công tố) ở mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn và mô hình tố tụng hình sự tranh tụng
Lịch sử tố tụng hình sự đã có nhiều mô hình tố tụng hình sự khác nhau. Tuy nhiên, có hai mô hình tố tụng hình sự tiêu biểu mang tính phổ biến ngày nay được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng, đó là: mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố hình sự xét hỏi. Mỗi loại mô hình tố tụng hình sự này có bản chất, đặc điểm và thủ tố tụng khác biệt trong quá trình giải quyết
vụ án. Sự khác biệt về mô hình tố tụng hình sự đã làm nên sự khác nhau trong cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở mỗi quốc gia để thự hiện mục đích, chức năng và nhiệm vụ của tố tụng trong việc chứng minh, xử lý tội phạm. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước khác nhau cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Nghiên cứu cơ quan tiến hành tố tụng một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới cho thấy ngoài những nét chung giống nhau thì các cơ quan tiến hành tố tụng ở các hệ thống pháp luật, các mô hình tố tụng hình sự còn có nhiều khác biệt và do đó mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cũng khác nhau.
- Ở những nước mà quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền thì tòa án là một thiết chế độc lập cả về tổ chức và hoạt động. Theo đó, tòa án là đại điện cho nhánh quyền lực tư pháp, đối trọng và kiểm soát quyền lập pháp và hành pháp. Sự độc lập của tòa án trước hết đòi hỏi cả hệ thống tòa án với tư cách là một thiết chế, cũng như từng thẩm phán khi giải quyết các vụ việc phải có khả năng thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của mình mà không chịu ảnh hưởng của các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp. Vì vậy, trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng khác dường như chỉ chỉ có quan hệ chung của hệ thống các cơ quan nhà nước chứ không có mối quan hệ tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án như trong mô hình tố tụng kiểu như của Việt Nam.
- Qua nghiên cứu mô hình cơ quan công tố một số quốc gia điển hình cho thấy, tuỳ theo từng truyền thống pháp luật và đặc điểm tổ chức bộ máy của từng quốc gia mà vị trí, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố có những nét chung giống nhau đồng thời cũng mang những nét đặc thù riêng. Những nét chung giống nhau là đều nhân danh Nhà nước truy tố hình
sự và nhân danh công quyền giải quyết một số việc dân sự để bảo vệ lợi ích công. Khác với Thẩm phán khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Công tố viên khi hành xử quyền công tố phải tuân theo pháp luật và mệnh lệnh của cấp trên.
Những nét đặc thù riêng trong tổ chức thực hiện quyền công tố chủ yếu là vị trí của cơ quan công tố thuộc nhánh quyền lực nào (hành pháp, lập pháp, tư pháp), nguyên tắc tổ chức, hoạt động và vai trò của cơ quan công tố trong hoạt động điều tra.
Ở một số nước chuyển đổi như Trung Quốc, Liên bang Nga, VKS vẫn là một cơ quan độc lập với Chính phủ và Tòa án. Ở Trung Quốc, Viện trưởng VKSNDTC do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan này. VKSND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, các VKSND địa phương vừa do VKSND cấp trên, vừa do Đại hội đại biểu nhân dân địa phương lãnh đạo. VKSND không chịu sự tác động từ phía các cơ quan hành chính nhưng chịu sự giám sát của ĐHĐBND địa phương và cơ quan này có quyền bầu, bãi miễn Viện trưởng VKSND cùng cấp.
Tại Liên bang Nga, Tổng kiểm sát trưởng do Hội đồng liên bang (giống Thượng nghị viện) bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng thống. Phó Tổng kiểm sát trưởng do Hội đồng liên bang bổ nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng kiểm sát trưởng. Tổng kiểm sát trưởng có quyền trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm các Kiểm sát viên, Dự thẩm viên VKS trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS các địa phương. VKS Liên bang Nga được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, các Kiểm sát viên cấp dưới phải phục tùng Kiểm sát viên cấp trên và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Tổng kiểm sát trưởng; thực hiện các thẩm quyền của mình độc lập với chính quyền địa phương.
Tại một số nước như Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, về hình thức, Viện Công tố trực thuộc Bộ Tư pháp, nhưng Bộ Tư pháp chỉ quản lý về mặt nhân sự và quản lý hành chính đối với Viện Công tố, đưa ra những hướng dẫn chỉ đạo chung đường lối truy tố tội phạm mà không có quyền can thiệp vào công việc cụ thể của các Công tố viên. Viện công tố được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung lãnh đạo thống nhất trong ngành, độc lập với các cơ quan chính quyền. Các Công tố viên chịu sự lãnh đạo của Công tố viên cấp trên trực tiếp và thống nhất chịu sự lãnh đạo của Tổng công tố trưởng. Việc bổ nhiệm chức danh công tố các cấp thì có sự khác nhau. Chẳng hạn, ở Cộng hoà Pháp các Công tố viên trưởng do Nội các bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Công tố viên gọi là Thẩm phán buộc tội do Hội đồng Thẩm phán tối cao đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Ở Nhật Bản, Viện trưởng Viện công tố do Nội các bổ nhiệm và Nhật hoàng chuẩn y, Nội các bổ nhiệm các Công tố viên cao cấp, còn Công tố viên các địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Hàn Quốc thì Tổng thống, người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, bổ nhiệm Viện trưởng Viện công tố tối cao.
Tuy có vị trí, cơ cấu tổ chức khác nhau nhưng về cơ bản Viện công tố các nước đều thực hiện chức năng truy tố hình sự và tại nhiều quốc gia cơ quan công tố còn được giao trách nhiệm nhân danh công quyền tham gia giải quyết một số loại việc dân sự.
Trong tố tụng hình sự có ba mô hình phổ biến về vai trò của công tố trong hoạt động điều tra. Một là, Công tố chỉ đạo hoạt động điều tra ngay từ đầu, tức là Công tố viên quyết định mở cuộc điều tra theo trình tự tố tụng, chỉ đạo Điều tra viên thu thập các bằng chứng buộc tội và truy tìm thủ phạm. Áp dụng mô hình này là các nước theo truyền thống Châu âu lục địa như: Cộng hoà Pháp, CHLB Đức… Hai là, Công tố không can thiệp sâu vào quá trình
điều tra, chỉ tư vấn cho Cảnh sát về căn cứ khởi tố vụ án, các vấn đề liên quan đến chứng cứ, tội danh, hướng điều tra. Ý kiến của công tố không mang tính bắt buộc đối với Cảnh sát. Chủ yếu trên cơ sở kết quả điều tra, cơ quan công tố xem xét thấy đủ căn cứ thì quyết định đưa vụ án ra tòa, nếu không đủ bằng chứng buộc tội thì trả hồ sơ cho Cảnh sát. Mô hình này được áp dụng tại các nước theo truyền thống án lệ, điển hình như Vương quốc Anh, Thái Lan. Ba là, Công tố không chỉ đạo điều tra, nhưng có nhiệm vụ quyết định tố tụng và
giám sát hoạt động điều tra, điển hình cho mô hình này là các quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Trung Quốc hiện nay.
Kết luận: Hoạt động điều tra thường gắn liền với cơ quan công tố cho nên về cơ bản có ba mô hình tổ chức hoạt động điều tra tương ứng với mức độ ảnh hưởng của cơ quan công tố trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định trong các mô hình tố tụng hình sự, đa phần các nước không tổ chức hệ thống CQĐT riêng mà hoạt động điều tra thường được giao cho các cơ quan Nhà nước khác thực hiện nhưng dưới sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan công tố, hoặc do cơ quan công tố trực tiếp thực hiện. Tính phổ biến trong cách tổ chức hoạt động điều tra này xuất phát từ quan niệm điều tra là một trong những nội dung của quyền công tố, để truy cứu TNHS một người thì cơ quan công tố phải tiến hành điều tra thu thập chứng cứ và phải chịu trách nhiệm về tất cả các hành vi tố tụng của hoạt động điều tra. Việc tổ chức hệ thống CQĐT riêng như Việt Nam là những trường hợp biệt lệ.
Chương 2