Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp của

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm – vĩnh long (Trang 62)

NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Tổng nguồn vốn Triệu đồng 540.149 751.805 679.132 2.Vốn huy động Triệu đồng 465.244 584.081 584.441 3.Doanh số cho vay Triệu đồng 317.731 350.929 422.148 4.Doanh số thu nợ Triệu đồng 321.510 351.121 353.166 5.Tổng dư nợ Triệu đồng 243.080 284.037 354.588 6.Dư nợ bình quân Triệu đồng 249.809 263.559 319.313 7.Nợ xấu Triệu đồng 990 726 641 - Dư nợ/Vốn huy động (5/2) % 52,2 48,6 60,67 - Hệ số rủi ro tín dụng (7/5) % 0,4 0,26 0,18 - Hệ số thu nợ (4/3) % 101,2 100,05 83,66 - Vòng quay vốn tín dụng (4/6) Vòng 1,29 1,33 1,1

46

Bảng 4.20: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm

2013 2014 1.Tổng nguồn vốn Triệu đồng - - 2.Vốn huy động Triệu đồng - - 3.Doanh số cho vay Triệu đồng 193.499 162.659 4.Doanh số thu nợ Triệu đồng 163.306 161.950 5.Tổng dư nợ Triệu đồng 315.801 254.005 6.Dư nợ bình quân Triệu đồng 299.919 304.297 7.Nợ xấu Triệu đồng 615 1163 - Dư nợ/Vốn huy động (5/2) % - - - Hệ số rủi ro tín dụng (7/5) % 0,19 0,46 - Hệ số thu nợ (4/3) % 84,40 99,56 - Vòng quay vốn tín dụng (4/6) Vòng 0,54 0,53

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

4.3.1 Dƣ nợ trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng và khả năng cho vay. Dư nợ trên tổng vốn huy động còn phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Qua 3 năm cho thấy chỉ tiêu này luôn đạt ở mức cao trên 40%. Do chính sách của ngân hàng là tăng đầu tư vốn vào nông nghiệp. Cụ thể năm 2011 là 52,2%. Đến năm 2012 chỉ tiêu này đạt 48,6%, giảm 3,6% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 là 60,67%, tăng 12,07 % so với năm trước. Ta có thể thấy năm 2013 dư nợ trên tổng vốn huy động cao nhất. Bình quân huy động 100 đồng vốn thì ngân hàng cho vay 52,2 đồng ở năm 2011; 48,6 đồng ở năm 2012 và 60,67 đồng ở năm 2013. Điều này cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng để cho vay của ngân hàng chưa cao. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động có tăng trưởng qua các năm nhưng cao hơn tốc độ tăng của dư nợ nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó khả năng đa dạng danh mục đầu tư của ngân hàng thấp nên chỉ tập trong vào hoạt động cấp tín dụng nông nghiệp.

4.3.2 Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ hoạt động của ngân hàng càng an

47

toàn, nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ và ngược lại. Đây là hệ số cần có sự quan tâm đúng mức vì nếu không kiểm soát được thì thiệt hại mà ngân hàng gánh chịu sẽ không hề nhỏ. Cụ thể, hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng là 0,4% cao nhất trong 3 năm. Năm 2012 chỉ số này là 0,26 %, hệ số rủi ro tín dụng giảm tương đối nhiều, giảm 0,14 % so với năm 2011. Cho thấy khách hàng sử dụng vốn có mục đích, trả vốn gốc và lãi đúng hạn. Đến năm 2013, hệ số rủi ro tín dụng đạt 0,18 % thấp nhất trong 3 năm, giảm 0,08 % so với năm 2012. Hệ số rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 của ngân hàng là 0,46, tăng 0,27 % so với cùng kỳ năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tăng lên cho thấy ngân hàng cần mạnh mẽ hơn trong việc đôn đốc thu nợ khó đòi. Nhưng nhìn chung 3 năm, trong 3 năm 2011 – 2013 nợ xấu luôn được kiểm soát và từng bước được hạ thấp. Kết quả này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt, rủi ro tín dụng luôn được kiềm chế ở mức rất thấp. Nguyên nhân là do tình hình thu nợ của ngân hàng khả quan, nợ xấu không đáng kể, sự tích cực trong công việc của tập thể cán bộ ngân hàng và ý thức của người dân trong việc trả nợ đúng hạn ngày càng cao. Cho nên tỷ lệ nợ xấu được giảm trong 3 năm qua.

4.3.3 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nó cho biết số tiền mà ngân hàng thu hồi được trong một thời gian nhất định so với đồng vốn mà ngân hàng cho vay trong cùng thời điểm đó. Qua bảng trên ta có thể thấy hệ số thu nợ có nhiều biến động, nhìn chung vẫn ở mức khá cao nhưng có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 hệ số thu nợ là 101,2 %, thời gian này ngân hàng thu được các khoản cho vay đúng hạn. Cho thấy khi ngân hàng cho vay 100 đồng vốn đến khi đáo hạn sẽ nhận được 101,2 đồng. Năm 2012, hệ số thu nợ đạt 100,05 %, có thấp hơn so với năm 2011 nhưng không chênh lệch đáng kể. Bước sang năm 2013 hệ số thu nợ đã giảm đi và thấp nhất trong 3 năm. Cụ thể hệ số này là 83,66 %, giảm 16,39 %. Hệ số thu nợ qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Công tác thu nợ rất được ngân hàng quan tâm nhưng vào năm 2013 kinh tế gặp nhiều biến động, giá cả nguyên vật liêu sản xuất tăng cao mà giá nông sản lại tăng ít và song song đó do gặp thiên tai, dịch bệnh làm cho khách hàng không thu được lợi nhuận để đến chậm trả nợ vay cho ngân hàng dẫn đến hệ số thu nợ năm 2013 thấp nhất trong 3 năm qua. Hệ số thu nợ của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 là 99,56 %, tăng 15,16 % so với cùng kỳ năm 2013 có hệ số thu nợ là 84,40 %. Năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 hệ số thu nợ của ngân hàng ở mức cao cho thấy khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng được đảm bảo, qua đó còn phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng khá tốt nhưng ngân hàng cần chú trọng hơn nữa công tác thu hồi nợ từ khâu chọn khách

48

hàng, coi trọng công tác kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng giúp cho công tác thu hồi vốn luôn được hoàn thành một cách triệt để.

4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao và ngược lại. Qua bảng trên ta thấy rằng vòng quay vốn tín dụng năm 2011 là 1,29 vòng. Năm 2012 vòng quay vốn đạt 1,33 vòng, không chênh lệch nhiều so với năm 2011. Có tăng hơn năm 2011 nhưng tăng không đáng kể, tăng 0,04 vòng. Đến năm 2013, vòng quay vốn tín dụng là 1,1 thấp nhất trong 3 năm, giảm 0,23 vòng so với năm 2012. Vòng quay vốn tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 0,53 vòng, giảm 0,01 vòng so với 0,54 vòng ở 6 tháng đầu năm 2013, tuy có giảm nhưng vẫn ở mức rất thấp do doanh số thu nợ của năm 2014 thấp hơn đôi chút so với năm 2013 tuy nhiên dư nợ bình quân năm 2014 cao hơn nhiều so với dư nợ bình quân năm 2013 nên làm cho vòng quay vốn tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 thấp hơn. Cả 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 vòng quay vốn tín dụng rất thấp. Qua đó ta thấy nguồn vốn cho vay trong nông nghiệp của ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao mặc dù công tác thu nợ được chú trọng. Trong 3 năm, vòng quay vốn tín dụng của năm 2012 đạt 1,33 cao nhất do ngân hàng đã rút ngắn được thời gian thu hổi nợ, đẩy mạnh công tác thu nợ nên đã thu nợ được các khoản nợ tồn đọng. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần chú trọng đến việc giảm dư nợ bình quân để tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng làm tăng nhanh hiệu quả đồng vốn của ngân hàng.

49

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN VŨNG

LIÊM – VĨNH LONG

5.1 Nhận xét và đánh giá về hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

5.1.1 Thành tựu

- Tình hình huy động vốn khá tốt, nguồn huy động vốn tăng qua các năm. Hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay đều tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cho thấy hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng được thực hiện một cách hiệu quả và ngày càng được nâng cao, đáp ứng kịp thời và thỏa mãn các ngành nghề như trồng trọt và chăn nuôi.

- Doanh số thu nợ của ngân hàng đạt kết quả tích cực giúp các hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra thuận lợi và hạn chế rủi ro.

- Nợ xấu của ngân hàng được xử lý tốt và giảm dần qua các năm. Công tác thu hồi nợ cũng được thực hiện tốt. Chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, kiểm soát chặt chẽ đối với khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu hồi nợ và lãi đúng thời hạn.

- NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm luôn tích cực hoàn thiện năng lực của mình để phục vụ tốt cho khách hàng. Đồng thời, ngân hàng đã tạo được ấn tượng và uy tín đối với khách hàng nên số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng, mở rộng thêm nhiều chi nhánh và nhiều địa bàn. Quy trình cho vay đối với khách hàng ngày càng đơn giản không còn phức tạp như trước. Toàn bộ giao dịch của khách hàng được thực hiện trên máy tính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành các thủ tục vay thành công và thuận lợi.

- Ngân hàng luôn theo dõi và thu nhập đầy đủ thông tin từ thị trường để có những biện pháp và chính sách phù hợp với từng biến động giúp ngân hàng hoạt động và quản lý tốt hơn.

- NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm đã đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn khách hàng, gửi tiền tiết kiệm và những chương trình có mức lãi suất hấp dẫn để thu hút bà con nông dân. Ngân hàng đã đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có trình độ cao, sáng tạo trong công việc và có tinh thần trách nhiệm, hăng hái nhiệt tình làm việc để ngày càng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

50

5.1.2 Hạn chế

- Chưa có sự cân đối và hợp lí trong tỷ trọng tín dụng ngắn – trung và dài hạn trong nhu cầu vay vốn của khách hàng. Doanh số cho vay chủ yếu là ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn cũng có những chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Đồng thời doanh số cho vay đối với trồng trọt và chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng. Đây là các ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện khí hậu, thời tiết, thiên tai và dịch bệnh...Trong khi đó Việt Nam lại là quốc gia gặp nhiều thiên tai và chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên người dân sẽ gặp nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Hiện nay nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn huyện rất lớn (đặc biệt là các hộ sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại) nhưng nguồn vốn huy động chưa đáp ứng nhu cầu của người dân cho nên ngân hàng phải điều chuyển thêm vốn để cho vay.

- Chưa có nhiều hoạt động marketing hiệu quả để thu hút khách hàng ở các sản phẩm kinh doanh của ngân hàng. Chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh.

- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết – khí hậu và giao thông vận chuyển.

- Hệ thống cơ sở vật chất của ngân hàng còn chậm trong việc hiện đại hóa và chưa hỗ trợ cho khách hàng những dịch vụ hiện đại và tiện ích khác.

- Mối liên kết giữa 5 nhà (Người sản xuất; ngân hàng cho vay vốn; doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản; doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; nhà hoa học) chưa chặt chẽ. Đồng thời, khâu tiêu thụ, đầu ra của người sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định gây khó khăn cho việc thanh toán nợ cho ngân hàng.

5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

5.2.1 Về công tác huy động vốn

Trong những năm qua huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Vũng Liêm không ngừng tăng trưởng, song tỷ trọng còn thấp so với tổng dư nợ, nên ngân hàng Vũng Liêm vẫn phải sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng cấp trên với lãi suất cao nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận. Chính vì thế cần phải có những giải pháp tốt hơn cụ thể là:

+ Mở rộng mạng lưới huy động xuống tận các địa bàn dân cư, đến tận hộ gia đình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi tiền. Cán bộ ngân hàng phải đổi mới phong cách giao dịch phải gần gũi, tiếp xúc, tuyên truyền các sản

51

phẩm dịch vụ tiện ích, thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh chóng, chính xác, có như vậy mới tạo cho người gởi tiền an tâm.

+ Khuyến khích ở tài khoản cá nhân, mở rộng các hoạt động nghiệp vụ với phí giao dịch hợp lý, từng bước phát triển hình thức chi trả lương thông qua tài khoản thẻ ATM. Nghiên cứu tạo sự liên kết giữa các ngân hàng để khách hàng có thể gởi tiền một nơi mà rút tiền nhiều nơi.

+ Tăng lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, có chương trình khuyến mãi kịp thời, mở chương trình xổ số trúng thưởng.

+ Xây dựng chiến lược khách hàng, đối với khách hàng gửi nhiều, gửi thường xuyên nên có chính sách ưu đãi chăm sóc khách hàng, như quà tặng trong những dịp ngày lễ lớn của đất nước.

5.2.2 Về công tác cho vay

- Để hoạt động đầu tư ngân hàng hiệu quả thì khâu thẩm định là quan trọng liên quan đến chất lượng tín dụng cho nên cần phân tích, đánh giá khách hàng ở những nội dung sau:

+ Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm khách hàng trước pháp luật, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngân hàng. Đây là cơ sở để kí kết hợp đồng tín dụng.

+ Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp vì vị trí của người lãnh đạo, người điều hành trong doanh nghiệp một phần quyết định sự thành công hay thất bại trong doanh nghiệp, có thể đánh giá trên một số khía cạnh như: năng lực, trình độ chuyên môn, uy tín,…và khả năng hoạch định các chính sách trong kinh doanh của nhà lãnh đạo.Từ đó ngân hàng xác định mức vốn đầu tư phù hợp đối với khách hàng là doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm – vĩnh long (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)