Đánh giá chung

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO BASEL (Trang 33)

IV. Đánh giá việc ứng dụng Basel về Quản trị rủi ro thị trường của các NHTMCP tại Việt Nam

1. Đánh giá chung

1.1 Quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong các NHTM Việt Nam

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, NHVN đã từng bước ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro, bằng việc ra các Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, được sửa đổi, bổ

sung bằng Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN và 34/2008/QĐ-NHNN, theo đó, quy định tỷ lệ CAR tại các TCTD là 8%, theo như quy định của Basel I.

Tuy nhiên, để hệ thống NHVN tiệm cận dần với các quy định theo chuẩn quốc tế, tạo lá chắn để ngân hàng chống lại những cú sốc về tài chính, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010.

Từ các quy định nêu trên của Thông tư 13 và Thông tư 19, cho thấy:

- Hệ số CAR được nâng lên 9%, trong khi Basel II mới khuyến cáo hệ số CAR là 8% và tuỳ điều kiện từng quốc gia, điều đó cho thấy NHNN muốn nâng cao tiềm lực tài chính của các NHTMVN, tạo bước đệm để NHTMVN dần tiệm cận với các nguyên tắc của Basel II và tiếp đến là Basel III.

- Hệ số rủi ro được phân thành 6 nhóm, và nhóm cao nhất là 250%, trong khi Basel II quy định mức cao nhất là 150%. Việc nâng hệ số rủi ro lên 250% áp dụng cho các hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản, cho thấy chủ trương hạn chế NHTM tham gia vào các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thể hiện việc rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ "bong bóng bất động sản" tại Mỹ năm 2007, 2008.

- Khả năng thanh khoản và quản lý thanh khoản được quy định chặt chẽ, các NHTM phải tính toán và đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả hàng ngày, và việc quy định tỷ lệ cấp tín dụng tối đa từ nguồn vốn huy động cũng nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho các NHTM.

- Hầu như chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, chưa đề cập đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Cách xác định hệ số CAR chỉ dựa trên các hệ số rủi ro theo danh mục tài sản mà chưa dựa vào khách hàng, kết quả XHTD, mức độ an toàn vốn đối với rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường.

Như vậy, Thông tư 13 và 19 mới chỉ dừng lại ở việc quy định chuẩn an toàn vốn tối thiểu, chủ yếu đề cập đến rủi ro tín dụng như Basel I, mà chưa đề cập đến rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và XHTD cũng như các phương pháp tính toán chi tiết và khoa

học của Basel II. Điều đó cho thấy so với Basel I và Basel II, thông tư 13, 19 chưa thể tiệm cận được, trong khi thế giới đang hướng đến Basel III, thì việc đạt tới các chuẩn mực quốc tế và vươn ra sân chơi toàn cầu của NHVN còn khá xa.

1.2 Xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

Hành lang pháp lý cho hoạt động này được quy định tại Nghị định 10/2010/NĐ-CP và Thông tư 16/2010/TT-NHNN. Việc ban hành văn bản trên cho thấy Việt Nam đang nỗ lực nâng tầm hoạt động, nâng cao uy tín và chất lượng thông tin của các tổ chức XHTN độc lập, một động thái thể hiện việc đang từng bước ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro của hệ thống NHTMVN.

Thực tế cho thấy, CIC chủ yếu cung cấp các thông tin về tín dụng dựa trên các BCTC (hầu hết chưa được kiểm toán) do DN gửi cho các TCTD và từ lịch sử quan hệ tín dụng do các TCTD cung cấp. Do đó, chất lượng thông tin chưa cao, chưa phản ánh được thực tế sức khỏe của DN, thể nhân tại thời điểm cung cấp thông tin, chưa đưa ra các đánh giá cụ thể về mức độ tín nhiệm, khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Trong khi, các tổ chức XHTN lớn trên thế giới còn có đánh giá triển vọng sắp tới, khả năng, chất lượng cụ thể của từng mức xếp hạng.

Vấn đề lượng hoá quản lý rủi ro vẫn còn nhiều bất cập, hiện chỉ mới tập trung xếp hạng các DN quan hệ tín dụng ở các NHTM, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do chưa có nhiều sản phẩm, công cụ đầu tư,… nên việc XHTN các công cụ đầu tư là chưa được chú ý. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đối với 63 tỉnh, thành phố đã được VCCI công bố và xếp hạng. Riêng xếp hạng quốc gia thì chưa có tổ chức nào trong nước thực hiện mà chỉ mới có những tổ chức xếp hạng lớn như Moody's, Standard & Poor hay Fitch,… tiến hành.

1.3 Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin ở Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, thông tin có giá trị sống còn đối với các thành viên của thị trường, sự minh bạch thực sự phải là một bộ lọc mang tính quy chuẩn. Không minh bạch, thông tin bất cân xứng, thị trường sẽ không kiểm soát được và có thể sớm đổ vỡ.

Nhưng ở nước ta, đây là một vấn đề được xem như của tương lai, vì hiện vẫn còn khá nhiều vấn đề xoay quanh việc minh bạch thông tin. Về mặt pháp lý, Việt Nam hiện có các quy định về công khai thông tin của các NHTM như sau:

- Quyết định 1407/2004/QĐ-NHNN và quyết định 09/2006/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định 1407. Theo đó, các NHTMCP phải công khai các thông tin trong BCTC năm (phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập) trên các phương tiện thông tin đại chúng, có trách nhiệm trả lời chất vấn về các thông tin đã công bố.

- Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã có công văn số 450/UBCK-PTTT, ngày 07/09/2006 về việc công bố thông tin của các NHTMCP khi niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán. Động thái này của Ủy ban chứng khoán Nhà nước nhằm tăng cường tính minh bạch về thông tin của ngân hàng khi tham gia thị trường chứng khoán, để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Như vậy, có thể nhận thấy có sự phân biệt rõ giữa NHTMCP và NHTMNN, chỉ quy định các NHTMCP công khai tài chính, còn các NHTMNN thì chưa thấy có quy định. Trên thực tế, việc công bố thông tin ra thị trường ở Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung thông tin báo cáo sơ sài, không đồng nhất.

Từ thực trạng trên có thể nhận thấy, các NHVN chưa thể hiện được tính kỷ luật của thị trường, thông tin thiếu minh bạch, chưa đáp ứng được các yêu cầu theo Trụ cột 3 của Hiệp ước Basel II về việc minh bạch các thông tin về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, các đánh giá phân tích rủi ro...

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO BASEL (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w