (Rf=0,758) đậm nhất, có hàm lượng tương đối lớn nhất. Khi đối chiếu với kết quả phân tích ở 254nm ta thấy vết này có thể cũng chính là vết Rf=0,760.

Hình 3.9: Kết quả lượng giá sắc ký đồ dịch chiết MeOH dưới đèn 366nm ở hệ dung môi

Toluen-EtOAc-A.formic

(5,5:4,5:0,5)

Hình 3.10: Kết quả lượng giá sắc ký đồ dịch chiết MeOH sau khi phun TT Vanilin/H2SO4

đặc ở hệ Toluen-EtOAc-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây ngải tiên (hedychium coronarium koeing) họ gừng (zingiberaceeae) trồng trọt tại huyện từ liêm, hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)