Chúng tôi tiến hành ghi phổ hồng ngoại của một số mẫu xúc tác đại diện để xem xét đến vị trí của các anion cacbonat, nhóm hiđroxit bề mặt trong lớp brucite. Hình 3.3 biểu diễn tín hiệu tương ứng các dao động xuất hiện trong các mẫu xúc tác
rắn THC02 (Mg0,56Cu0,14Al0,3) và THC04 (Mg0,42Cu0,28Al0,3) ghi được trong khoảng
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chuyên ngành Hóa dầu
38
Hình 3.3 Phổ hồng ngoại của các mẫu Mg0,56Cu0,14Al0,3(OH)0,2(CO3)0,15xH2O và Mg0,42Cu0,28Al0,3(OH)0,2(CO3)0,15xH2O.
Quan sát hình 3.3 nhận thấy phổ hồng ngoại của mẫu xúc tác Mg-Cu-Al xuất
hiện đỉnh phổ 3468 cm-1 chân rộng được cho là do sự kéo căng nhóm OH của phân
tử nước và nhóm hiđroxit trong các lớp [13,16,24]. Đồng thời ở đỉnh phổ này cũng
xuất hiện bờ vai ở 3076 cm-1 được gán cho dao động của liên kết hidro giữa nước và
các anion chèn giữa các lớp brucite. Đỉnh phổ sắc nét tại 1377 cm-1 đặc trưng cho
dao động kéo căng bất đối xứng của CO32- trong các lớp hiđrotanxit [24,35,42].
Điều này khẳng định sự tồn tại của anion cacbonat trong lớp hidroxit của
hiđrotanxit [42]. Trong khi đó, nhóm các đỉnh phổ tại 444, 660, 779 và 856 cm-1 lần
lượt tương ứng cho dao động tịnh tiến của nhóm Al - O, Cu – O, Al – OH trong lớp bát diện của hiđrotanxit và dao động biến dạng của Al – OH [12,13,33,44].
Từ kết quả nhiễu xạ tia X, phổ EDS và phổ hồng ngoại cho thấy mẫu xúc tác rắn thể hiện thành phần, đặc trưng cấu tạo và cấu trúc của họ vật liệu hiđrotanxit [34,42,48]. Vì vậy, một số mẫu xúc tác tiếp tục được khảo sát các đặc tính hình thể học và bề mặt riêng của họ vật liệu được bằng các kỹ thuật SEM, TEM, BET ...
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chuyên ngành Hóa dầu
39