Đánh giá hung

Một phần của tài liệu tổng hợp đề thi ngữ văn quốc gia (Trang 40)

- Trên cơ sở những hiểu biết về vấn đề nghị luận, học sinh có thể trình bày theo

cĐánh giá hung

- Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hoá, phép liên tưởng ứng chiếu song hành, xà nu vừa là đối tượng miêu tả, vừa là phương tiện biểu hiện

- Hình tượng xà nu- hình tượng trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là một ẩn dụ lớn biểu tượng cho cuộc sống, phẩm chất của dân làng Xô Man và đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong chiến tranh.

- Tuy nhiên, cảm hứng chủ đạo của những trang viết say mê về Rừng xà nu không phải là cảm hứng đau thương mà là cảm hứng về một sự sống kiên cường, hiên ngang, mạnh mẽ tồn tại ngay dưới tầm đại bác, một sự sống vượt lên mọi sự huỷ diệt tàn bạo của bom đại kẻ thù.

0.5 0.5

Lưu ý chung:

- Giám khảo chỉ cho điểm tuyết đối khi học sinh đảm bảo các yêu cầu về mặt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học và đạt được những yêu cầu về kiến thức.

- Thắ sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, có cách cảm nhận và kiến giải sáng tạo, nhưng phải có căn cứ xác đáng,không thoát li văn bản.

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN

ĐỀ 15 Th i gian làm bài: 180 phút

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nướcỢ. (Hồ Chắ Minh)

1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trắch.

2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.

3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?

4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại?

Phần 2: Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Anh,chị hãy viết bài văn khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của mình về tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống

Câu 2 (4 điểm)

Phân tắch hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn ỘChiếc thuyền

ngoài xaỢ của Nguyễn Minh Châu.

HẾT

(Yêu cầu giám thị coi thi không giải thắch gì thêm)

ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trắch. (0,5 điểm)

"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)

Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó"

3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn ch́m..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc? (1 điểm)

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...

- Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại? (1 điểm)

- Giải thắch khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tắch cực của mỗi công dân với đất nước.

- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tắnh truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chắ bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộcẦ; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc...

vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...

- Bàn luận vấn đề:

* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao taẦ)

* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có. * Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...

Phần 2: Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Yêu cầu chung: Thắ sinh biết vận dụng kiễn thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã

hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ rang, có cảm xúc, bảo đảm tắnh liên kết, không mắc lỗi chắnh tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Một phần của tài liệu tổng hợp đề thi ngữ văn quốc gia (Trang 40)