Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu của Stanley Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá động kinh doanh của công ty TNHH điện stanley việt nam (Trang 46)

2.8.3.1. Thuận lợi

Hoạt động xuất nhập khẩu tại VNS hiện nay đang có một số thuận lợi như: Về chất lượng: Hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu của VNS được đánh giá cao do quy trình sản xuất và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000, ISOTS 16949. Đồng thời, các tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe mà khách hàng yêu cầu cũng tạo cho VNS có một nguồn nguyên liệu đạt “chuẩn”, tiêu chí làm việc luôn đặt chất lượng lên hàng đầu

Về giá cả: Các mặt hàng xuất khẩu của VNS hiện nay vẫn đang được đánh giá cao do mức giá cả cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu do hiện nay giá nhân công tại Việt Nam vẫn đang ở mức tương đối thấp. Mặt khác, trong quá trình sản xuất VNS luôn tìm cách tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Về con người: Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại VNS được đào tạo khá bài bản, nhất là những nhân viên chuyên về kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm. Đồng thời, hàng năm công ty đều có những lớp công nhân tiên tiến được cử đi học tập tại Stanley Nhật Bản và trở thành lực lượng nòng cốt với phong cách và kĩ năng làm việc rất hiệu quả

Về thị trường tiềm năng: Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường ô tô, xe máy hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội cho VNS với các sản phẩm linh kiện đèn cho ô tô, xe máy. Đặc biệt, thị trường linh kiện đèn ô tô là một thị trường rất tiềm năng, nhất là ở các khu vực châu Âu, châu Mỹ có tỷ lệ sử dụng ô tô cao.

2.8.3.2. Thành tựu

Với những thuận lợi đó, trong những năm qua VNS đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực xuất khẩu: Từ năm 2004 đến nay, tỷ lệ doanh thu

từ xuất khẩu so với tổng doanh thu hàng năm ở mức khá cao: trên 21% và tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Các mặt hàng xuất khẩu đã được mở rộng: từ chỗ chỉ xuất khẩu Dics (năm 2004), đến nay chủng loại hàng hóa đã được mở rộng: đèn phản quang (bắt đầu xuất khẩu từ năm 2007), bóng đèn (bắt đầu xuất khẩu từ năm 2010), một số loại đèn xe máy (bắt đầu xuất khẩu từ năm 2011) và nhiều mặt hàng là những phụ tùng nhỏ khác.

2.8.3.3. Hạn chế

Mặc dù có nhiều thuận lợi và gặt hái được những thành tích đáng kể nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Stanley Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Trước hết, do các đối tác đóng trụ sở ở nước ngoài nên thời gian vận chuyển hàng hóa lâu hơn gấp nhiều lần so với các đối tác là công ty trong nước. Thông thường, tổng thời gian vận chuyển và làm thủ tục xuất nhập cảnh trung bình mất khoảng 1,5 đến 2 tháng. Do đó, việc gửi đơn đặt hàng hoặc yêu cầu khách hàng đặt hàng bắt buộc phải thực hiện trước thời gian giao hàng 2 tháng; đồng thời, phải nhận được (đối với hoạt động xuất khẩu) hoặc gửi đi (đối với hoạt động nhập khẩu) dự báo đơn hàng cho 3 tháng tiếp theo. Đây là khoảng thời gian giới hạn thấp nhất để đảm bảo cho việc mua nguyên vật liệu và sản xuất đáp ứng kịp đơn hàng. Tuy nhiên, thị trường luôn biến động không ngừng nên các khách hàng của Stanley thường chỉ dự báo chắc chắn trong thời gian ngắn (khoảng 1 tháng) hoặc thường xuyên thay đổi dự báo. Việc này gây nên nhiều rủi ro khi đơn đặt hàng đã gửi nhà cung cấp mà lượng hàng khách hàng đặt VNS lại ít hơn hẳn, thậm chí không đặt hàng.

Thứ hai, hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi phải sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. Tình hình biến động bất thường của tỷ giá hối đoái hiện nay cũng tiềm ẩn những nguy cơ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao khó kiểm soát được. Những rủi ro này có thể được khắc chế một phần khi nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu sử dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, thực trạng tại VNS hiện nay, nguyên liệu nhập khẩu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (khoảng 32%) còn phần lớn là dùng cho sản xuất hàng nội địa. Điều này đã tạo nên một áp lực không nhỏ cho VNS trong việc cân đối dòng tiền thu – chi và tìm kiếm lợi nhuận

Một phần của tài liệu đánh giá động kinh doanh của công ty TNHH điện stanley việt nam (Trang 46)