Kết luận của Chƣơng 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế qua đánh giá môi trường chiến lược (Trang 50)

Tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH là phƣơng pháp tiếp cận nhằm đảm bảo sự ổn định trong các hoạt động đầu tƣ và giảm tính dễ bị tổn thƣơng của các lĩnh vực KT-XH do tác động của BĐKH. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy có hai cách tiếp cận để tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển: tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH qua ĐMC là cách tiếp cận tích hợp theo

chiều ngang. Còn theo chiều dọc là tích hợp vào chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch cụ thể của từng ngành riêng biệt.

Để tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH qua ĐMC, các nghiên cứu thƣờng đƣa ra một quy trình gồm 4 bƣớc: (1) Sàng lọc các quy hoạch có tƣơng tác đáng kể với BĐKH; (2) Xác định phạm vi tác động của BĐKH; (3) Xây dựng báo cáo có đƣa vào các nội dung liên quan đến BĐKH; (4) Giám sát, đánh giá hiệu quả của việc tích hợp. Tuy nhiên, hầu nhƣ chƣa một nghiên cứu nào sử dụng phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng làm công cụ để đánh giá hiệu quả của việc tích hợp.

Các nghiên cứu tích hợp ở Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào tích hợp theo chiều dọc, chủ yếu tập trung vào các ngành hay lĩnh vực cụ thể, chƣa chú trọng đúng mức đến việc tích hợp vào các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- XH. Việc tích hợp thông qua các công cụ nhƣ ĐTM, ĐMC chƣa đƣợc xem xét đến một cách đầy đủ. Các nghiên cứu còn có những điểm chƣa rõ hay còn thiếu nhƣ: (1) Mới chỉ tập trung đƣa ra những quy trình chung và mang tính lý thuyết, tính ứng dụng thực tiễn còn chƣa cao vì chƣa có nghiên cứu nào trình bày đƣợc một chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch cụ thể đƣợc tích hợp; (2) Chƣa có quy trình cụ thể cho Việt Nam để xem xét vấn đề BĐKH trong ĐMC; (3) Chƣa có một chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH nào xem xét đến tác động qua lại giữa phát triển KT-XH và BĐKH trong ĐMC nên chƣa đánh giá đƣợc tính hợp lý của các giải pháp ứng phó với BĐKH đã đƣợc tích hợp.

Hƣớng nghiên cứu của Luận án là xây dựng một quy trình tích hợp vào quy hoạch phát triển KT-XH qua ĐMC đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong đó phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH, với các bƣớc thực hiện chi tiết, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động của BĐKH đến phát triển kinh tế và hiệu quả của việc tích hợp vấn đề BĐKH qua ĐMC. Nghiên cứu chƣa có điều kiện để xét đến rủi ro thiên tai và các tác động do thiên tai gây ra, đặc biệt là chƣa xét đến sự gia tăng của rủi ro thiên tai dƣới tác động của BĐKH. Cách tiếp cận của Luận án đƣợc trình bày tại Hình 1-14.

Hình 1-14. Sơ đồ tiếp cận của Luận án

Tích hợp vấn đề BĐKH vào đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới; xác định hƣớng nghiên cứu

Lựa chọn cách tiếp cận

Xây dựng phƣơng pháp tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH qua đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc

Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của KT-XH trƣớc BĐKH đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế

Đánh giá tác động của việc tích hợp vấn đề BĐKH

vào quy hoạch phát triển KT-XH qua đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế qua đánh giá môi trường chiến lược (Trang 50)