1. Học viên ở lớp TN nắm vững kiến thức hơn, biểu hiện ở khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức tốt hơn, biết cách giải các bài tập mẫu nhanh hơn. Kết quả kiểm tra cho thấy ở lớp TN điểm trung bình cao hơn ở nhóm ĐC.
110
2. Tỉ lệ học viên đạt điểm trung bình ở lớp TN cao hơn, còn tỉ lệ học viên yếu kém ở lớp TN thấp hơn lớp ĐC. Không khí học tập ở nhóm TN sôi nổi hơn lớp ĐC.
3. Đồ thị đường các lũy tích về tỉ lệ học viên đạt dưới điểm Xi của lớp TN luôn nằm về bên phải và phía dưới đồ thị các đường lũy tích tương ứng của nhóm ĐC, chứng tỏ kết quả học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Mặt khác, hệ số biến thiên V của nhóm TN bao giờ cũng nhỏ hơn lớp ĐC. Chứng tỏ mức độ phân tán quang giá trị trung bình cộng của lớp TN cũng nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của lớp TN đồng đều hơn, ổn định hơn so với lớp ĐC.
Như vậy có thể kết luận chắc chắn rằng: việc sử dụng hợp lý các câu hỏi trắc nghiệm vật lý trong quá trình dạy học đã mang lại hiệu quả cao. Học viên nhận thức chắc chắn kiến thức, bền vững hơn và từ đó biết cách làm các câu hỏi trắc nghiệm tương tự tốt hơn.
111
Tiểu kết Chương 3
Chúng tôi đã đưa ra mục đích, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm, xây dựng các tiêu chí đánh giá thực nghiệm sư phạm. Trên cơ sở đó chúng tôi đã áp dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm xây dựng ở chương 2 cho quá trình thực nghiệm sư phạm ở trường PTNT Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Kết quả các bài kiểm tra thực nghiệm sư phạm đã được phân tích đánh giá cả về định tính và định lượng theo phương pháp thống kê thuộc phạm vi kiến thức chương “Dao động cơ” Vật lý lớp 12.
Những thông số đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Kết quả này cho thấy sự cần thiết phải xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với trình độ đặc thù của học sinh nội trú và áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực sẽ đảm bảo cho học sinh nội trú có chất lượng cao hơn.
Thực nghiệm sư phạm là bằng chứng để khẳng định tính khả thi và cũng là minh chứng cho các mục tiêu đã đạt được của đề tài nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn.
112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Luận văn này đã trình bày một số cơ sở lý luận về việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm đồng thời so sánh giữa các bài tập trắc nghiệm và tự luận. Trên cơ sở đó chúng tôi vận dụng để khảo sát thực trạng dạy và học tại trường PTNT Đồ Sơn.
Dựa vào hoàn cảnh cụ thể và những đặc điểm riêng biệt của trường Nội Trú, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chi tiết nội dung chương “Dao động cơ” nhằm xây dựng được một hệ thống bài tập trắc nghiệm phù hợp với đặc điểm, trình độ của học sinh và đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Hệ thống câu hỏi mà chúng tôi xây dựng đảm bảo độ khó và có khả năng phân loại được học sinh trong quá trình sử dụng.
Mặt khác, hệ thống câu hỏi này còn giúp cho học sinh nội trú tiếp cận bài học một cách hệ thống, mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức và tạo được hứng thú trong học tập. Thông qua thực nghiệm sư phạm, các câu hỏi trắc nghiệm dã được đưa vào sử dụng. Kết quả cho thấy chất lượng dạy và học tại trường đã được cải thiện.
Tóm lại, luận văn đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu và đề tài có tính khả thi cao.
2. Khuyến nghị
- Mỗi môn học cần xây dựng một hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được đặt ra.
- Giáo viên cần sử dụng đa dạng các câu hỏi trắc nghiệm dành cho học sinh. - Phải có tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học.
113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần
Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh (2008), Vật Lí 12. Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
2. Phạm Kim Chung, Tập Bài giảng Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ
thông. Khoa sư phạm, Trường ĐHGD, ĐHQGHN.
3. Vũ Dũng (Chủ biên, 2000), Từ điển Tâm lý học. Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội.
4. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản
KH&KT, Hà Nội.
5. Đào Văn Phúc (1999), Lịch sử Vật Lí. Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương
pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Nhà xuất bản ĐHSPHN, Hà Nội.
7. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học Vật lí ở trường trung học. Nhà
xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
8. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông theo
định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản ĐHSPHN, Hà Nội.
9. Nguyễn Trọng Thuyết (2009), “Quan hệ tương tác giữa thầy và trò trong
quá trình dạy học”, Tạp chí đại học Sài Gòn (1)
10. Phạm Viết Vượng (2004), Giáo dục học. Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội.
11. http://www.ued.edu.vn/khoatamlygiaoduc/mod/glossary/view.php?id=47 12. http://vi.wikipedia.org/wiki/IQ
13. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m_l%C3%BD_h%E1%BB%8Dc 14. http://www.wattpad.com/11493567-gd/page/14
114 PHỤ LỤC Đề kiểm tra số 1 (Phiếu số 1 – Thời gian 30 phút)
Câu 1: Một vật dao động điều hòa có gia tốc liên hệ với li độ theo hệ thức a = - 100x. Tần số góc của vật là:
A. 100 rad/s B. 5/ rad/s C. 50/ rad/s D. 10 rad/s Câu 2: Một vật dao động điều hòa với tần số góc , biên độ A. Tại li độ x độ lớn vận tốc v của vật là:
A. v = B. v = C. v =
D. v =
Câu 3: Một vật dao động điều hòa, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động toàn phần. Chu kì dao động của vật là:
A. 2s B. 30s C. 0,5s D. 1s
Câu 4: Một quả cầu nhỏ treo vào lò xo có độ cứng k làm cho lò xo dãn đoạn . Cho quả cầu dao động theo phương thẳng đứng, chu kì dao động của quả cầu được tính theo công thức:
A. T =
B. T = C. T = D. T =
Câu 5: Con lắc lò xo gồm một lò xo thẳng đứng có đầu trên cố định, đầu dưới gắn một vật dao động điều hòa có tần số góc 10 rad/s. Lấy g = 10m/s2 = . Tại VTCB độ dãn lò xo là:
A. 9,8cm B. 10cm C. 4,9cm D. 5cm
Câu 6: Vật có khối lượng m = 0,2kg được gắn vào một con lắc lò xo. Con lắc này dao động với tần số f = 10Hz. Lấy 10 = . Độ cứng của lò xo bằng:
115
A. 800 (N/m) B. 800/ (N/m) C. 0,05 (N/m) D. 15,9 (N/m) Câu 7: Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1 = 100N/m; k2 = 150N/m được mắc nối tiếp. Độ cứng của hệ hai lò xo là:
A. 60N/m B. 250N/m C. 0,993N/m D. 151N/m
Câu 8: Một vật dao động điều hòa với phương trình cm. Thời điểm thứ nhất vật đi qua VTCB là:
A. 1/4s B. 1/2s C. 1/6s D. 1/3s
Câu 9: Một người xách một xô nước đi trên đường mỗi bước đi dài 45cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3s. Vận tốc của người đó là:
A. 5,4km/h B. 3,6m/s C. 4,8km/h D. 4,2km/h
Câu 10: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1 4 cos(10t )
4 (cm) và x2 3 cos(10t 3 ) 4 (cm). Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là: A. 100cm/s B. 50cm/s C. 80cm/s D. 10cm/s Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C A D B A A A A D
Mỗi đáp án đúng được 1 điểm.
Đề kiểm tra số 2 (Phiếu số 2 – thời gian 30 phút)
Câu 1: Một vật dao động điều hòa có phương trình: x = 5sin(2 . Lấy Vận tốc của vật khi có li độ x = 3cm là:
116
Câu 2: Một chất điểm thực hiện dao động điều hòa với chu kì T = 3,14s và biên độ A = 1m. Tại thời điểm chất điểm đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của nó bằng:
A. 0,5m/s B. 1m/s C. 2m/s D. 3m/s
Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng k, treo vật có khối lượng m1 vào lò xo thì nó dao động với chu kì T1 = 0,3s, khi treo vật có khối lượng m2 thì nó dao động với chu kì T2 = 0,4s. Khi treo cả hai vật m1, m2 vào lò xo thì hệ dao động với chu kì bằng:
A. 0,7s B. 0,1s C. 0,24s D. 0,5s
Câu 4: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 62,8cm/s và gia tốc ở vị trí biên là 2m/s2. Lấy Biên độ và chu kì dao động của vật là:
A. 10cm; 1s B. 1cm; 0,1s C. 2cm; 0,2s D. 20cm; 2s Câu 5: Một vật dao động điều hòa có m = 500g với phương trình dao động x = 2cos( . Lấy 2 = 10. Năng lượng dao động của vật là:
A. 0,1J B. 0,01J C. 0,02J D. 0,1mJ
Câu 6: Con lắc lò xo nằm ngang. Khi vật đang đứng yên ở VTCB ta truyền cho vật nặng vận tốc v = 31,4cm/s theo phương ngang để vật dao động điều hòa. Biết biên độ dao động là 5cm, chu kì dao động của con lắc là:
A. 0,5s B. 1s C. 2s D. 4s
Câu 7: Vật dao động điều hòa có phương trình: (cm,s). Vật qua VTCB lần thứ 2 vào thời điểm:
A. 1,5s B. 0,5s C. 1s D. 2,4s
Câu 8: Một vật dao động điều hòa với phương trình )cm. Thời điểm thứ 3 vật qua vị trí x = 2cm theo chiều dương là:
117
Câu 9: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 40cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,2s. Để nước trong xô sóng sánh mạnh nhất thì người đó phải đi với vận tốc là:
A. 20cm/s B. 72km/h C. 2m/s D. 5cm/s
Câu 10: Một vật tham gia đồng thời 2 dao động thành phần cùng phương, cùng tần số x1 = 4cos100t (cm) và x2 = 4cos(100t + 2 ) (cm) có phương trình tổng hợp là: A. x = 4 2 cos(100t + 4 ) (cm) B. x = 4 2 cos100t(cm) C. x = 4cos(100t + 4 ) (cm) D. x = 4cos100t (cm) Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C D D A B A B C A