* Tổ chức của Cơ quan điều tra
Các cơ quan điều tra theo qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra vu ̣ án hình sự năm 2004 gồm có: CQĐT trong Công an nhân dân; CQĐT trong Quân đội nhân dân; CQĐT của VKSND tối cao.
Ngoài ra còn có một số các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng điều tra đó là Bô ̣ đô ̣i biên phòng , Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an n hân dân, Quân đô ̣i nhân dân. Các cơ quan này không phải là cơ quan điều tra nhưng do tính chất của công việc và do yêu cầu phát hiện nhanh chóng, xử lý ki ̣p thời các hành vi phạm tội nên được phép tiến hành một số hoạt động điề u tra trong pha ̣m vi quyền ha ̣n được pháp luâ ̣t qui đi ̣nh.
Khi tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra phải tôn tro ̣ng sự thâ ̣t, phải tiến hành một cách khách quan , toàn diện và đầy đủ nhằm phát hiện nhanh chóng , chính xác mọi hành vi pha ̣m tô ̣i, không để lo ̣t tô ̣i pha ̣m, không làm oan người vô tô ̣i. Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp lê ̣nh tổ chức điều tra vu ̣ án hình sự năm 2004, Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên.
* Vị trí của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự
của VKS, nằm trong hệ thống cơ quan chấp hành (Chính phủ). Còn lại các CQĐT nói trên đều thuộc lực lượng vũ trang (Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ), là những lực lượng có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp chung là:
Bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị, xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; ngăn chặn có hiệu quả và nghiêm trị mọi loại tội phạm, đảm bảo tốt trật tự, an toàn xã hội [15, tr.40].
Vị trí đặc biệt quan trọng của lực lượng quân đội và công an được ghi nhận trong nhiều văn kiện, tài liệu của Đảng và Chính phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chính quyền nhân dân có hai lực lượng để bảo vệ nó: đó là quân đội và công an. Làm công tác chính quyền ở công an hay ở quân đội, đều là đầy tớ cho nhân dân cả, vì chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ” [6, tr.12].
Trong lần khác, Người nói: Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là quân đội để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Một lực lượng nữa là công an, để chông kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh, có lúc hòa bình. Lúc chiến tranh thì quân đội đánh giặc, v.v. còn công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc. Còn chủ nghĩa đế quốc, còn giai cấp bóc lột là còn bọn phá hoại v.v. vì vậy, công việc công an phải thường xuyên, không có từng đợt, từng lúc.
Tuy các CQĐT thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng (trừ CQĐT của VKS), nhưng là những cơ quan không thể thiếu được trong bộ máy nhà nước, thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là đấu tranh chống các loại tội phạm, đảm
bảo giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước, nhất là giai đoạn hiện nay, khi mà các thế lực thù địch đang muốn xoá sạch chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xét trên khía cạnh hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp thì các CQĐT chiếm vị trí rất quan trọng. Mặc dù CQĐT không có quyền quyết định một người có phải là người phạm tội hay không, nhưng để có chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc ra “Quyết định đề nghị truy
tố” hoặc “Quyết định truy tố bị can” trước toà án, cũng như ”Quyết định đưa vụ án ra xét xử”, cần thiết phải tiến hành hoạt động điều tra của CQĐT. Vì vậy,
Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại đối với cả tiến trình tố tụng hình sự v.v.. Có thể nói, những kết quả khả quan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, lam oan người vô tội, v.v.., thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra v.v… Vị trí quan trọng của hoạt động điều tra v.v..., đối với công tác xét xử không chỉ giới hạn ở số lượng và chất lượng chứng cứ mà CQĐT có thể cung cấp cho toà án, mà thậm chí trong nhiều trường hợp, sự nhận định, đánh giá tội phạm của cơ quan điều tra và của VKS còn quy định cả giới hạn xét xử [5, tr.156].
Có thể khẳng định: hoạt động điều tra của cơ quan điều tra là hoạt động không thể thiếu được trong tố tụng hình sự. Toà án muốn xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó, CQĐT phải thu thập được những chứng cứ cơ bản, bao gồm cả những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những chứng cứ xác định tình tiết nặng cũng như những chứng cứ xác định tình tiết nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Hay nói cách khác, để giải quyết được vụ án hình sự thì phải có đủ chứng cứ xác định những tình tiết của vụ án hình sự, mà những chứng cứ này phải được thu thập bởi các CQĐT.
Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể thấy vị trí quan trọng của CQĐT trong bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng.
* Nhiê ̣m vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự
Cơ quan điều tra có chức năng điều t ra trong tố tu ̣ng hình sự . Trong phạm vi, chức năng của mình , Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tô ̣i pha ̣m, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy đi ̣nh để xác đi ̣nh tô ̣i pha ̣m và người thực hiê ̣n hành vi pha ̣m tô ̣i , lâ ̣p hồ sơ đề nghị truy tố ; tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp du ̣ng các biê ̣n pháp khắc phu ̣c, ngăn ngừa.
Cơ quan điều tra có những nhiê ̣m vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Khởi tố vu ̣ án và khởi tố bi ̣ can: Khi nhâ ̣n được tin báo về tô ̣i pha ̣m, Cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra , xác minh để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vu ̣ án. Khi đủ căn cứ để xác đi ̣nh mô ̣t ngườ i đã thực hiê ̣n hành vi pha ̣m tô ̣i thì Cơ quan điều tra ra quyết đi ̣nh khởi tố bi ̣ can.
Tiến hành các hoa ̣t đô ̣ng điều tra : Trong giai đoa ̣n điều tra , Cơ quan điều tra được phép tiến hành các hoa ̣t đô ̣ng điều tra theo quy đi ̣nh của phá p luâ ̣t để phát hiê ̣n, thu thâ ̣p, kiểm tra chứng cứ như hỏi cung bi ̣ can, lấy lời khai người làm chứng, khám xét…
Được áp dụng , thay đổi hoă ̣c hủy bỏ các biê ̣n pháp cưỡng chế tố tu ̣ng . Trong các trường hợp cần thiết , Cơ quan điều tra được phép áp du ̣ng các biê ̣n pháp cưỡng chế tố tu ̣ng . Đó là biê ̣n pháp ngăn chă ̣n (bắt ta ̣m giam , tạm giữ); biê ̣n pháp cưỡng chế tố tu ̣ng nhằm thu thâ ̣p chứng cứ (khám xét , thu giữ…); biê ̣n pháp bảo đảm cho điều tra , truy tố, xét xử, thi hành án khác (kê biê ̣n tài sản , áp giải, dẫn giải…). Cơ quan điều tra được chủ đô ̣ng trong viê ̣c ra các quyết đi ̣nh áp du ̣ng , thay đổi, hủy bỏ các biện pháp cưỡng chế tố tụng . Trong mô ̣t số trường hợp luâ ̣t đi ̣nh Cơ quan điều tra khi áp du ̣ng các biê ̣n pháp cưỡng chế tố tụng phải được Viện kiểm sát phê chuẩn . Quy đi ̣nh này
nhằm bảo đảm cho các biê ̣n pháp cưỡng chế tố tu ̣ng được áp du ̣ng đúng đắn , có căn cứ, tránh vi phạm pháp luâ ̣t và xâm pha ̣m đến quyền lợ i ích hợp pháp của công dân.
Ra những quyết đi ̣nh tố tu ̣ng cần thiết để giải quyết vu ̣ án : Sau khi điều tra, nếu thấy đủ chứng cứ để xác đi ̣nh tô ̣i pha ̣m và người pha ̣m tô ̣i , Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố . Trong những trường hợp có căn cứ do luật định , Cơ quan điều tra ra quyết đi ̣nh ta ̣m đình chỉ hoă ̣c đình chỉ vụ án. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn được ra mô ̣t số các quyết đi ̣nh khác như quyết đi ̣nh phu ̣c hồi điều tra , quyết đi ̣nh truy nã bi ̣ can , quyết đi ̣nh trưng cầu giám đi ̣nh…
Cơ quan điều tra có nhiệm vụ giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội xã hội chủ nghĩa.
2.1.2. Viện kiểm sát
* Tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát
Luật tổ chức VKSND ban hành ngày 02/4/2002 quy định: Hệ thống VKSND gồm có:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các Viện kiểm sát quân sự.
Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành. VKSND do Viện trưởng lãnh đạo.
Viện trưởng VKS cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKS cấp trên, Viện trưởng VKSND địa phương. Viện trưởng VKS quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao [37, Điều 30].
Mặt khác, VKSND phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước. Viện trưởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Viện trưởng VKSND địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Viê ̣n kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự
Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định:
VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong phạm vi chức năng của mình, VKS còn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa tội phạm và giáo dục pháp luật. VKS tham gia vào tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự [37, Điều 1].
Trong giai đoạn khởi tố vụ án, VKS thực hành quyền công tố , kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự , bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đề phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp. VKS có quyền tự mình khởi tố vụ án trong trường hợp luật định; có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố không có căn cứ của CQĐT và các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố; kháng nghị quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ của Hội đồng xét xử.
Trong giai đoạn điều tra, VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động điều tra nhằm bảo đảm việc
điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật. VKS đề ra yêu cầu điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn các quyết định của CQĐT theo quy định của pháp luật; hủy bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của CQĐT; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
Trong giai đoạn truy tố, VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháo ngăn chặn; quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn xét xử, VKS có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Kiểm sát viên thay mặt VKS đọc cáo trạng, quyết định của VKSND liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; tham gia xét hỏi và tranh luận, thực hiện việc luận tội với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án; kiểm sát các bản án và quyết định của tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; giám dốc thẩm, tái thẩm các bản án quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật; kiến nghị với Tòa án nhân dân yêu cầu khắc phục vi phạm trong xét xử.
Trong giai đoạn thi hành án, VKSND kiểm sát việc thi hành án nhằm bảo đảm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời. VKSND có quyền yêu cầu các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án thực hiện việc thi hành án đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc thi hành án và báo cáo kết quả cho VKSND; trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án; tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích v.v…
2.2. Đặc điểm và nội dung mối quan hệ giữ a Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tu ̣ng hình sƣ̣ Việt Nam Viện kiểm sát trong tố tu ̣ng hình sƣ̣ Việt Nam
Mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng trong xã hội thể hiện ở sự tác động lẫn nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau trong sự tồn tại và phát triển. Mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong hoạt động tố tụng hình sự cũng không thể vượt ra ngoài quy luật đó. Trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, CQĐT và VKS có tác động lẫn nhau, hỗ trợ, thúc đẩy nhau trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, do vị trí cũng như chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan khác nhau mà mối quan hệ này chứa đựng các yếu tố cơ bản sau đây.
Thứ nhất, mối quan hệ giữa CQĐT và VKS chỉ xuất hiện khi cùng giải quyết vụ án hình sự mà trực tiếp nhất là trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Nếu không có vụ án hình sự phải giải quyết thì cũng không có mối quan hệ này. Đứng trước yêu cầu giải quyết vụ án hình sự nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà VKS phải cùng CQĐT thực hiện những nhiệm vụ mà tố tụng hình sự đặt ra là đảm