Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 36)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ƣơng và của tỉnh liên quan tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thu thập các loại số liệu thứ cấp: số liệu, tài liệu về việc cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo; các chính sách của nhà nƣớc và cơ chế của tỉnh về cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo.

- Nguồn số liệu và phƣơng pháp thu thập: đƣợc khai thác từ các tổ chức, cơ sở tôn giáo thông qua các phiếu điều tra, khảo sát và khai thác số liệu tổng hợp tại các cơ quan nhà nƣớc có liên quan đến công tác này.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Xây dựng phiếu điều tra: (theo mẫu phiếu điều tra, khảo sát).

Xác định đối tƣợng điều tra:

+ Các đối tƣợng điều tra là ngƣời đứng đầu các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất; điều tra đƣợc phân theo từng loại hình tổ chức (Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị hành chính sự nghiệp, trƣờng học, tổ chức kinh tế, hợp tác xã, cơ sở tôn giáo)

+ Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính; Thanh tra tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; các phòng, ban thuộc huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phƣờng, thị trấn.

Nội dung điều tra:

Điều tra, khảo sát thông qua P

địa bàn các huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang.

- Đề tài chọn điều tra 50 tổ chức, cơ sở tôn giáo (gồm: 10 tổ chức hành chính

sự nghiệp của nhà nước; 10 trường học; 20 tổ chức kinh tế; 10 cơ sở tôn giáo) trên

địa bàn tỉnh Tuyên Quang để điều tra; cụ thể:

+ Phân theo vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn: các xã, thị trấn thuộc huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Lâm Bình, Chiêm Hoá, Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang

(theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy

ban Dân tộc).

+ Địa bàn xã, thị trấn, phƣờng, nơi đã đo đạc bản đồ địa chính chính quy: các xã thuộc huyện Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang.

+ Địa bàn xã, thị trấn, phƣờng, nơi chƣa đo đạc bản đồ địa chính chính quy: các xã thuộc huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Lâm Bình, Chiêm Hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đất nông thôn: địa bàn các xã.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

Số liệu thu thập đƣợc từ hai nguồn thứ cấp và sơ cấp, tác giả tổng hợp trên Exel và tiến hành xử lý số liệu:

- Phân tích số liệu kết hợp các yếu tố định tính với định lƣợng và đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận.

- So sánh giữa tình hình quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh với các văn bản chỉ đạo của trung ƣơng và thực tế địa phƣơng.

- So sánh giữa lý luận và thực tiễn, lấy quy định của pháp luật đất đai làm cơ sở đánh giá:

+ Căn cứ vào các quy định của pháp Luật Đất đai về cấp giấy chứng nhận. + Căn cứ vào các văn bản của tỉnh về quản lý và sử dụng đất đai và cấp giấy chứng nhận.

+ Căn cứ vào các số liệu đã thu thập đƣợc và thực trạng của địa phƣơng.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Sau khi tổng hợp phân tích và so sánh số liệu tác giả đã tham khảo ý kiến chuyên gia tƣ vấn, các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tài chính, nông nghiệp, dựa trên cơ sở đánh giá kinh nghiệm, khả năng phản ánh tƣơng lai của các chuyên gia; xử lý thống kê, tập hợp các câu trả lời một cách khoa học trên từng lĩnh vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý: 210

30’ đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông, Ranh giới hành chính của tỉnh đƣợc xác định nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang.

- Phía Đông giáp tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. - Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.

- Phía Nam giáp tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 586.732,71 ha (5.867 km2) quy mô diện tích ở mức trung bình so với cả nƣớc, chiếm 1,77% diện tích tự nhiên của cả nƣớc.

Tỉnh có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang với 141 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 129 xã, 05 thị trấn và 07 phƣờng).

Quốc lộ 2, là tuyến giao thông huyết mạch chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài khoảng 90 km. Với tuyến giao thông này Tỉnh Tuyên Quang có thể giao lƣu với Hà Giang và với một số tỉnh thuộc vùng Trung du và vùng đồng bằng sông Hồng ở phía Nam. Theo chiều Đông - Tây, Tuyên Quang cũng có điều kiện trao đổi kinh tế - xã hội với một số tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, trƣớc hết là với Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn….

Ngoài ra, thông qua đƣờng sông (chủ yếu là Sông Lô) việc giao lƣu có thể diễn ra trong nội tỉnh và các tỉnh khác ở mức độ nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Tỉnh

Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nƣớc, kinh tế tỉnh Tuyên Quang nói chung đã dần đi vào thế ổn định và có bƣớc phát triển rõ rệt. Là một tỉnh miền núi, nền kinh tế đặt trọng tâm phát triển vào nông nghiệp, đồng thời cũng từng bƣớc hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ cho những năm kế tiếp. Tuy nhiên do kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn thiếu, vị trí địa lý - kinh tế bị ngăn cách, giao thông chƣa thuận lợi nên mức độ giao lƣu chƣa cao và khó huy động nguồn lực bên ngoài.

Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 11,04%, giai đoạn 2005-2012 đạt 13,23% (mục tiêu Nghị quyết đề ra là 14%/năm), trong đó năm 2012 tăng 15,17% (kế hoạch đặt ra là 14,5%). Tổng thu ngân sách trung bình của tỉnh giai đoạn 2005-2012 đạt 8.429,12 triệu đồng, gấp 3,32 lần so với giai đoạn 2001-2005, cụ thể tại bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 và 2005-2012 [18]

STT Cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2001-2005 (đơn vị tính: %) Giai đoạn 2005-2012 (đơn vị tính: %) 1 Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản 40,89 36,20 2 Công nghiệp - Xây dựng 24,75 26,34 3 Dịch vụ - Thƣơng mại - Du lịch 34,36 37,46

Tổng số 100,00 100,00

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực trong những năm qua theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực kinh tế dịch vụ, thƣơng mại, công nghiệp; giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp và phù hợp với chủ trƣơng phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Dân số của tỉnh có 739.668 ngƣời (năm 2012), mật độ dân số trung bình là 126 ngƣời/km2. Phân bố dân cƣ không đồng đều theo đơn vị hành chính. Huyện Sơn Dƣơng có dân số lớn nhất với 174.432 ngƣời, chiếm 23,58% dân số của cả tỉnh; huyện Lâm Bình có dân số thấp nhất với 30.354 ngƣời, chiếm 4,10% dân số của cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỉnh. Thành phố Tuyên Quang có mật độ dân số cao nhất với 768 ngƣời/km2, huyện Lâm Bình có mật độ dân số thấp nhất, chỉ có 38 ngƣời/km2

.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh

3.1.3.1. Thuận lợi:

Tỉnh có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả… có thể xây dựng các khu, cụm công nghiệp chế biến lâm sản từ rừng nguyên liệu hiện có, chế biến khoáng sản.

Có tiềm năng thế mạnh về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và du lịch. Nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trƣớc hết là sản phẩm nông lâm nghiệp, sau đó là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhƣ quặng thiếc, sắt, barít, ăngtimoan, vofram. Có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản nhƣ công nghiệp chế biến chè, sản xuất đƣờng kính trắng, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ đá, cát, sỏi, gạch, công nghiệp xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu giấy, chế biến sản phẩm gỗ,…

Có vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên rừng, cảnh quan tự nhiên và nhiều di tích lịch sử là những lợi thế để phát triển du lịch bền vững.

Có nguồn nhân lực dồi dào với lực lƣợng trong độ tuổi có khả năng lao động (năm 2011) chiếm trên 55% so với tổng dân số.

3.1.3.2. Những khó khăn thách thức:

Là tỉnh miền núi, có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, nằm sâu trong nội địa, xa các cửa khẩu, bến cảng và các trung tâm kinh tế lớn nên việc thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua thấp.

Dân số tăng nhanh, lực lƣợng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp, năng suất lao động còn thấp. Việc sử dụng, thu hút lao động chất lƣợng cao của tỉnh còn hạn chế.

Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe doạ cho sản xuất và đời sống, đặc biệt là các huyện phía Nam của tỉnh.

Là tỉnh có địa hình núi cao chia cắt khá mạnh, nên việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông, thủy lợi...) đòi hỏi chi phí lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.2.1. Kết quả thực hiện

3.2.1.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó [35]

Thể chế hóa chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nƣớc, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành 89 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và nhiều văn bản chỉ đạo có tính chất quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật đất đai tại địa phƣơng theo đúng thẩm quyền do pháp luật quy định. Trong đó cấp Tỉnh ban hành 59 văn bản (13 Nghị quyết, 45 Quyết định, 01 Chỉ thị); cấp huyện ban hành 27 văn bản (23 Nghị Quyết, 04 Quyết định).

Đồng thời với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo từng lĩnh vực cụ thể và thƣờng xuyên chỉ đạo, đôn đốc các ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố đƣa các văn bản quy phạm pháp luật vào triển khai thực hiện. Tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng tài nguyên đất đai, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, do Luật Đất đai có nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành, văn bản ban hành sau bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật của văn bản ban hành trƣớc và hầu hết các văn bản đều phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định những trƣờng hợp cụ thể. Dẫn đến tình trạng số lƣợng văn bản cấp tỉnh ban hành quá nhiều và liên tục phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện.

3.2.1.2. Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

* Công tác lập và điều chỉnh hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính:

Trƣớc khi Luật Đất đai, năm 2003 có hiệu lực thi hành, Tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính ở cả ba cấp (tỉnh,

huyện, xã); xây dựng đƣợc 330 mốc địa giới hành chính (gồm 317 mốc cấp xã, 03

mốc cấp huyện và 10 mốc cấp tỉnh) theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

Kết quả thực hiện việc lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh sau ngày 01/7/2004 đến nay nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng mới 28 mốc địa giới và lập mới 13 bộ hồ sơ địa giới hành chính cấp xã; chỉnh lý, bổ sung bộ hồ sơ địa giới hành chính huyện Na Hang và tỉnh Tuyên Quang theo Nghị đinh số 14/2006/NĐ-CP ngày 25/01/2006 của Chính phủ;

- Xây dựng mới 25 mốc, tu sửa 24 mốc và lập mới 13 bộ hồ sơ địa giới hành chính cấp xã; chỉnh lý, bổ sung 15 bộ hồ sơ địa giới hành chính của 15 xã thuộc huyện Sơn Dƣơng và huyện Yên Sơn theo Nghị định số 99/2008/NĐ-CP ngày 03/9/2008 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang (nay là thành phố Tuyên Quang) và thành lập một số phƣờng của thành phố Tuyên Quang.

* Công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính:

- Việc quản lý, lƣu trữ và khai thác sử dụng hồ sơ địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ và Thông tƣ số 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP ngày 13/6/2006 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng.

- Tại cấp tỉnh, bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp (tỉnh, huyện, xã)

đƣợc quản lý, lƣu trữ tại Sở Nội vụ.

- Tại cấp huyện, bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của cấp huyện và các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc đƣợc lƣu trữ, quản lý tại Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

- Tại cấp xã, bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đƣợc lƣu trữ, quản lý sử dụng tại Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn.

* Việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến địa giới hành chính:

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, toàn tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết 09 vụ việc có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Trong đó: 05 vụ việc có liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh; 04 vụ việc liên quan đến địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trong tỉnh. Tất cả các vụ việc đều đƣợc giải quyết triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

(Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường)

3.2.1.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trƣớc khi Luật Đất đai, năm 2003 có hiệu lực thi hành, tỉnh mới triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 31/145 đơn vị hành chính cấp xã với diện tích đo vẽ là 26.069 ha (tỷ lệ: 1/500 là 773 ha; tỷ lệ: 1/1.000 là 25.296 ha). Tình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)