sức khỏe và tính mạng của người bệnh nên Bộ Y tế có quyết định số 322/BYT - QĐ
ban hành ngày 28/2/1997 quy định cụ thể quy chế thông tin quảng cáo thuốc và Mỹ phẩm dùng cho người[l] . Mọi thông tin, quảng cáo về thuốc phải được sự cho phép của Bộ Y tế, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực. Với thuốc tim mạch, là nhóm thuốc chuyên khoa sâu, người bệnh chỉ mua thuốc khi có chỉ định của bác sỹ có chuyên môn về tim mạch tại các cơ sở khám và điều trị có trình độ. Cho nên đối tượng để quảng cáo chủ yếu là bác sỹ,Dược sỹ. Nội dung của quảng cáo phải làm nổi bật các đặc tính nổi trội của thuốc so với sản phẩm cạnh tranh, nhấn mạnh được
lợi ích khi sử dụng thuốc đối với bệnh nhân về hiệu quả điều trị cũng như về tính
kinh tế đồng thời nâng cao uy tín của Bác sỹ. Đó là cơ sở để thuyết phục bác sỹ tìm hiểu và kê đơn thuốc của Công ty.
- Các phương tiện quảng cáo thuốc như đã nêu ở bảng:1.3(trang 11)
Với thuốc tim mạch là 1 thuốc chuyên khoa nên các Công ty tập trung quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín như: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (xuất bản 3 tháng 1 lần) thời sự tim mạch học (xuất bản hàng tháng) thời sự y Dược học (xuất bản 2 tháng 1 lần)... các tạp chí này được các Công ty mua và gửi tặng cho tất cả các Bác sỹ trong hội tim mạch Việt Nam (đến tháng 4/2002 hội có gần 1500 bác sỹ tại 61 tỉnh thành phố). Đồng thời các tạp chí này cũng được nhiều bác sỹ quan tâm tìm đọc, nội dung quảng cáo trên tạp chí vừa
là những tờ rơi, quảng cáo về sản phẩm với đầy đủ thông tin chi tiết vừa qua những bài viết phổ biến kinh nghiệm điều trị của các giáo sư, bác sỹ đầu ngành, hoặc qua các phác đồ điều trị chuẩn của từng bệnh mà lồng ghép thuốc của mình vào. Quảng cáo qua hình thức này rất hiệu quả vì bác sỹ không thấy được mục đích kinh doanh trong đó. Họ cho rằng đó đơn thuần là phổ biến, cập nhật kiến thức mới nên thông tin lu\i giữ lâu hơn, đồng thời với thời gian giữa 2 lần xuất bản của tạp chí thường dài hàng tháng nên các bác sỹ thường hay đọc kỹ lại nhiều lần và lưu giữ như những bài chuyên khảo nên thông tin về sản phẩm được lưa giữ lâu trong tư duy của bác sỹ.
Nhiều sản phẩm được quảng cáo bằng hình thức này như: Renitec,Zocor,Imdur, Lipitor,Zestril,Lipanthyl... của một số hàng như Servier, fournier,Astra - Zeneca, Pfizer, MSD V.V ....
Hãng Servier còn liên tục xuất bản các ấn phẩm đặc biệt là các công trình nghiên cứu về sản phẩm của công ty, các bài phát biểu của các giáo sư hàng đầu thế giới, các tờ thông tin hội nghị chuyên ngành, đặc biệt còn in, dịch cả những tài liệu giáo khoa về tim mạch học từ lâm sàng, chẩn đoán, điều trị v.v... về các bệnh tim mạch, các sổ tay tim mạch học, các tài liệu học tập về tim mạch v.v... với hình ảnh minh họa và số liệu minh chứng hết sức khoa học,trung thực, cung cấp tối đa các thông tin cập nhận về tim mạch và sản phẩm của mình để tặng cho bác sỹ kê đơn. Tất cả các tài liệu này đều được Công ty lồng ghép sản phẩm của mình vào 1 cách hợp lý, khoa học giúp bác sỹ có cảm giác đây là những thuốc đầu tay và theo phác đồ chuẩn để điều trị các bệnh tim mạch.
Quảng cáo trên tờ rơi, sách,tờ bướm w.... được tất cả các Công ty sử dụng với hình ảnh minh họa đẹp trên chất liệu giấy tốt, thông tin đầy đủ, khoa học chính xác dẫn cả nguồn gốc xuất xứ và các nghiên cứu liên quan. Tờ rơi sẽ được các trình dược viên thường xuyên gửi đến các bác sỹ, dược sỹ để họ nhật thông tin, nhớ và yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Công ty.
Một hình thức nữa hay được các hãng áp dụng là quảng cáo trên các vật phẩm. Hình thức này không giúp thầy thuốc có thông tin về sản phẩm nhưng giúp thầy thuốc luôn nhớ tên sản phẩm khi kê đơn vì những vật phẩm này thường là những vật gần gũi, quen thuộc và bác sỹ phải nhìn thấy nó suốt ngày.
I—r
VD: Trên các sổ đơn thuốc, bút, lịch để bàn, chặn giấy, đồng hồ, sổ bệnh án, bàn làm việc, lịch công tác, hộp đựng phiếu xét nghiệm, áo mưa, cặp sách, mũ, trên các bảng điện hiệu chỉ lối vào các khoa v.v... Đây là hình thức được tất cả các hãng áp dụng. Vì muốn luôn nhắc nhở bác sỹ nhớ tới sản phẩm của mình.