Tình hình trả lương các bộ phận (lương thời gian, lương sản phẩm, lương hợp đồng, lương khoán, bảng lương ).

Một phần của tài liệu đánh giá động kinh doanh của công ty TNHH điện stanley việt nam (Trang 30)

hợp đồng, lương khoán, bảng lương...).

Mặc dù là một DN sản xuất sản phẩm, song VNS chỉ áp dụng duy nhất hình thức trả lương theo thời gian mà không sử dụng kết hợp với hình thức trả lương theo sản phẩm. Điều 48, chương V của nội quy công ty nêu rõ: "Công ty sử dụng hình thức trả lương tháng và sẽ trả lương cơ bản vào ngày 25 hàng tháng gồm: lương cơ bản của tháng đó và thưởng theo lương của tháng trước (nếu có). Khi ngày trả lương rơi vào ngày nghỉ thì lương sẽ được trả vào ngày trước đó".

Cách thức tính tiền lương thời gian tháng được quy định như sau:

i LVTT CĐ i CB i tháng N N TL TL = × Trong đó:

TLthángi: là tiền lương tháng của người lao động i.

TLCBi: là tiền lương cơ bản theo tháng mà người lao động i nhận được. NCĐi: là ngày công chế độ tháng. (26 ngày theo quy định)

NLVTTi: là số ngày làm việc thực tế trong tháng của người lao động i. Đây thực chất là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn

Ngoài ra công ty còn sử dụng hình thức trả lương :

*Trả lương làm đêm và làm thêm giờ.

Điều 16, chương III – thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của nội quy công ty quy định rõ thời gian làm việc cố định là 08h/ngày, chia làm hai chế độ thời gian khác nhau. Cụ thể là:

Chế độ thời gian làm việc theo ca, áp dụng cho toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân phục vụ và lao động thời vụ khác. Các ca làm việc bao gồm:

- Ca 1: từ 6h00 đến 14h00. - Ca 2: từ 14h00 đến 22h00.

- Ca 3: từ 22h00 đến 6h00 ngày kế tiếp.

Chế độ thời gian làm việc hành chính, áp dụng cho toàn thể cán bộ nhân viên thuộc các bộ phận quản lý còn lại, buổi sáng từ 7h30 đến 12giờ, buổi chiều từ 13h00 đến 16h30. Công ty áp dụng chế độ làm việc 44h/tuần, vì vậy, trong một tháng, người

lao động của công ty được nghỉ thêm hai ngày thứ bảy và được ghi rõ trong lịch công tác sản xuất của công ty. Ngoài ra, các ngày nghỉ lễ tết được công ty áp dụng theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam (09ngày/năm). Như vậy, nếu bất kỳ người lao động nào của VNS có đăng ký làm thêm giờ, được phê duyệt đăng ký và thực tế đã làm thêm giờ sau khi hoàn thành thời gian làm việc cố định 08h/ngày trong khoảng thời gian nêu trên đều được tính là làm thêm giờ.

Tiền lương làm thêm giờ được tính căn cứ vào khoản 3, Điều 21, nội quy công ty với các mức như sau: "150% lương cơ bản của cán bộ công nhân viên sẽ được trả cho công việc làm ngoài giờ vào ngày thường; 200% lương cơ bản của cán bộ công nhân viên sẽ được trả cho công việc làm vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% lương cơ bản của cán bộ công nhân viên sẽ được trả cho công việc làm vào ngày nghỉ lễ, tết". Đây cũng là các mức được quy định trong Điều 61, Bộ luật lao động Việt Nam

Trường hợp cán bộ công nhân viên công ty làm đêm vào ca 3 thì tiền lương được tính bằng 145% lương cơ bản của cán bộ công nhân viên đó. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ 30% theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành. Ngoài ra, Công ty còn tính 120% tiền lương cơ bản cho người lao động làm việc ca 2. Điều này góp phần tạo nên sự công bằng trong chi trả lương, có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc vào ca 2 thay vì chỉ muốn làm việc ở ca 1 hoặc ca 3

* Các trường hợp trả lương còn lại.

Thứ nhất, trả lương thử việc. Thời gian thử việc được áp dụng là 60 ngày đối với

lao động có trình độ từ đại học trở lên, 30 ngày đối với các trường hợp còn lại. Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng 70% lương cơ bản của cấp bậc đạt được khi trở thành lao động chính thức.

Thứ hai, trả lương vào các ngày nghỉ. Với các ngày nghỉ theo quy định như nghỉ

lễ tết, nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ ốm... người lao động được hưởng nguyên lương.

Thứ ba, trả lương ngừng việc. Nếu ngừng việc không do lỗi của người lao động

thì người lao động được hưởng nguyên lương theo lương thời gian cơ bản của họ; nếu ngừng việc do lỗi của người lao động thì người lao động có lỗi không được hưởng lương, các trường hợp còn lại hưởng lương theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước; nếu ngừng việc do điều kiện khách quan thì tiền lương người lao động nhận được theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước.

Thứ tư,trả lương khi tạm thời điều chuyển người lao động sang làm công việc khác. Tổng thời gian điều chuyển không quá 60 ngày trong một năm do doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, phải điều chuyển người lao động để đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra liên tục và bình thường. Tiền lương trong thời gian điều chuyển sang công việc mới không thấp hơn 70% so với tiền lương của công việc cũ mà người lao động đảm nhận.

Cán bộ công nhân viên còn được công ty hỗ trợ bảo hiểm theo quy định: BHXH 22% (công ty hỗ trợ 16% tính vào chi phí, người lao động đóng góp 6% trừ vào lương), BHYT 4.5% (công ty hỗ trợ 3% tính vào chi phí, người lao động đóng góp 1.5% trừ vào lương), KPCĐ 2% (doanh nghiệp đóng và được tính vào chi phí), BHTN 3% (công ty hỗ trợ 1% tính vào chi phí, người lao động đóng góp 1% trừ vào lương, 1% do nhà nước hỗ trợ),người lao động phải tham gia nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nhà nước.

Do số lượng nhân viên lớn, để quản lý cán bộ công nhân viên được chặt chẽ, công ty TNHH điện Stanley Việt Nam áp dụng chấm công bằng thẻ từ. Mỗi nhân viên được công ty cấp 1 thẻ từ, trên thẻ từ đã có mã nhân sự . Khi ra, vào công ty nhân viên thực hiện quẹt thẻ qua đầu đọc thẻ. Như vậy là công nhân đã tự chấm công cho mình và máy tính cũng tự cập nhật giờ ra, giờ vào của từng nhân viên qua đầu đọc thẻ. Căn cứ vào thời gian ra vào của nhân viên mà phòng hành chính nhân sự theo dõi và kiểm tra giờ làm, ngày làm, việc đi muộn về sớm của nhân viên công ty. Qua đó, có bảng chấm công và bảng chấm công giờ làm thêm rồi tổng hợp thành phiếu báo công gửi cho kế toán. Kế toán căn cứ vào đó để tính lương cho cán bộ công nhân viên công ty.

Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương, các khoản được hưởng, các khoản khấu trừ rồi lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận.

Cách tính lương nhân viên chính thức:

Lương giờ = lương cơ bản /26/8

Giờ làm thêm: Ngày thường = 1.5* lương giờ

+ Làm thêm ngày nghỉ = 2* lương giờ

+ Làm thêm ngày lễ = 3*lương giờ

-Tính tiền làm thêm = lương CB/26/8*(số giờ làm ngày thường*1.5+số giờ làm ngày nghỉ T7, CN*2+ số giờ làm thêm ngày lễ, tết*3).

Để thuận lợi cho việc tính lương, công ty tách riêng bảng lương của công nhân chính thức và thời vụ.

• Ngoài các chế độ trên thì Công ty còn phụ cấp tiền ăn trưa và ăn giữa ca với khẩu phần ăn được tính là 15 ngàn đồng và toàn bộ công nhân viên trong Công ty đều

ăn tại nhà ăn của Công ty, phụ cấp thêm sữa đối với những công nhân làm việc nặng nhọc tại các xưởng.

Một phần của tài liệu đánh giá động kinh doanh của công ty TNHH điện stanley việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w