III. Thực trạng quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
1. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất.
1.1 Quản trị RRLS tại NHTMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng có qui chế tổ chức hoạt động trong lĩnh vực QTRRLS, qui chế này qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong ngân hàng, từ HĐQT đến các phòng ban chuyên môn. Năm 2013, Vietinbank đã bắt đầu đi vào áp dụng cơ chế QTRRLS tương ứng với quy mô và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cơ chế này tạo điều kiện để giám sát và vận hành QTRRLS hiệu quả. Cơ chế quản trị được thể hiện như sau:
Nguồn: Vietinbank
Chính sách của QTRRLS còn được thể hiện tại các qui định về vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ (Equity) đối với toàn bộ TSC của ngân hàng (Tier1+Tier2 /Total assets) theo Basel 2 để đảm bảo có đủ vốn trong trường hợp tổn thất xảy ra.
Để công tác QTRRLS đảm bảo chuyên sâu, toàn diện và mang tính hệ thống, NHCT phân chia trách nhiệm kiểm soát theo ba vòng như sau:
Kiểm soát vòng 1
Bộ phận QLCĐV trực thuộc phòng Quản lý cân đối vốn và Kế hoạch tài chính chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp với Phòng Đầu tư, các phòng Khách hàng tại Trụ Sở chính, phòng Kinh doanh ngoại tệ, phòng Định chế tài chính, phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh, Sở giao dịch và các Chi nhánh chịu trách nhiệm là vòng kiểm soát đầu tiên thực hiện QTRRLS hàng ngày bao gồm các công việc nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro lãi suất của Vietinbank.
Kiểm soát vòng 2
quy trình, hướng dẫn quản trị rủi ro lãi suất; thiết lập và rà soát các hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện quản trị rủi ro lãi suất của các đơn vị tại vòng 1 và thực hiện báo cáo độc lập tình hình rủi ro lãi suất lên BLĐ và các đơn vị liên quan. Phòng QLRRTT chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vòng 1 để đảm bảo mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động điều hành kinh doanh hàng ngày của các đơn vị vòng 1 được nhận diện, đo lường, quản lý chặt chẽ và được báo cáo kịp thời đến các cá nhân, đơn vị liên quan.
Kiểm soát vòng 3
Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo quy định của Vietinbank tại các đơn vị vòng 1 và vòng 2 đảm bảo việc triển khai thực hiện quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở hai vòng trên.
Do những biến động bất thường lãi suất, trong những năm qua Vietinbank quản trị RRLS theo hướng thận trọng nhằm đảm bảo chiến lược kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Ủy ban ALCO đã họp định kỳ hàng tháng và đột xuất để đề ra các giải pháp quản lý rủi ro lãi suất, đồng thời phân tích và dự báo các kịch bản để chủ động đối phó với các biến động của thị trường. Trên cơ sở chính sách thay đổi lãi suất trong từng thời kỳ Ủy ban ALCO ban hành các giải pháp đề xuất HĐQT phê duyệt và áp dụng cho toàn hệ thống Vietinbank.
Ngân hàng đã căn cứ vào cân đối vốn kinh doanh của mình, cân đối vốn trên thị trường và xu hướng lãi suất trên thị trường, thông tin từ các ngân hàng lớn và đối tác, thông tin chính sách từ NHNN ... dự báo diễn biến lãi suất trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm, Vietinbank sẽ tăng cường các khoản đầu tư dài hạn trong phạm vi hạn mức an toàn để tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng, ngân hàng sẽ tăng cường tỷ trọng đầu tư ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất.
Ngân hàng đã quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn và chi phí quản lý; lãi suất cơ sở khi cho vay xác định căn cứ trên lãi suất huy động nguồn tài trợ. Bên cạnh đó, lãi suất các chi nhánh cho vay tối thiểu bằng mức sàn quy định. Do lãi suất thị trường biến động khôn lường trong thời gian qua, Vietinbank đã quy
định đối với lãi suất cho vay trung, dài hạn bắt buộc phải thả nổi để giảm thiểu tối đa rủi ro về lãi suất có thể phát sinh.
Ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất ở cả hai cấp độ giao dịch và danh mục, trong đó tập trung quản lý nhiều hơn ở cấp độ giao dịch.
1.2 Sử dụng các công cụ phái sinh và dự đoán phân tích biến động của lãi suất tạiNHTMCP CTVN NHTMCP CTVN
Vietinbank chưa sử dụng công cụ phái sinh nào để QLRRLS tại ngân hàng mình, lý do là thị trường phái sinh tại thị trường tài chính Việt nam chưa đủ phát triển.
Tuy nhiên ngân hàng cũng đã có một phòng chuyên biệt chuyên phân tích các nguồn tin trên thị trường và đưa ra các nhân định của mình hàng tuần, tháng, quý..vv.
Các nhận định này sẽ làm cơ sở để BLĐ ngân hàng ra các quyết định có liên quan đến RRLS.