3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1.1 Giới thiệu về NHNN & PTNT Việt Nam và NHNN & PTNT Vĩnh Long
Giới thiệu về NHNN & PTNT Việt Nam
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung Ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ kế toán và một số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao
12
dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành quy chế thi đua khen thưởng tạo ra những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn đấu trên mọi cương vị và nhiệm vụ công tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc có các giám độc chi nhánh huyện suất sắc nhất của tỉnh thành phố.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Giới thiệu về NHNN & PTNT tỉnh Vĩnh Long
NHNN & PTNT Tỉnh Vĩnh Long là chi nhánh của NHNN & PTNT Việt Nam, lúc mới thành lập gồm 8 chi nhánh, gồm 6 chi nhánh cấp II ở huyện là: Bình Minh, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm và 2 chi nhánh cấp II ở thị xã là NHNN & PTNT Long Châu và NHNN & PTNT Mỹ Thuận. Theo quyết định số 170 HĐQT – TCCB ngày 13/08/2002, để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng cũng như để đơn giản hóa thủ tục thì NHNN & PTNT Long Châu đổi tên thành NHNN & PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2002. Hiện nay, NHNN & PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long đã đổi tên thành NHNN & PTNT chi nhánh Thành phố Vĩnh Long và có các đặc điểm sau:
- Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
- Có con dấu riêng, có mã hiệu ngân hàng trong hệ thống thanh toán. - Bảng cân đối kế toán theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do chi nhánh NHNN & PTNT tỉnh Vĩnh Long quản lý.
- Tổ chức hoạt động theo quy chế của NHNN & PTNT Việt Nam với nhiệm vụ huy động tiền gởi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ dân cư,...Cho vay vốn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ thu – chi tiền mặt và các nhiệm vụ khác do NHNN & PTNT Tỉnh Vĩnh Long giao.
13
NHNN & PTNT chi nhánh Thành phố Vĩnh Long đặt tại: số 14, Hùng Vương, Phường 1 Thành phố Vĩnh Long. Ngân hàng hiện có 2 phòng giao dịch trực thuộc là Phòng giao dịch số 1 và Phòng giao dịch Mỹ Thuận.
3.1.1.2 Giới thiệu về NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm
NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm được thành lập theo quyết định số 64/NH.TCCB ngày 14 tháng 7 năm 1988 là một trong 8 đơn vị trực thuộc NHNH & PTNT tỉnh Vĩnh Long và NHNN & PTNT Việt Nam.
Tên giao dịch: “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Vũng Liêm - tỉnh Vĩnh Long”.
Trụ sở đặt tại Khóm 2 thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Điện thoại 070 3870027 – 0703870212 – 070 3870 186.
Mạng lưới của chi nhánh trong toàn huyện Vũng Liêm gồm: chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Vũng Liêm tại thị trấn Vũng Liêm và 5 phòng giao dịch(PGD): PGD xã Hiếu Nhơn, PGD xã Tân An Luông, PGD xã Hiếu Phụng, PGD xã Thanh Bình và PGD xã Trung Hiếu nhằm mở rộng địa bàn đến tận xã ấp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con nông dân trong việc giao dịch với ngân hàng.
NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm hoạt động với phương châm: “Gắn với dân, gắn với nông thôn, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở tại địa phương”. Vừa qua chi nhánh cho vay theo 5 đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế như đề án: “Phát triển vùng lúa cao sản, phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, phát triển vường cây ăn trái, phát triển đàn bò, nạc hóa đàn heo”.
NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm đã góp phần làm bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống của người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho huyện Vũng Liêm.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng
NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm gồm 1 Giám đốc, 2 phó Giám đốc, 5 Giám đốc phòng giao dịch: Cầu Mới, Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, Trung Hiếu, Thanh Bình. Được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị công nghệ mới phục vụ công tác Ngân hàng, Chức năng nhiệm vụ các phòng như sau:
Giám đốc:
Trực tiếp điều hành quản lý mọi hoạt động ngân hàng, đại diện cho ngân hàng trong quan hệ với chính quyền các cấp, với ngân hàng cấp trên, chỉ đạo thực hiện chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh, phổ biến các quy định, các chỉ thị, các thông tư văn bản hướng dẫn đến cán bộ công nhân viên chức ngân
14
hàng. Đồng thời giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động của chi nhánh. Đại diện cho chi nhánh trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả hoạt động cho ngân hàng cấp trên.
Phó giám đốc:
Hỗ trợ và tham mưu cho giám độc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh ngân hàng. Được thay mặt cho giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt và báo cáo kết quả công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh do giám đốc giao phó.
Chi nhánh NHNN & PTNT chi nhánh Vũng liêm có 2 phó giám đốc: 1 phó giám đốc phụ trách phòng kế toán.
1 phó giám đốc kiêm giám đốc phòng giao dịch xã Hiếu Nhơn. Phòng tín dụng:
Phòng gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 16 nhân viên. Trưởng phòng và phó phòng có trách nhiệm kiểm kê phê duyệt hồ sơ cho vay, 16 nhân viên còn lại thực hiện việc cho vay 19 xã và 1 thị trấn. Các giao dịch viên phòng tín dụng có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, nhận đơn xin vay, lập và kiểm soát hồ sơ trình lên giám đốc xét duyệt, trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc thu nợ gốc, lãi khi nợ đến hạn. Quản lý hồ sơ khách hàng, hạn toán nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn. Thống kê, phân tích thông tích, tổng số liệu từ đó đề xuất chiến lược xây dựng kế hoạch kinh doanh của toàn chi nhánh.
Phòng kế toán – Ngân quỹ:
Quản lý chỉ đạo trực tiếp các giao dịch viên trong nghiệp vụ kho quỹ, tham gia thị trường thanh toán, thị trường tiền gửi, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy chế ra vào kho, quy chế vận chuyển tiền. Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ, khóa sổ toàn chi nhánh và lên bảng cân đối.
Phòng hành chính:
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quỹ của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các PGD trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự và kinh tế liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của NHNH & PTNT chi nhánh Vũng Liêm.
15
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.
Lưu trữ các văn bản có liên quan đến ngân hàng và các văn bản định chế của NHNN & PTNT Việt Nam.
Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHNN & PTNT Vũng Liêm.
Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện các công tác hành chính, văn thư lế tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh.
16
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm nhìn vào sơ đồ bên dưới:
PHÓ GIÁM ĐÔC Giám đốc P.Giao dịch Giám đốc P.Giao dịch Giám đốc P.Giao dịch Giám đốc P.Giao dịch P.Giao dịch Hiếu Nhơn P.Giao dịch Cầu Mới P.Giao dịch Hiếu Phụng P.Giao dịch Trung Hiếu P.Giao dịch Thanh Bình
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng liêm
3.2 Sản phẩm và dịch vụ của NHNN & PTNT Vũng Liêm
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống, thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh bằng cách đi vay lại trong dân cư bằng nhiều hình thức dịch vụ như sau:
3.2.1 Huy động vốn
Khai thác và huy động vốn trong nước và nước ngoài của mọi tổ chức và dân cư thuộc các thành phần kinh tế bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu.. ngắn hạn, dài hạn.
Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, từ các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân ở trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án đầu tư và phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN P. GIÁM ĐỐC
17
3.2.2 Hoạt động cho vay
Cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
Cho vay trung hạn, dài hạn với mục tiêu hiệu quả hoặc mục tiêu tài trợ tùy tính chất và khả năng nguồn vốn.
Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá.
Bảo lãnh cho khách hàng khi vay vốn các tổ chức tín dụng khách trong nước và nước ngoài.
3.2.3 Kinh doanh mua bán ngoại tệ
Thanh toán quốc tế.
Kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối. Thực hiện tín dụng ngoại tệ.
3.2.4 Nhận đầu tƣ & tài trợ
Từ ngân sách Nhà nước, từ các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân ở trong nước và nước ngoài cho các chương trình, dự án đầu từ phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
3.2.5 Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác
Mua cổ phần với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thương mại theo quy định của pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
Liên doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh doanh tiền tệ trong nước và nước ngoài theo quy định của chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đầu tư mua sắm tài sản trực tiếp phục vụ kinh doanh và cho thuê trong giới hạn 50% vốn tự có.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng quản lý các chứng khoán và giấy tờ có giá.
Cầm cố bất động sản. Thu và chi tiền mặt.
Đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
18
Làm tư vấn về tài chính, tiền tệ, về xây dựng các dự án đầu tư và quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng.
3.3 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm giai đoạn 2011 - 2013 nhánh huyện Vũng Liêm giai đoạn 2011 - 2013
Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh doanh với mục đích lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh, đánh giá chất lượng toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng luôn tìm cách gia tăng lợi nhuận của mình với mức rủi ro thấp nhất nhưng vẫn chấp hành đúng chế độ, quy định của Nhà nước. Đối với NHNN&PTNT Huyện Vũng Liêm – tỉnh Vĩnh Long cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của huyện và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 85.592 88.266 70.617 2.674 3,12 -17.649 -20
Thu nhập lãi suất 76.547 77.083 62.236 536 0,7 -14.847 -19,26 Thu nhập ngoài lãi 9.045 11.183 8.381 2.138 23,63 -2.802 -25,06
2. Chi phí 72.136 73.426 59.273 1.290 1,79 -14.153 -19,28
Chi phí lãi suất 54.351 55.607 44.047 1.256 2,31 -11.560 -20,79 Chi phí ngoài lãi 17.785 17.819 15.226 34 0,19 -2.593 -14,55
3. Lợi nhuận 13.456 14.840 11.344 1.384 10,29 -3.496 -23,56
Nguồn: Phòng tín dụng NHNN & PTNT chi nhánh Huyện Vũng Liêm
a) Doanh thu
Do tình hình kinh tế khó khăn và nhiều biến động cũng như sự cạnh tranh thị phần giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nên doanh thu có phần sụt giảm dần qua 3 năm gần đây. Nhưng nhờ sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên NHNN&PTNT Vũng Liêm và sự chỉ đạo của cấp trên nên cũng đã giúp ngân hàng hoàn thành được kế hoạch đặt ra như tăng trưởng nguồn vốn, chất lượng tín dụng và tăng dư nợ.
Giai đoạn 2011 – 6/2014 doanh thu ngân hàng có nhiều biến động đặc biệt là năm 2012 doanh thu tăng lên đến mức 88.266 triệu đồng, tăng 2.674 triệu so với cùng kỳ năm trước. Nhưng đến năm 2013 doanh thu đã sụt giảm xuống còn