Cơ sở lựa chọn các chỉ thị thành phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế qua đánh giá môi trường chiến lược (Trang 72)

Theo OECD (2009) [68], chỉ thị đƣợc định nghĩa là những giá trị bắt nguồn từ các thông số phản ánh thông tin và mô tả hiện trạng môi trƣờng khu vực. Cách tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng dựa vào chỉ thị cho phép định lƣợng hoá các tác động không nhìn thấy đƣợc và phức tạp [70]. Cách tiếp cận này sử dụng phƣơng pháp chuyên gia và phân tích số liệu thống kê.

Theo S. Kim, C. A. Arrowsmith, J. Handmer (2010) [57], việc lựa chọn chỉ thị phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chỉ thị phải phản ánh đặc trƣng của thiên tai hay hiểm hoạ đồng thời chỉ thị cũng cần cho thấy mức độ phát triển trong khu vực, các đặc trƣng văn hoá và KT-XH.

Một vài tác động của BĐKH không chỉ phụ thuộc vào bản chất của các hiểm hoạ và khả năng chống chịu của hệ sinh thái tự nhiên mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhƣ mức độ phát triển KT-XH, chênh lệch trong xã hội, khả năng thích ứng của con ngƣời, thể trạng và các dịch vụ y tế, đặc điểm dân số, sinh kế,… Do đó, thông tin KT-XH là một phần quan trọng trong đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thƣơng cũng nhƣ kế hoạch ứng phó. Thông tin KT-XH có thể làm nổi bật mức độ phơi bày khác nhau trƣớc BĐKH của các khu vực, quốc gia, vùng và cộng đồng. Đây cũng là thành phần quan trọng cho bất kỳ đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và khả năng thích ứng của các lĩnh vực kinh tế khác nhau, cũng nhƣ cung cấp thông tin về khả năng tác động bởi BĐKH và xây dựng kế hoạch thích ứng phù hợp.

Những thông tin KT-XH sử dụng trong đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc thể hiện dƣới dạng các chỉ thị. Theo UNDP (2010) [87], việc lựa chọn chỉ thị cần đáp ứng đủ 3 tiêu chí: (1) Thông tin tổng quát, định lƣợng và đơn giản; (2) Phản ánh đúng lĩnh vực quan tâm; (3) Khả năng truyền đạt thông tin.

Chƣơng trình đánh giá tác động của BĐKH của Vƣơng quốc Anh (UKCIP) đƣa ra 4 nhóm chỉ thị bao gồm: phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, tài nguyên nƣớc, đa dạng sinh học và quản lý khu vực ven bờ.

Adger và cộng sự (2004) [26] phân chia 2 nhóm chỉ thị: nhóm chỉ thị tổn thƣơng chung và nhóm chỉ thị cụ thể. Các thông số nhƣ đói nghèo và bất công có thể đƣợc xem là các chỉ thị phản ảnh tính dễ bị tổn thƣơng chung và khả năng thích ứng, trong khi chỉ thị cụ thể liên quan thông tin về một loại hình thiên tai xảy ra tại một khu vực cụ thể. Theo đó, để xây dựng bộ chỉ thị cần xuất phát từ việc lựa chọn loại hình thiên tai đang gây nhiều thiệt hai hay tổn thƣơng cho khu vực. Tác giả đƣa ra các nhóm nhân tố thể hiện mức độ dễ bị tổn thƣơng trƣớc BĐKH. Dựa vào bản chất của nhân tố, quá trình và tính sẵn có của dữ liệu, mỗi nhân tố sẽ có một nhóm các chỉ thị đại diện.

- “Sự phát triển của nền kinh tế” với nhóm chỉ thị: GDP trên đầu ngƣời, tỷ lệ GINI, nợ công (% GDP).

- “Sức khoẻ và chăm sóc y tế” với nhóm chỉ thị: Mức độ chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ (USD, %GDP), tuổi thọ của nhóm ngƣời tàn tật, lƣợng calo hấp thụ/ ngƣời, tỷ lệ nhiễm HIV ở ngƣời trƣởng thành, sản lƣợng lƣơng thực, giá thực phẩm.

- “Giáo dục” với nhóm chỉ thị: mức chi phí cho giáo dục (% chi ngân sách), tỷ lệ mù chữ (tính từ 15 tuổi trở lên).

- “Cơ sở hạ tầng” với nhóm chỉ thị: chiều dài đƣờng đƣợc kiên cố hoá, tỷ lệ dân số nông thôn không đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sạch, tỷ lệ ngƣời dân không có công trình phụ hợp vệ sinh.

- “Quản lý, thể chế và năng lực xã hội” với nhóm chỉ thị: tỷ lệ nhập cƣ, khả năng kiểm soát tham nhũng, mức hiệu quả của chính phủ trong điều hành, mức độ ổn định về chính trị, vai trò của luật pháp.

- “Vị trí địa lý và đặc điểm dân số” với nhóm chỉ thị: chiều dài đƣờng bờ biển, mật độ dân số/100 km bờ biển, mật độ dân số.

- “Nền nông nghiệp” với nhóm chỉ thị: tỷ lệ ngƣời làm trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ dân nông thôn, tỷ lệ giá trị xuất khẩu nông sản trong GDP.

- “Điều kiện tự nhiên” với nhóm chỉ thị: diện tích đất đƣợc bảo vệ, tỷ lệ diện tích che phủ rừng, lƣợng nƣớc cấp/ngƣời, lƣợng nƣớc ngầm đƣợc bổ sung/ngƣời, tỷ lệ diện tích đất bỏ không, tốc độ thay đổi diện tích rừng (%/năm).

- “Năng lực công nghệ” với nhóm chỉ thị: tỷ lệ đầu tƣ cho lĩnh vực BĐKH (% GNP), số lƣợng các nhà khoa học đƣợc đào tạo về BĐKH/1 triệu dân, số lƣợng học sinh cấp 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế qua đánh giá môi trường chiến lược (Trang 72)