Thực trạng mối quan hệ giữa điều tra và công tố trong việc khở

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa điều tra và công tố - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn ThS. Luật (Trang 67)

tố vụ án, khởi tố bị can

Trong quan hệ phối hợp, sau thời hạn 24 giờ, kể từ khi quyết định khởi

tố vụ án hình sự, CQĐT gửi quyết định khởi tố kèm theo hồ sơ tài liệu đến VKS cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố hoặc VKS gửi quyết định khởi tố đến CQĐT để tiến hành điều tra nếu vụ án do VKS trực tiếp khởi tố. Đối với những vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì hoạt động phối hợp có thể được thực hiện trước khi khởi tố vụ án hình sự, như CQĐT và VKS tổ chức họp, đánh giá chứng cứ, tài liệu hoặc Kiểm sát viên phối hợp với Điều tra viên để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi hoặc tổ chức họp để thống nhất đường lối xử lý.

Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp CQĐT chưa tích cực phối hợp khi gửi quyết định khởi tố chậm hoặc chỉ gửi quyết định khởi tố vụ án mà không gửi kèm theo hồ sơ, tài liệu... làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát việc khởi tố

vụ án hình sự. Mặt khác, có trường hợp Kiểm sát viên chưa kịp thời nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan, không thể hiện quan điểm đối với việc khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, dẫn đến công tác kiểm sát việc khởi tố vụ án không chặt chẽ, hiệu quả, có trường hợp chỉ là hình thức.

Trong quan hệ chế ước, VKS các cấp thực hiện các hình thức khác nhau bảo đảm mọi hành vi phạm tội xảy ra đều phải được khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp có dấu hiệu của tội phạm nhưng CQĐT ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì VKS ra quyết định huỷ quyết định không khởi tố vụ án hình sự để yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong 5 năm qua, do thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa VKS và CQĐT nên trong thời gian qua, VKS Hải Phòng chỉ huỷ bỏ 01 quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT; ra quyết định hủy bỏ 03 quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT ở hai cấp của Hải Phòng; thông qua đó, VKS hai cấp Hải Phòng cũng không phải trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nào [Bảng 3.2].

Đối với trường hợp CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nhưng không có căn cứ, trái pháp luật, như: Không có sự việc phạm tội xảy ra hoặc hành vi không cấu thành tội phạm... tập trung chủ yếu trong các trường hợp hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế, nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, nhiều hoạt động kinh doanh, buôn bán do các doanh nghiệp tự thỏa thuận với nhau, sau đó nảy sinh tranh chấp và yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến làm oan người vô tội và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đầu tư phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập ở nước ta hiện nay. Trong một số trường hợp, VKS đã thực hiện tốt quyền chế ước của mình để yêu cầu hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT; ở một số trường hợp khác, đến khi CQĐT kết thúc điều tra vụ án, mới phát hiện sai phạm và yêu cầu đình chỉ vụ án, thậm chí còn một số trường hợp bị Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội...

Tuy nhiên, một số trường hợp có dấu hiệu của tội phạm, VKS đã yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự, nhưng CQĐT không thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm túc thì chưa có cơ chế pháp lý để VKS thực hiện nghiêm chỉnh quyền chế ước để bảo đảm mọi tội phạm xảy ra đều phải bị khởi tố và xử lý theo quy định của pháp luật, dẫn đến bỏ lọt tội phạm; mặt khác, cũng có trường hợp VKS do nhận thức chưa đầy đủ, do nể nang... nên không phát hiện được việc bỏ lọt tội phạm hoặc không kiên quyết yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này còn bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quan hệ giữa hai ngành, điển hình là:

Thứ nhất, pháp luật chưa quy định cụ thể việc ra quyết định không khởi

tố vụ án hình sự dẫn đến VKS không có căn cứ để kiểm sát hoạt động này. Đối với trường hợp CQĐT không ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự mà chuyển xử lý hành chính thì VKS không kiểm sát được, đây là “kẽ hở” của pháp luật dẫn đến hiện tượng bỏ lọt tội phạm.

Thứ hai, BLTTHS quy định VKS chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án

hình sự trong trường hợp huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hoặc do Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố là chưa bảo đảm để VKS chống việc bỏ lọt tội phạm. Bởi lẽ, ngoài hai trường hợp trên, còn có trường hợp VKS đã yêu cầu nhưng CQĐT không khởi tố vụ án hình sự thì VKS không thể trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Thứ ba, tại điểm 11.2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT- VKSNDTC- BCA- BQP ngày 7/9/2005 của liên ngành về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS hướng dẫn thực hiện BLTTHS quy định: Nếu một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau thì phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trước khi ra quyết định khởi tố bị can và ra quyết định nhập các vụ án để điều tra chung, dẫn đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thực hiện nhiều thủ tục nhập vụ án không cần thiết.

Thứ tư, do pháp luật quy định VKS chỉ được yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can. Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà phát hiện có người khác thực hiện hành vi phạm tội mới được ra quyết định khởi tố bị can. là chưa bảo đảm để chống bỏ lọt tội phạm. Bởi lẽ nếu phải chờ đến khi kết thúc điều tra vụ án mới được khởi tố bị can thì không bảo đảm tính kịp thời, dẫn đến bỏ lọt tội phạm [39, tr.91-91].

Thứ năm, việc pháp luật quy định mọi trường hợp VKS thay đổi quyết

định khởi tố bị can đều phải chuyển đến cho CQĐT để tiến hành điều tra là không cần thiết. Bởi lẽ nhiều trường hợp, chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ đã đủ căn cứ để thay đổi quyết định khởi tố bị can hoặc do quan điểm giữa CQĐT và VKS không thống nhất về tội danh, nên không cần thiết phải chuyển hồ sơ đến CQĐT để tiến hành điều tra trong những trường hợp này.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa điều tra và công tố - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn ThS. Luật (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)