Thực trạng mối quan hệ giữa điều tra và công tố trong việc áp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa điều tra và công tố - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

dụng biện pháp ngăn chặn

Trong 6 năm qua, CQĐT và VKS tại Hải Phòng đã bắt, tạm giữ tổng số 10.159 người, đã giải quyết 10.159 người, trong đó chuyển khởi tố hình sự đối với 9.572 người.

Bảng 3.3. Kết quả công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn của VKS và CQĐT trên địa bàn Hải Phòng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số người bị bắt, tạm giữ 1.813 1.570 1.610 1.677 1.738 1.751 Số người VKS không phê chuẩn lệnh bắt

khẩn cấp 02 01 02 01 01 01 Số người VKS không phê chuẩn gia hạn

tạm giữ 04 0 01 01 0 0 Số người VKS yêu cầu CQĐT ra lệnh bắt

tạm giam 02 01 01 02 0 0 Số người VKS không phê chuẩn lệnh bắt

tạm giam 21 03 0 16 0 01 Số người VKS không phê chuẩn gia hạn

tạm giam 7 01 0 0 0 0 Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin - VNSND Hải Phòng và Phòng Tham mưu tổng hợp Công an Hải Phòng

Đối với trường hợp bắt quả tang, chứng cứ rõ ràng, người thực hiện hành vi phạm tội nhận tội thì việc xem xét, phê chuẩn đơn giản nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Nhưng đối với những trường hợp dấu hiệu phạm tội chưa rõ ràng (hành vi không cấu thành tội phạm hoặc chứng cứ yếu, người bị bắt, tạm giữ không khai nhận hành vi phạm tội...) thì sự phối hợp, chế ước giữa CQĐT và VKS được thực hiện rất chặt chẽ. BLTTHS không quy định biện pháp chế ước của VKS đối với CQĐT trong việc bắt người có hành vi phạm tội quả tang, nhưng quy định rất chặt chẽ: “sau khi hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, CQĐT phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt” và “trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp. Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ”. Do đó, nếu thấy việc bắt quả tang và tạm giữ không đủ căn cứ hoặc không cần thiết, thì VKS yêu cầu CQĐT trả tự do ngay cho người bị bắt giữ. Trên thực tế, có hai yếu tố dẫn đến việc thực hiện quyền chế ước của VKS không được thực hiện nghiêm chỉnh: Thứ nhất, thời gian từ khi bắt quả tang đến khi ra lệnh tạm giữ quá ngắn, trong nhiều trường hợp CQĐT gần như thực hiện hai biện pháp này cùng một lúc; thứ hai, việc xác định căn cứ để bắt quả tang và tạm giữ ở giai đoạn ban đầu thường rất khó khăn. Đây là những yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt quả tang và tạm giữ của VKS.

Đối với trường hợp bắt người đang bị truy nã, trong 6 năm qua CQĐT và VKS các cấp đã phối hợp bắt truy nã 866 đối tượng để phục hồi điều tra các vụ án đã bị tạm đình chỉ. Trong công tác này còn có nhận thức chưa đầy đủ. Có ý kiến cho rằng bắt người theo lệnh truy nã chỉ cần xác định đúng

người có trong lệnh truy nã là có thể thực hiện, nhưng trên thực tế có trường hợp không truy tố, xét xử được vì việc truy nã trước đó không có đủ căn cứ hoặc do pháp luật đã thay đổi. Vì vậy, công tác phối hợp và chế ước của VKS đối với CQĐT không thể coi nhẹ. Trong trường hợp này, CQĐT, VKS một mặt phối hợp để thu thập chứng cứ, tài liệu xác định cơ quan đã ra lệnh truy nã và căn cứ truy nã trước đây, mặt khác phải xem xét hành vi phạm tội của người bị truy nã theo quy định của pháp luật hiện hành để quyết định tạm giữ, tạm giam hoặc chuyển ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã. Trong nội dung chế ước, mặc dù bắt người bị truy nã, VKS vẫn phải nghiên cứu cứu kỹ hồ sơ, nếu thấy việc truy nã không có căn cứ hoặc quy định của pháp luật hiện hành đã thay đổi theo hướng người bị truy nã không phạm tội thì VKS không phê chuẩn lệnh tạm giam và yêu cầu CQĐT trả tự do cho người bị truy nã.

Đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp trên thực tế được thực hiện rất đa dạng, phức tạp. Mặc dù CQĐT có quyền chủ động áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp, nhưng sự phối hợp của VKS trước khi tiến hành bắt khẩn cấp có trường hợp là không thể thiếu được, nhất là đối với những trường hợp phức tạp thì CQĐT và VKS tổ chức họp để xem xét quyết định có áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp hay không hoặc đối tượng bắt khẩn cấp là những ai. Ngay sau khi thực hiện việc bắt khẩn cấp, CQĐT phải phối hợp với VKS cùng cấp để thực hiện thủ tục phê chuẩn việc bắt khẩn cấp và VKS phải phối hợp xem xét phê chuẩn ngay để CQĐT kịp thời áp dụng các biện pháp điều tra tiếp theo. Đối với những trường hợp phức tạp thì VKS trực tiếp hỏi người bị bắt trước khi phê chuẩn. Đây cũng là nội dung của công tác phối hợp giữa hai cơ quan tiến hành tố tụng. Trong quan hệ chế ước, nếu có căn cứ xác định việc bắt khẩn cấp không có căn cứ, VKS quyết định không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp. Trong 6 năm qua từ 2008 - 2013, VKS hai cấp Hải Phòng đã không phê chuẩn bắt khẩn cấp 08 người, sau đó CQĐT phải ra lệnh trả tự do cho người bị bắt [Bảng số 3.3].

Trong biện pháp tạm giữ, căn cứ vào nội dung mối quan hệ giữa CQĐT và VKS thì biện pháp tạm giữ chủ yếu do CQĐT thực hiện, nhưng có trường hợp VKS nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ thì yêu cầu CQĐT hủy bỏ biện pháp tạm giữ hoặc trực tiếp ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giữ.

Đối với biện pháp gia hạn tạm giữ thì mọi trường hợp CQĐT đều ra quyết định gia hạn tạm giữ kèm theo hồ sơ và văn bản đề nghị gia hạn tạm giữ gửi VKS cùng cấp để phê chuẩn. Đối với trường hợp không có căn cứ để gia hạn tạm giữ, VKS ra quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ để yêu cầu trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Trong 6 năm qua từ 2008 - 2013, VKS hai cấp Hải Phòng đã không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ 06 người [Bảng số 3.3].

Trong quan hệ chế ước, VKS đã yêu cầu CQĐT bắt tạm giam 06 trường hợp; không phê chuẩn lệnh tạm giam 41 trường hợp; không gia hạn tạm giam 08 trường hợp [Bảng số 3.3]. Kết quả nổi bật trong việc thực hiện quyền chế ước của VKS biểu hiện bằng thẩm quyền quyết định của VKS đối với việc bắt, tạm giam. Quyền chế ước của VKS thể hiện dưới hai dạng sau:

Thứ nhất, CQĐT không thực hiện nên VKS có văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp bắt, tạm giam bị can. Đây là trường hợp có căn cứ bắt, tạm giam nhưng vì một lý do nào đó, CQĐT không thực hiện, nên VKS yêu cầu CQĐT thực hiện việc bắt, tạm giam bị can để bảo đảm yêu cầu điều tra đối với vụ án và yêu cầu xử lý hình sự đối với bị can trước pháp luật, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt là không bỏ lọt tội phạm.

Thứ hai, hồ sơ vụ án thể hiện không có căn cứ hoặc không cần thiết áp

dụng biện pháp bắt, tạm giam bị can, nên VKS không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam bị can, như: Hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hành vi tuy cấu thành tội phạm nhưng không đủ căn cứ, điều kiện để bắt, tạm giam bị can (phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ), hoặc tuy có đủ các điều kiện để bắt tạm giam

nhưng VKS thấy không cần thiết để áp dụng biện pháp bắt, tạm giam bị can... Đây là một trường hợp rất nhạy cảm và phức tạp trong thực tế, nhưng VKS cần chỉ ra các căn cứ để cho rằng, việc không bắt, tạm giam bị can không ảnh hưởng đến việc điều tra, giải quyết vụ án theo đúng tinh thần Chỉ thị số 53- CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị "Về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000", trong đó nhấn mạnh

“Đối với trường hợp bắt giam cũng được hoặc không bắt giam cũng được thì không bắt giam” [4].

Trong việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn khác, CQĐT đã chủ động thực hiện việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác như: Bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với VKS cùng cấp thực hiện nghiêm chỉnh những biện pháp này. Do đây là những biện pháp ngăn chặn không nghiêm khắc như các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và chủ yếu là những biện pháp ngăn chặn được thay thế từ biện pháp tạm giữ, tạm giam, nên sự chế ước của VKS đối với CQĐT cũng mức độ và trong thực tế ít khi VKS hủy bỏ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ những biện pháp này của CQĐT.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa điều tra và công tố - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)