Mối liên hệ giữa dạy và học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương dao động cơ lớp 12 cho học sinh nội trú (Trang 26)

Theo Davydov: “các hoạt động dạy và học là các hoạt động cùng nhau của

thầy và trò”. Có thể diễn tả quá trình dạy học một cách giản lược theo sơ đồ 1.1.

Quá trình dạy học

Dạy Học

Truyền đạt Lĩnh hội

Điều khiển Tự điều khiển

25

Trong quá trình học, thông thường cần phải có người dạy và người học. Hai đối tượng này có quan hệ ràng buộc, bổ sung cho nhau.

Người dạy: Là người tổ chức hướng dẫn quá trình dạy học (xác định mục đích, lựa chọn nội dung, kích thích hứng thú), động cơ của người học, tổ chức việc học, sử dụng phương pháp, phương tiện một cách thích hợp.

Người học: Là người xác định mục tiêu, chủ động tích cực lĩnh hội bài giảng, lựa chọn cách học thích hợp để tìm kiếm kiến thức, cấu trúc lại vốn kiến thức của mình, vận dụng, kiểm tra đánh giá điều chỉnh việc học.

Tuy nhiên, hai mặt hoạt động trên đây chưa đồng bộ là nguyên nhân làm suy giảm hiệu quả quá trình dạy học. Việc dạy học chỉ quan tâm chủ yếu đến cách dạy học của thầy, còn cách học của trò ít được chú ý, thậm chí bị bỏ qua, không phải bao giờ hễ cứ có dạy là có học.

Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm nhiều nhân tố với vị trí và chức năng khác nhau. Trong đó giáo viên với hoạt động dạy và học sinh với hoạt động học là hai nhân tố trung tâm. Trong quá trình vận động phát triển mỗi nhân tố đều phát huy tác dụng của mình. Các nhân tố khác như mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học có hoàn thiện đến mức độ nào đi nữa nếu không thông qua thầy và trò với hoạt động dạy và học của họ thì cũng không phát huy tác dụng thực tế. Hoặc ngược lại, nếu thầy, trò và hoạt động dạy học của họ không quán triệt được mục đích và nhiệm vụ dạy học, không nắm được nội dung dạy học, không sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học ở mức độ cần thiết thì hiệu quả tác dụng của các nhân tố này sẽ hạn chế rất nhiều, thậm chí có thể mất tác dụng.

Vì vậy người ta quan niệm quá trình dạy học là quá trình có tính hai mặt: mặt hoạt động dạy và mặt hoạt động học, hai mặt hoạt động này hợp thành một thể thống nhất, tồn tại trong mối quan hệ qua lại đối với nhau. Nếu không có mối

26

quan hệ này thì không có sự tác động qua lại giữa thầy và trò, dạy với học, do đó cũng không có lý do tồn tại bản thân quá trình dạy học.

Theo thuyết dạy học cộng tác do Nguyễn Ngọc Quang tổng kết (1983) hay lý luận dạy học hợp đồng (contract didactique) do S. Zohsua đề xuất (1993). Dạy học là một hệ toàn vẹn, tích hợp, cân bằng gồm các thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, hoạt động dạy học, hoạt dộng học. Dạy có chức năng thiết kế, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra quá trình dạy học; góp phần thi công nhưng không làm thay người học. Học là tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân (tự thiết kế, tự tổ chức, tự thi công, tự kiểm tra việc học của mình) dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, hai hoạt động này thống nhất với nhau nhờ sự cộng tác.

Sự cộng tác giữa dạy và học là yếu tố duy trì, phát triển sự thống nhất, toàn vẹn của quan hệ dạy học, cũng là nhân tố dẫn đến chất lượng cao của dạy học. Đỉnh cao của dạy học cộng tác là hệ dạy học tự học - cá thể hóa - có hướng dẫn.

Khi xem xét các lí thuyết dạy học từ xa xưa cho đến nay, tác giả Đỗ Ngọc Đạt đã chia chúng thành ba nhóm cụ thể là: tiếp cận hướng vào giáo viên. Theo lí thuyết này giáo viên nắm quyền quyết định quan hệ dạy học, cả mục đích nội dung, phương pháp, không quan tâm đến ý nguyện của học sinh. Hình thức dạy theo kiểu chia lớp bài học theo kiểu giáo điều hoặc làm mẫu, bắt chước, Tiếp cận hướng vào học sinh, thuyết dạy lấy học sinh làm trung tâm, coi học sinh là chủ thể quyết định cả mục tiêu, nội dung và phương pháp của quan hệ dạy học. Tiếp cận cộng tác là sự tích hợp của hai cách tiếp cận hướng vào giáo viên, đưa ra quan điểm thống nhất biện chứng giữa dạy và học.

Tóm lại, trong lịch sử giáo dục học và thực tiễn dạy học, người ta phải giải quyết các vấn đề quan hệ giữa thầy và trò. Trong quan hệ dạy học, thầy thực hiện

27

chức năng truyền đat, điều khiển tri thức. Cấu trúc lại vốn kiến thức của mình, vận dụng, điều chỉnh việc lĩnh hội tri thức.

Như vậy, có thể nói rằng về bản chất, quan hệ dạy và học được hình dung là quan hệ giữa người thông báo và người tiếp thu thông báo, hoặc giữa người tổ chức, điều khiển chỉ đạo và người tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức. 1.5. Tìm hiểu cơ sở thực tiễn

1.5.1. Những đặc điểm riêng của trường Phổ Thông Nội Trú Đồ Sơn Hải Phòng 1.5.1.1. Lịch sử thành lập và nhiệm vụ của trường 1.5.1.1. Lịch sử thành lập và nhiệm vụ của trường

Trường PTTH nội trú Đồ Sơn được thành lập theo Quyết định số 1483/QĐ-UB ngày 12/7/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc thành lập trường Trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn trực thuộc Sở giáo dục thành phố Hải Phòng. Địa điểm được đặt tại số 6 Lý Thánh Tông, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn.

Đến tháng 8 năm 2011 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra Quyết định 1240/QĐ-UB ngày 11/8/2011 về việc ban hành Qui chế về tên trường, tổ chức, biên chế, tuyển sinh và chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Tường Phổ hông trung học nội trú Đồ Sơn trực thuộc Sở GD- ĐT Hải Phòng.

Trường PTNT Đồ Sơn là một mô hình giáo dục mới của GD và ĐT thành phố Hải Phòng. Là loại hình trường chuyên biệt nằm trong hệ thống các trường DTNT trong cả nước. Trường được xây dựng và thành lập theo chương trình mục tiêu (chương trình 7) của Bộ GD và ĐT dành riêng cho hệ thống các trường PTDTNT nhằm đáp ứng và giải quyết nhu cầu học tập của học sinh ở những vùng kinh tế có điều kiện đặc biệt khó khăn chưa có trường lớp, giải quyết vấn đề chính sách xã hội, rút ngắn khoảng cách dân trí giữa thành phố với nông thôn, miền núi với đồng bằng, đất liền với hải đảo. Ngoài ra trường còn có nhiệm vụ

28

phát hiện, bồi dưỡng chuẩn bị nguồn để đào tạo lực lượng cán bộ sau này về phục vụ ở những vùng kinh tế khó khăn ấy.

1.5.1.2. Vị trí địa lý, và cơ sở vật chất:

Trường nội trú Đồ Sơn được xây dựng ở phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Thành Phố Hải Phòng. Trường được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2001-2002.

Cơ sở vật chất của trường bao gồm 1 khu nhà nội trú 4 tầng, 1 khu giảng đường 3 tầng và khu hiệu bộ 2 tầng và một dãy khu giảng đường. Trong khu nội trú có một nhà tập đa năng, một nhà xưởng thực hành và sân tập thể thao cho học sinh.

Mặc dù vậy nhưng điều kiện cơ sở vật chất của trường nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống thư viện của trường cho đến nay hầu như đã xuống cấp, các trang thiết bị như: bàn, ghế, kệ sách vừa thiếu vừa bị hư hỏng nhiều. Số lượng và chất lượng tài liệu tham khảo và sách báo quá nghèo nàn so với nhu cầu tìm hiểu, tra cứu của học sinh. Hệ thống các phòng thí nghiệm, trang thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm chưa được trang bị kịp thời, không đồng bộ, bị hư hỏng nhiều. Những điều kiện tối thiểu giúp giáo viên chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm còn rất hạn chế.

1.5.1.3. Mô hình, tổ chức, đối tượng học sinh và qui mô đào tạo.

Hải Phòng là một địa phương có phong trào giáo dục mạnh trong cả nước. Thành phố đã tập trung mọi nguồn lực tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình đề án phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đó đề án phổ cập bậc trung học và dạy nghề đã hoàn thành vào năm 2008, 4 quận và thị xã đã hoàn thành vào năm 2005.

Trường có nhiệm vụ nuôi dạy học sinh ăn ở nội trú từ lớp 6 đến lớp 12. Các học sinh thường là con em của huyện đảo Bạch Long Vỹ, học sinh được chọn cử của huyện Cát Hải, 6 xã miền núi thuộc huyện Thủy Nguyên. Một số

29

học sinh là những con em các gia đình hoặc bản thân học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã biết vươn lên học giỏi của các huyện ngoại thành. Những trường hợp này nếu không được trợ giúp đưa vào trường nội trú sẽ phải bỏ học. Những đối tượng học sinh nằm trong diện cử tuyển đại đa số về trình độ văn hóa cũng như chất lượng giáo dục toàn diện còn nhiều hạn chế và bất cập.

Nhà trường còn là nơi đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo của Bộ, của ngành trong và ngoài thành phố. Nơi đây còn là nơi giao lưu giữa các trường, học sinh nội trú miền núi và học sinh miền hải đảo.

Có thể cho rằng trường PT Nội Trú Đồ Sơn Hải Phòng là mô hình giáo dục mới nằm trong chủ trường đa dạng hóa các loại hình giáo dục của thành phố. Học sinh được nhà trường tiếp nhận về để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục với mức hỗ trợ kinh phí tiền ăn, bằng 460 nghìn đồng/tháng/học sinh, hưởng 9 tháng/năm.

Qui mô nhà trường ổn định với 15 lớp, 3 ban giám hiệu, 36 giáo viên, 10 nhân viên. Các giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn về việc giảng dạy chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường đã được các huyện cử tuyển và qua xét duyệt của Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng.

1.5.1.4. Công tác quản lý học sinh.

Nhà trường thực hiện quản lý toàn diện đối với học sinh trong suốt thời gian học tập tại trường bằng các chế độ, quy chế, quy định, nội quy phù hợp với đặc điểm của trường PT Nội trú.

Học sinh được tham gia các tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa. Trong những năm gần đây tỉ lệ học sinh giỏi thành phố của trường đã tăng, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao hơn những năm học trước.

30

1.5.1.5. Một số thành tựu đã đạt được

Trong nhiều năm tỷ lệ học sinh đỗ đại học và cao đẳng của trường đạt trên 35%, đặc biệt năm học 2012-2013 tỷ lệ học sinh đỗ đại học và cao đẳng của trường đạt trên 50% và được Bộ giáo dục và đào tạo xếp thứ 759 trên 2000 trường PTTH trên cả nước.

Nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học đã trở lại địa phương để phục vụ cống hiến cho quê hương mình.

Với điều kiện các em ở vùng sâu vùng xa, kinh tế khó khăn, các em được cấp học bổng. Nhà trường sử dụng số tiền học bổng đó để tổ chức nấu ăn phục vụ học sinh (số tiền học bổng vào khoảng 12.000đ/ngày). Tuy đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn nhưng phần lớn các em đều học giỏi, chăm ngoan, có ý thức kỷ luật tốt. Năm 2005 trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia.

1.5.2. Thực trạng việc dạy và học vật lý ở trường PT Nội Trú Đồ Sơn 1.5.2.1. Thực trạng chung về dạy và học vật lý trong những năm qua 1.5.2.1. Thực trạng chung về dạy và học vật lý trong những năm qua

Qua tìm hiểu thực tế dạy và học của trường PTNT Đồ Sơn chúng tôi nhận thấy rằng:

* Về phía giáo viên:

Phần lớn vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chưa có sự đổi mới sáng tạo trong giảng dạy. Trong nhiều tiết dự giờ chúng tôi thấy: GV khi giảng dạy có đặt câu hỏi cho học sinh nhưng chất lượng câu hỏi chưa cao, đơn giản, ít câu hỏi mang tính định hướng cho học sinh. Bên cạnh đó, một số câu hỏi lại quá khó, do đó không tạo được cơ hội cho học sinh tích cực suy nghĩ và giải quyết vấn đề cơ bản trong môn học. Trong giờ học GV rất ít sử dụng thí nghiệm để giới thiệu và chứng minh kiến thức mới. 100% GV được hỏi ý kiến họ cho biết các thầy cô ít cho HS làm thí nghiệm trên lớp khi nghiên cứu bài mới với các lí do:

31

- Không có hoặc dụng cụ thí nghiệm thiếu đồng bộ hoặc bị hỏng

- Một số dụng cụ thí nghiệm cồng kềnh, lắp ráp mất nhiều thời gian làm thời gian giảng bài bị hạn chế.

Hầu hết GV đều có nhận xét: giờ học Vật lí nếu kết hợp được thí nghiệm, biết cách tổ chức tình huống học tập thì sẽ kích thích được sự say mê, hứng thú, sáng tạo của học sinh.

Song do những khó khăn nêu trên một phần do GV và HS đã quen nếp học cũ nên GV chỉ cần cho HS quan sát một số thí nghiệm đơn giản, một số dụng cụ trực quan còn chủ yếu GV vẽ hình lên bảng rồi mô tả và giải thích cho HS.

* Về phía học sinh.

+ Đa số học sinh được hỏi cho rằng ít hoặc chưa có hứng thú học môn Vật Lý. + Một số khác cho rằng học vật lí chỉ để thi đại học nên chỉ chú ý vào học thuộc lí thuyết, cố gắng làm nhiều bài tập là đủ.

+ Rất ít học sinh có hứng thú học tập thực sự vì ý nghĩa thiết thực của môn Vật Lý.

+ Nhìn chung học sinh chưa hăng hái, hứng thú trong giờ học vật lí, ngại bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình

+ Cách thức học vật lí của học sinh trong trường chủ yếu học theo vở ghi là chính.

+ Học sinh cho rằng vật lí là một môn học khó và trừu tượng; về lý thuyết đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất của hiện tượng, không chỉ học thuộc lòng. Về bài tập thì yêu cầu phải có khả năng phân tích, tổng hợp, lập luận, biến đổi toán học phức tạp...

+ Khả năng tự học, mức độ tích cực, tự lực trong việc học tập môn Vật lý còn nhiều hạn chế. Năng lực tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức còn ở mức thấp.

32

+ Thông qua công tác dự giờ chúng tôi thấy đa số HS quen thụ động nghe giảng, chăm chú ghi chép những kiến thức trên bảng, ít suy nghĩ, khả năng diễn đạt trình bày còn yếu.

* Xét về phương pháp học tập:

Phần nhiều học sinh nội trú rất chịu khó học tập song hầu hết chưa có phương pháp hợp lí, khoa học. Học sinh còn học một cách thụ động, nghe giảng, còn rụt rè, nhút nhát, ít trao đổi với thầy cô bạn bè, ghi nhớ, ít có đề xuất tham gia vào quá trình tìm kiếm lĩnh hội kiến thức.

+ Học sinh nặng về học thuộc lòng, chưa biết tìm đến bản chất Vật lý và xác định trọng tâm vấn đề cần nghiên cứu. Khả năng tự học của học sinh còn yếu, chưa biết cách tự nghiên cứu thong qua sách và tài liệu tham khảo.

Nói chung đại đa số học sinh chưa biết phân bổ thời gian hợp lí, không biết lập kế hoạch học tập.

Chúng tôi cho rằng, chương “Dao động cơ” gồm những kiến thức rất quan trọng của chương trình Vật lí lớp 12. Kiến thức chương này có thể giúp cho việc nghiên cứu các chương Sóng cơ, dao động và sóng điện từ, dòng điện xoay chiều. Đồng thời giúp học sinh hiểu được các loại dao động và ý nghĩa của nó trong đời sống.

1.5.3. Điều tra thăm dò tình hình dạy và học chương “Dao động cơ” Vật lý 12 ban cơ bản ở trường PT Nội Trú Đồ Sơn

Chúng tôi cho rằng, chương “Dao động cơ” gồm những kiến thức rất quan trọng của chương trình Vật lí lớp 12. Kiến thức chương này có thể giúp cho việc

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương dao động cơ lớp 12 cho học sinh nội trú (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)