ĐÁP ÁN CHẤM THI Câu I (2,0 điểm)

Một phần của tài liệu tổng hợp đề thi ngữ văn quốc gia (Trang 28)

1/Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học là chắnh. (0.25)

Lắ do: Nội dung bàn về vấn đề khoa học phổ cập, đó là tác hại của rượu, bia, thuốc lá Ầ ảnh hưởng đến việc sinh con. Dùng từ ngữ khoa học: thắ nghiệm, biến đổi gienẦ.Câu văn, đoạn văn có kết cấu chặt chẽ theo quan hệ nhân-quả. (0.25)

2/ Văn bản trên đề cập vấn đề tác hại giữa những thói quen xấu ( hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu) ở người đàn ông khi muốn có con, đến các thế hệ con của ông ta. Đó là kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học. (0.25)

Văn bản này phù hợp với đông đảo người đọc, kể cả những người đọc không thuộc chuyên ngành khoa học. (0.25)

3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. (0.5)

Ý nghĩa: Cảnh báo nếu bậc cha mẹ làm những điều thất đức, sau này con cháu họ hứng chịu. Trong văn bản trên, việc ăn mặn của đàn ông thể hiện ở hành vi hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu. Còn việc khát nước thể hiện con của họ sẽ bị gây hại. (0.5)

Câu II (3,0 điểm)

Yêu cầu: Học sinh hiểu đúng và đưa ra những ý kiến bàn luận hợp lý về vấn đề tư tưởng đặt ra trong đoạn thơ. Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chắnh tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khắch những bài làm sáng tạo.

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau: 1 Cảm nhận, phân tắch ngắn gọn đoạn thơ để phát hiện vấn đề được đặt ra: 0,5đ

- Tôn trọng và đề cao con người cá nhân vì mỗi cá nhân đều có cuộc đời, số phận riêng phong phú, độc đáo (không tẻ nhạt, không hành tinh nào sánh nổi);

- Quan hệ giữa cá nhân và xã hội: mỗi cá nhân mang trong nó một phần đặc tắnh, lịch sử phát triển của cả công đồng và dù hết sức nhỏ bé nhưng mỗi cá nhân góp phần làm nên sự đa dạng cho xã hội. (Ộchứa một phần lịch sửỢ,Ầ).

2 Phát biểu suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong đoạn thơ 2.1. Giải thắch 2,0đ

- Mỗi con người là một cá thể độc đáo, không lặp lại. Nếu chịu khó tìm hiểu con người, đi sâu vào thế giới nội tâm của họ sẽ thấy mỗi cá nhân Ờ dù thoạt nhìn có vẻ tẻ nhạt, nhàm chán Ờ là một thế giới không cùng, một quyển sách đọc không bao giờ hết. Những nét đặc sắc ấy hợp thành màu sắc phong phú, đa dạng cho xã hội. (dẫn chứng + phân tắch) - Không có từng cá nhân thì không thể có xã hội, cũng không thể có lịch sử phát triển xã hội. Dù không phải là tướng lĩnh tài ba, lãnh tụ xuất chúng hay nhà bác học lỗi lạc, bất kì cá nhân nào cũng có thể góp sức vì sự phát triển chung. (dẫn chứng + phân tắch)

2.2. Rút ra bài học 0,5đ

Hiểu đúng về quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhận thức rõ vai trò cá nhân sẽ giúp ta: - Tôn trọng giá trị của mỗi con người, dù họ làm những việc rất giản đơn, bình thường hay không có tài năng gì đặc biệt.

- Mỗi người nỗ lực phấn đấu để sống một cuộc đời phong phú, có ắch cho xã hội. Mỗi học sinh phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ắch, có đóng góp cho xã hội,Ầ.

- Tăng cường tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh chung.

Câu III (5,0 điểm):

Làm Văn Phân tắch một vẻ đẹp hình tượng con sông Đà để làm sáng tỏ nhận định . Từ đó, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của cá nhân với dòng sông quê hương hiện nay. 5.0

A. Yêu cầu về kĩ năng

- Thắ sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một đoạn trắch, tác phẩm văn xuôi. Từ đó, liên hệ một vấn đề xã hội liên quan.

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận; Không mắc lỗi chắnh tả, dùng từ, ngữ pháp; - Khuyến khắch những bài viết sáng tạo.

B. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Tuân, đoạn trắch tuỳ bút Người lái đò sông Đà và những vẻ đẹp của dòng sông Đà, thắ sinh chọn được một vẻ đẹp mà mình tâm đắc để nghị luận.

I/ Mở bài : - Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;

- Nêu nhận định của SGK và khẳng định vẻ đẹp ở hình tượng sông Đà cũng như suy nghĩ, tình cảm với dòng sông quê hương 0.5

II) THÂN BÀI :

1 Khái quát về tác phẩm : 0,5đ Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, cảm hứng sáng tác của nhà văn, những vẻ đẹp của dòng sông.

2 Phân tắch một vẻ đẹp của hình tượng sông Đà 2,0

Thắ sinh có thể tự do chọn một trong hai vẻ đẹp của sông Đà ( như kì vĩ, hào hùng hoặc trữ tình, thơ mộng Ầ) để nghị luận.

Thắ sinh có thể trình bày, diễn đạt khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý chắnh: - Đó là vẻ đẹp nào?

- Vẻ đẹp đó được biểu hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm?

+ Xác định được những dẫn chứng tiêu biểu trong đoạn trắch thể hiện vẻ đẹp đó

+ Khai thác từ ngữ, chi tiết nghệ thuật trong cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, các biện pháp tu từẦđể làm rõ vẻ đẹp đó.

- Vẻ đẹp đó góp phần hoàn chỉnh vẻ đẹp hình tượng dòng sông Đà như thế nào? Qua vẻ đẹp đó, nhà văn muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm gì?

3 Nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình dượng con sông Đà: 0,5đ

Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng để xây dựng vẻ đẹp ấy nói riêng và góp phần làm nên thành công của tác phẩm nói chung, thể hiện phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân như thế nào?

4 Suy nghĩ, tình cảm về dòng sông quê hương hiện nay 1,0 đ

- Khẳng định dòng sông quê hương vẫn giữ được nét đẹp thiên tạo và nhân tạo, vừa bồi đắp phù sa màu mỡ, góp phần làm nên cuộc sống no ấm, thanh bình;

- Tuy nhiên, vẫn còn không ắt dòng sông trở thành dòng sông chết vì rơi vào ô nhiễm, cạn kiệtẦCần phải có thái độ phê phán những kẻ gây ra tình trạng này, đồng thời phải có biện pháp khắc phục thiết thực.

( Có dẫn chứng thực tế và phân tắch thuyết phục) III/ KẾT LUẬN : 0,5đ

- Kết luận chung về vẻ đẹp đã phân tắch - Nêu ý nghĩa của hình tượng.

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

Đề 11 ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 180 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tắ, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tắ.

(Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Ngữ Văn 11) Ớ Chỉ rõ và phân tắch hiệu quả của nghệ thuật đối lập, tương phản trong đoạn

văn trên.

Ớ Nhận xét về nhịp điệu và lời văn của Thạch Lam.

Ớ Hình ảnh ngọn đèn lặp đi lặp lại trong đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 2: (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: ỘBiết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơnỢ.

Câu 3 (5,0 điểm)

ỘPhong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tắnh chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.Ợ

(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)

Từ hình tượng sông Hương trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến trên.

===== Hết ===== HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: 2,0 điểm 1. 1,0 đ

- Chỉ ra nghệ thuật đối lập tương phản: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.

+ ánh sáng tù mù, leo lét, yếu ớt: ánh sáng ngọn đèn con của chị Tắ, bếp lửa bác Siêu Ộchiếu sáng một vùng đất cátỢ, những hột sáng từ ngọn đèn vặn nhỏ của Liên.

+ bóng tối mịt mùng Ộtối hết cả..., các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữaỢ. Ớ Hiệu quả:

+ Sự tương phản ấy làm cho ta cảm nhận cả phố huyện chìm trong bóng tối.

+ Những ánh sáng tù mù, leo lét gợi liên tưởng đến những kiếp người nhỏ bé cũng sống lay lắt, sống leo lét trong cái đêm dài của xã hội cũ.

2. 0,5đ

từ Ộcon đường, ngọn đènỢ tạo nên một sự vắt dòng khiến câu văn nhẹ nhàng như những vần thơ.

- Lời văn: Thạch Lam không tìm những từ tác động mạnh vào trực cảm, giác quan của con người mà nhẹ nhàng, tự nhiên, bình dị.

3. Hình ảnh ngọn đèn gợi suy nghĩ: 0,5đ

+ Nghĩa thực: cho thấy cảnh sinh hoạt nơi phố huyện khi đêm về, mỗi cư dân kiếm sống trong đêm đều mang theo một ngọn đèn.

+ Nghĩa biểu tượng: những ngọn đèn bé nhỏ gợi liên tưởng đến những kiếp người bé nhỏ, leo lét.

+ Gợi suy nghĩ về thực tại xã hội lúc bấy giờ

Câu 2: 3,0 điểm

Ý 1: Giới thiệu vấn đề. 0,25 đ Ý 2: Giải thắch ý kiến 0,5đ

Ớ Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống.

Ớ Biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác.

Ớ Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình.

Ý 3: Luận bàn 1,75đ

Ớ Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn.

Ớ Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách.

Ớ Phê phán thái độ tự cao tự đại, phê phán thái độ tự ti mặc cảm. Ý 4: bài học nhận thức và hành động 0,5 đ

Ớ Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Ớ Nghiêm khắc đối với chắnh mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách.

Câu 3: 5,0 điểm

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận 0,5đ 2. Giải thắch ý kiến 0.5đ

Phong cách văn học là những nét riêng, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống... phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.

3. Bàn luận 3,5đ

3.1. Khẳng định vấn đề

- Hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? góp phần khẳng định phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Nét độc đáo trong phong cách của nhà văn biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ và giọng điệu riêng biệt.

3.2. Biểu hiện của phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường khi xây dựng hình tượng sông Hương

3.2.1 Cách nhìn, cách cảm thụ có tắnh chất khám phá - Sông Hương luôn được cảm nhận ở vẻ đẹp giàu nữ tắnh:

sa của một vùng văn hóa xứ sở, là người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, là nàng Kiều trong đêm tình tự với Kim Trọng, là người con gái dịu dàng của đất nước.

+ Sông Hương được miêu tả bằng một hệ thống từ ngữ gợi nét đẹp đặc trưng của người phụ nữ: sắc đẹp dịu dàng, đường cong thật mềm, hình cung thật tròn, dòng sông mềm như tấm lụa, uốn một cánh cung rất nhẹ, điệu slow tình cảm, ngập ngừng như muốn đi muốn ở, những vấn vương của một nỗi lòng, chút lẳng lơ kắn đáo của tình yêu... Đó là vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kắn đáo nhưng cũng đầy gợi cảm.

- Sông Hương được miêu tả trong chiều sâu của những giá trị văn hóa:

+ Hình ảnh so sánh mới lạ: là bản trường ca của rừng già, vẻ đẹp trầm mặc như triết lắ, như cổ thi, điệu slow tình cảm, là không gian sinh thành và nuôi dưỡng nền âm nhạc cổ điển Huế, là hành động rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây...

+ Trong quan hệ với thi ca, sông Hương luôn gợi những cảm hứng mới mẻ, không bao giờ tự lặp lại mình... Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó...

3.2.2. Giọng điệu riêng biệt - Giọng điệu tha thiết, yêu thương:

+ Dõi theo hành trình của sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi về với biển. + Phát hiện những biến đổi tinh tế của sông Hương trong không gian và thời gian. + Phát hiện mối liên hệ khăng khắt giữa vẻ đẹp của sông Hương với mảnh đất cố đô và những nét đặc trưng trong văn hóa của con người xứ Huế.

- Giọng điệu dịu dàng, mê đắm: hành trình của sông Hương được miêu tả trong sự liên tưởng đến câu chuyện tình yêu mãnh liệt, say đắm với nhiều cung bậc cảm xúc: mong đợi, vui sướng, ngập ngừng, bịn rịn, lưu luyến, nhớ nhung...

- Giọng điệu tự hào, trân trọng:

+ Khám phá nét riêng, độc đáo của sông Hương trong tương quan với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới để chợt nhớ và yêu quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố.

+ Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó... là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.

4. Đánh giá khái quát 0.5

- Thông qua cách nhìn, cách cảm thụ có tắnh chất khám phá, giọng điệu riêng biệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc hình ảnh một sông Hương vừa quen, vừa lạ, vừa chân thực nhưng đầy sức gợi.

- Sông Hương trong bài kắ là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ tinh tế tài hoa, một cái tôi giàu vốn văn hóa và trắ tưởng tượng phong phú, một cái tôi say đắm với tình yêu quê hương đất nước. Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nên sự đa dạng cho thể loại kắ nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung.

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

Đề 12 ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 180 phút

(Không kể thời gian phát đề)

I. Phần đọc Ờ hiểu: 3 điểm

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn?

Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ gia chủ rất trân trọng khách mời.

Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả. ( ... ) Trẻ trung có ( số này chiếm đông hơn cả ), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong

Một phần của tài liệu tổng hợp đề thi ngữ văn quốc gia (Trang 28)