2011 – 6/2014
Nợ xấu của ngân hàng trong hoạt động nông nghiệp được phân như sau: Nợ xấu theo kỳ hạn và nợ xấu theo đối tượng được thể hiện qua bảng dưới đây:
4.2.4.1 Nợ xấu phân theo kỳ hạn
Ngoài doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc nợ xấu phát sinh cao sẽ làm tăng mức độ rủi ro và khả năng thanh toán của ngân hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Dưới đây là biểu đồ thể hiện nợ xấu trong hoạt động nông nghiệp của ngân hàng trong thời gian qua:
41
Bảng 4.15: Nợ xấu trong nông nghiệp theo thời hạn của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 172 162 248 -10 -5,81 86 53,09 Trung - dài hạn 818 564 393 -254 -31,05 -171 -30,32 Tổng 990 726 641 -264 -26,67 -85 -11,71
Nguồn: Phòng tín dụng NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm
Bảng 4.16: Nợ xấu trong nông nghiệp phân theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6TĐ năm 2013 6TĐ năm 2014 6TĐ 2014/6TĐ 2013 Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 153 24,88 210 18,06 57 37,25 Trung – dài hạn 462 75,12 953 81,94 491 106,28 Tổng 615 100 1.163 100 548 89,11
Nguồn: Phòng tín dụng NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm
Nợ xấu ngắn hạn: Năm 2011, nợ xấu trong nông nghiệp ngắn hạn của ngân hàng là 172 triệu đồng chiếm 17,37% trên tổng nợ xấu trong nông nghiệp của ngân hàng. Đến năm 2012, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng đạt 162 triệu đồng chiếm 22,31% trên tổng nợ xấu nông nghiệp và giảm 10 triệu đồng tương đương 5,81% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang năm 2013 nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng đạt mức 248 triệu đồng chiếm 38,69%, tăng 86 triệu đồng tương đương 53,09% so với năm 2012. Nợ xấu ngắn hạn trong nông nghiệp của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 đạt mức 210 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,06 % trên tổng doanh số thu nợ nông nghiệp, giảm 57 triệu đồng tương đương 37,25 % so với 6 tháng đầu năm 2013. Có thể nhận thấy nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm và tăng vọt ở năm 2013, chỉ có 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu có giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do giá cả trên thị trường không ổn định, thời tiết diễn biến thất thường. Bên cạnh đó do các thương lái Trung Quốc giảm thu mua nông sản và ép giá bà con nông dân làm cho doanh thu và lợi
42
nhuận của người dân giảm không đủ bù đắp chi phí dẫn đến nợ kéo dài, nợ xấu tăng lên.
Nợ xấu trung – dài hạn: Năm 2011, nợ xấu trung – dài hạn nông nghiệp của ngân hàng ở mức 818 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,63%. Đến năm 2012, nợ xấu nông nghiệp trung – dài hạn của ngân hàng giảm xuống mức 564 triệu đồng chiếm 77,69% trên tổng nợ xấu nông nghiệp, giảm 254 triệu đồng tương đương 31,05% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang năm 2013, nợ xấu nông nghiệp trung – dài hạn của ngân hàng chỉ đạt 393 triệu đồng chiếm 61,31% trên tổng nợ xấu nông nghiệp, giảm 171 triệu đồng tương đương 30,32% so với năm 2012. Mặc dù tỷ trọng nợ xấu trung – dài hạn có chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu nông nghiệp nhưng có xu hướng giảm mạnh theo hướng tích cực qua các năm. Cho thấy ngân hàng đã có những biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả và nâng cao hiệu quả tín dụng. Sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc trả nợ. Nợ xấu trung – dài hạn trong nông nghiệp của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 đạt mức 953 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,94 % trên tổng doanh số thu nợ nông nghiệp, tăng 491 triệu đồng tương đương 106,28 % so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân do việc kinh doanh, sản xuất trên địa bàn làm ăn thua lỗ và bên cạnh đó có một số khách hàng không chịu trả nợ cho ngân hàng, day dưa làm công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.
Tóm lại: Nhìn chung nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012 nợ xấu nông nghiệp giảm 264 triệu đồng cho còn ở mức 726 triệu đồng, năm 2013 nợ xấu nông nghiệp chỉ còn ở mức 641 triệu đồng, giảm 85 triệu đồng tương đương 11,71% so với năm 2012. Nguyên nhân do tinh thần tự giác và thiện chí trả nợ của khách hàng và sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng cùng sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc giải quyết nợ xấu.
43
4.2.4.2 Nợ xấu phân theo đối tƣợng
Bảng 4.17: Nợ xấu nông nghiệp phân theo đối tượng của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm
2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Trồng trọt 65 177 175 112 172,31 -2 -1,13 Chăn nuôi 925 549 466 -376 -40,65 -83 -15,12 Tổng 990 726 641 -264 -26,67 -85 -11,71
Nguồn: Phòng tín dụng NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm
Bảng 4.18: Nợ xấu nông nghiệp phân theo đối tượng 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014 của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 6TĐ năm 2013 6TĐ năm 2014 6TĐ 2014/6TĐ 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Trồng trọt 175 28,46 203 17,45 28 16,0 Chăn nuôi 440 71,54 960 82,55 520 118,18 Tổng 615 100 1.163 100 548 89,10
Nguồn: Phòng tín dụng NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm
- Nợ xấu đối với trồng trọt: Năm 2011, nợ xấu nông nghiệp đối với trồng trọt ở mức chỉ có 65 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,57%. Nhưng cho đến năm 2012 thì nợ xấu này đã tăng vọt lên 177 triệu đồng, tăng 112 triệu đồng tương đương 172,31% so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2011 lạm phạt tăng cao ở mức 2 con số (18,3%) dẫn đến chi phí tăng cao ảnh hưởng đến việc kinh doanh sản xuất năm này cho nên sang năm 2012 người dân gặp rất nhiều khó khăn không thể trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó trong năm 2012, huyện Vũng Liêm chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh trên nông sản làm cho không ít nhà vườn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Bước sang năm 2013, nợ xấu nông nghiệp đối với trồng trọt đạt mức 175 triệu đồng giảm 2 triệu đồng tương đương 1,13%. Năm 2013 nợ xấu đối với trồng trọt có giảm nhưng giảm với tỷ lệ rất thấp đòi hỏi ngân hàng cần có thêm chính sách khắc phục và các cán bộ cần nỗ lực hơn nữa trong việc giải
44
quyết nợ xấu. Nợ xấu đối với trồng trọt của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 đạt mức 203 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,45 % trên tổng doanh số thu nợ nông nghiệp, tăng 28 triệu đồng tương đương 16 % so với 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nợ xấu có tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng tăng ở mức thấp. Nguyên nhân do bà con nông dân gặp ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản vì giá nông sản giảm, thương lai Trung Quốc giảm thu mua nên đẩy giá nông sản giảm lợi nhuận của người dân làm tăng nợ khó đòi của ngân hàng.
- Nợ xấu đối với chăn nuôi: Năm 2011, nợ xấu trong chăn nuôi của ngân hang đạt mức 925 triệu đồng chiếm 93,43%. Đến năm 2012, nợ xấu này giảm xuống còn 549 triệu đồng, cụ thể giảm 376 triệu đồng tương đương 40,65%. Bước sang năm 2013, nợ xấu nông nghiệp trong chăn nuôi giảm xuống đến mức 466 triệu đồng, giảm 83 triệu đồng tương đương 15,12% so với năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu chăn nuôi giảm qua các năm là do ngành chăn nuôi ít biến động, dịch bệnh hơn so với trồng trọt, giá gia súc gia cầm được giá, không bị rớt giá và ép giá như sản phẩm trồng trọt, địa bàn huyện Vũng Liêm hiện nay chăn nuôi bò đạt hiệu quả kinh tế rất cao cho nên công tác thu nợ xấu cũng được hiệu quả hơn. Nhưng nhìn chung thì nợ xấu trong chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng cao. Ngân hàng cần tập trung thẩm định cho vay đối với những dự án chăn nuôi khả thi để đạt hiệu quả sử dụng vốn và hạn chế nợ xấu. Nợ xấu đối với chăn nuôi của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 đạt mức 960 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,55 % trên tổng doanh số thu nợ nông nghiệp, tăng 520 triệu đồng tương đương 118,18 % so với 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nợ xấu có tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng tăng ở mức thấp. Nợ xấu trong chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao cho thấy ngân hàng đã chưa thẩm định cho vay một cách kỹ lưỡng. Việc chăn nuôi gia cầm và nuôi heo của bà con huyện gặp nhiều thua lỗ. Phần lớn là do dịch bệnh làm gia cầm chết hàng loạt, heo tai xanh, v.v…Làm nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ dẫn đến nợ xấu tăng cao.
Tóm lại: Chúng ta có thể nhận thấy nợ xấu nông nghiệp của ngân hàng tập trung chủ yếu ở nợ xấu trung – dài hạn và nợ xấu trong chăn nuôi. Nợ xấu phát sinh chủ yếu từ việc khách hàng vay vốn làm ăn thua lỗ, thiếu thiện chí trả nợ,…Ngân hàng gặp cũng nhiều khó khăn trong việc giải quyết nợ xấu, nó là vấn đề nan giải trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng nhờ sự quyết tâm và nỗ lực từ phía ngân hàng đã và đang giảm bớt nợ xấu đều qua các năm cho thấy ngân hàng cũng đã đạt được hiệu quả trong công tác xử lí nợ xấu.
45