mạng. Họ là hiện thân cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ với những phẩm chất của người anh hùng trên quê hương Nam Bộ.
SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN
Đề 19 Th ờ i gian làm bài: 180 phút
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nướcỢ. (Hồ Chắ Minh)
1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trắch.
2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?
4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại?
Phần 2: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Han tơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau:
Ộ Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được
bằng cách tự họcỢ
Anh /chị hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ trình bày những suy nghĩ của mình về câu nói trên.
Câu 2 (4 điểm)
Phân tắch tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân.
HẾT
(Yêu cầu giám thị coi thi không giải thắch gì thêm)
ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015MÔN: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trắch. (0,5 điểm)
"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)
Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó"
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc? (1 điểm)
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...
- Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.
4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại? (1 điểm)
- Giải thắch khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tắch cực của mỗi công dân với đất nước.
- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tắnh truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chắ bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộcẦ; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc...
- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhậpẦ, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...
- Bàn luận vấn đề:
* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao taẦ)
* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có. * Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...
Phần 2: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Yêu cầu chung: Thắ sinh biết vận dụng kiễn thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã
hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ rang, có cảm xúc, bảo đảm tắnh liên kết, không mắc lỗi chắnh tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Ớ Mở bài : Nêu được vấn đề cần nghị luận... (0,5 điểm) Ớ Thân bài: (2 điểm)
1/ Giai thắch câu nói của Đácuyn : Chân lý về sự tự học giúp người ta làm những điều
có ý nghĩa. Tự học là thực chất của sự học, tắch cực chủ động đế với kiến thức, là tìm kiếm tri thức ngoài sách vở nhà trườngẦ
2/Bàn luận ( phân tắch, chứng minh, bình luận ...):
- Con người biết tự học là con người có ước mơ, hoài bão, có lắ tưởng đóng góp cho cuộc sống, vì :
+ Có hoài bão, có mục đắch ta mới có phương hướng để tự học,tìm tòi, biết học có phương pháp ( d/c)
+ Có hoài bão con người mới có kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua khó khăn (d/c)
( Đác uyn : việc học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông)
-Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường: xác lập hoài bão, mục đắch để định hướng tự học, rèn luyện thói quen tự học, chuẩn bị tinh thần tự học, tận dụng các điều kiện để tự học (sách, báo, internetẦ)
- Đánh giá , nhận xét vấn đề: phát biểu của Đácuyn là một kinh nghiệm quý báu....
- Rút bài học và liên hệ bản thân : chúng ta phải biết tự học để thành tài, lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước
Câu 2 (4 điểm)
Yêu cầu chung: Thắ sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn
học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt. Không mắc lỗi chắnh tả, từ ngữ, ngữ pháp.
1- Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật. (0,5 điểm)2- Thân bài: (3 điểm) 2- Thân bài: (3 điểm)
a. Sự ngạc nhiên đến sững sờ
Tình huống đặc biệt làm cho bà cụ Tứ ngạc nhiên, ấy là việc con trai mình đã lấy vợ. Bà cụ ngạc nhiên vì con mình nghèo, xấu xắ, dân ngụ cư lại đang thời buổi đói khát, nuôi thân chẳng xong. Tràng còn dám lấy vợ, rước thêm miệng ăn. Khi bà cụ đi làm về muộn, thấy người đàn bà ngồi ở đầu giường con mình bà rất ngạc nhiên, càng ngạc nhiên hơn khi được người đàn bà chào bẳng u và được Tràng giới thiệu: ỘKìa nhà tôi nó chào uỢ.."Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạỢ. Bà ngạc nhiên đến mức không còn tin được vào mắt và tai mình nữa: ỘBà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt minh nhoèn thì phài. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay sang nhìn con tỏ ý không hiểuỢ.
b. Vừa mừng vừa tủi
- Khi đã vỡ lẽ, đã hiểu ra con mình Ộnhặt" được vợ, bà Ộcúi đầu nắn lặng. Bà liên tưởng đến bao cơ sự Ộoái ămỢ Ộai oánỢ Ộxót thương" cho số kiếp của đứa con mình. Bà liên tưởng đến người chồng quá cố, đến đứa con gái đã qua đời, lòng bà trĩu nặng tủi buồn, xót xa.
- Bà cụ Tứ mừng cho con từ nay yên bề gia thất, tủi thân làm mẹ không lo nổi vợ cho con. Giờ đây giữa lúc người chết đói "như ngả rạ" lại có người theo con trai bà về làm vợ. Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn. Biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng khi con đã có vợ. Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nỗi khó khăn này.
ỘTrong kẽ mắt kém nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt". ỘChúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá!..Ợ Ộừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...Ợ . "Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chânỢ. Bao nhiêu tình yêu thương chân thành tha thiết của người mẹ thể hiện trong những lời giản dị mộc mạc ấy. - Bà cụ xót xa thương dâu, thương con, tủi phận mình: Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng". Bao nhiêu lo lắng ngổn ngang trong lòng.
c. Nỗi lo
Bà cụ Tứ lo lắng thực sự cho con trai, con dâu, lo cho cái gia đình nghèo túng của bà giữa lúc đói kém này liệu có nuôi nổi nhau? Tương lai rồi sẽ ra sao. . Bà chấp nhận cái Ộhạnh phúcỢ oái oăm éo le của gia đình. Ngẫm cái phận nghèo bà tự nhủ: ỘCó gặp
bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...". Bà chỉ biết khuyên con, khuyên dâu thương yêu nhau, ăn ở hoà thuận với nhau để cùng vượt qua cơn khốn khó. Đó là nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời có tấm lòng sâu thẳm đối với con mình. Trong sự lo lắng tủi hờn vẫn nhen nhóm một niềm tin.
d. Niềm tin
- Trong cái mừng, cái tủi, cái lo, người đọc vẫn thấy được niềm vui của bả cụ. Một niềm vui tội nghiệp không sao cất cánh lên được, cứ bị cái buồn, cái lo nắu kéo xuống. Nhưng bà cụ Tứ cố vui và gắng làm cho con, cho dâu vui.
* Vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai: ỘRồi ra may mà ông giời cho khá..." ai giàu ba
họ ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau. Bà cụ Ộnói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau nàyỖỖ.
* Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa. Bà cụ giẫy cỏ cho sạch vườn. ỘCái
mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cừa".
* Vui trong bữa cơm sáng, bữa cơm đầu tiên có con dâu đó là một bữa Ộtiệc" với món
cháo loãng và món Ộchè khoánỢ đắng chát - một bữa ăn ngày đói rất thảm hại nhưng bà cụ cố tạo ra niềm vui để động viên an ủi con trai, con dâu.
- Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt, ngặt nghèo đến tàn bạo đã đầy đoạ mẹ con bà. Bà vẫn cố tạo không khắ hoà thuận ấm cúng trong gia đình và kể chuyện làm ăn, nuôi gà... tươi cười đon đả múc cho con dâu những bát cháo cám.
Tuy nhiên cái vui ấy, dù là rất nhỏ bé mà vẫn mong manh, vẫn chìm đi trong cái tăm tối hiện tại: Tiếng khóc, mùi đốt đống rấm ờ những nhà có người chết đói. Bà cụ nghĩ đến ông lão, đến đứa con út, đến cuộc đời cực khổ dài dặc dặc của mình, đến cái Ộđói to" trước mắt. Bà cụ phấp phỏng nghĩ về con trai, về con dâu.
Ớ Nhân vật bà cụ Tứ mang nét đạo lắ truyền thống:
Trong cái thân hình khẳng khiu, tàn tạ, với Ộcái mặt bủng beo, u tốiỢ bà vẫn nung nấu một ý chắ sống mãnh liệt. Bà là hiện thân của những người mẹ nghèo khổ mà từng trải, hiểu biết: hết lòng thương yêu con, yêu thương những cảnh đời tội nghiệp, oái oăm. Bà nung nấu một khát vọng về cuộc sống gia đinh hạnh phúc.
3- Kết bài: (0,5 điểm)
Qua nhân vật bà cụ Tứ, với những diễn biến tâm trạng phức tạp - dưới ngòi bút nhân đạo của Kim Lân - nội dung nhân đạo sâu sắc, cảm động của ỘVợ nhặtỢ đã động chạm đến nơi sâu thẳm nhất của lòng người, bắt độc giả phải khóc, phải cười, phải sống cùng nhân vật của mình.
SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN
Đề 20 Th ờ i gian làm bài: 180 phút
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
..."Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ắch chắnh đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó." (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
1. Nội dung cơ bản của đoạn trắch là gì?
2. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào? 3. Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
4. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chắ Minh khẳng định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ."
Anh/ chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai vãn bản? Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống cao quắ nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc
Phần 2: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Bersot nói: ỘTrong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của
người mẹỢ.
Viết một bài văn khoảng 400 từ trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói trên?
Câu 2 (4 điểm)
Bàn về nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia
đình (Nguyễn Thi), có người cho rằng tắnh cách ở hai nhân vật này vừa có những nét
giống nhau lại vừa có những nét khác nhau. Suy nghĩ của em về ý kiến trên ?
HẾT
(Yêu cầu giám thị coi thi không giải thắch gì thêm)
ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015MÔN: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN
1. Nội dung cơ bản của đoạn trắch là gì? (1 điểm)
Khẳng định ý chắ kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
2. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào? (0,5 điểm)
Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép lặp với các từ ngữ: chủ quyền, thiêng liêng, lãnh thổ, biển đảo, vùng biển...
3. Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Phương thức nghị luận.
4. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chắ Minh khẳng định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ."
Anh/ chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống cao quắ nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc? (1 điểm)
- Thông điệp chung của cả hai văn bản đều khẳng định ý chắ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước với bất cứ giá nào, vì "không có gì quắ hơn độc lập, tự do!"