Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế qua đánh giá môi trường chiến lược (Trang 66)

Có hai cách tiếp cận chính trong đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng là cách tiếp cận từ trên xuống và cách tiếp cận từ dƣới lên. Hai cách tiếp cận này cho thấy sự khác nhau trong quan điểm, mục đích và yêu cầu thông tin. Trong khi tiếp cận từ

Lập nhóm tƣ vấn ĐMC và xây dựng kế hoạch ĐMC (1) Sàng lọc về ĐMC (2) Xác định phạm vi của ĐMC (3) Xác định các vấn đề môi trƣờng cốt lõi của ĐMC

(4) Đánh giá sự phù hợp về quan điểm và mục tiêu

(5) Dự báo và đánh giá tác động, xu thế MT khi thực hiện QH

(6) Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện MT& kế hoạch giám sát MT

(7) Xây dựng báo cáo ĐMC

Thực hiện QH và tiếp tục đánh giá Chỉnh sửa Quy hoạch Bƣớc 1: Sàng lọc Bƣớc 2: Đánh giá xu thế, diễn biến các yếu tố khí hậu Bƣớc 3: Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thƣơng trƣớc BĐKH Bƣớc 4: Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH Bƣớc 5: Tích hợp vào báo cáo ĐMC

Bƣớc 6: Thực hiện quy hoạch đƣợc tích hợp và giám sát

trên xuống hƣớng đến đánh giá những tổn thƣơng lâu dài thì cách tiếp cận từ dƣới lên chỉ ra những tổn thƣơng địa phƣơng và mang tính động lực.

Cách tiếp cận đƣợc áp dụng phổ biến hiện nay là của IPCC (1994). Đây là cách tiếp cận từ trên xuống theo phƣơng pháp chi tiết hoá theo quy mô không gian từ kết quả của mô hình khí hậu toàn cầu (GCM) xuống quy mô vùng và quốc gia, mục đích nhằm đánh giá tác động tiềm ẩn của BĐKH theo các kịch bản khác nhau. Các tính toán từ GCM thƣờng kết hợp với các phân tích vật lý - sinh học và các kịch bản phát triển KT-XH để đánh giá tác động cho từng lĩnh vực cụ thể. Những khác biệt về không gian và thời gian thƣờng đƣợc lấy trung bình và làm trơn các đƣờng xu thế, do đó những thay đổi ngắn hạn, những ảnh hƣởng ban đầu và những chi phí địa phƣơng thƣờng không đƣợc xác định hoặc bị bỏ qua. Cách tiếp cận này có ƣu điểm là dựa trên cơ sở vật lý của BĐKH kết hợp điều kiện KT-XH tổng hợp để đánh giá tác động của BĐKH đến điều kiện tự nhiên và KT-XH, tuy nhiên nhƣợc điểm ở đây là chƣa xét đến khả năng thích ứng của địa phƣơng.

Cách tiếp cận từ dưới lên tập trung vào cấp độ địa phƣơng, cộng đồng, tình huống cụ thể và những ảnh hƣởng ngắn hạn; thƣờng đƣợc đánh giá định tính và có sự tham gia của cộng đồng. Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cần đầy đủ thông tin về KT-XH, phản ánh mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thƣơng cũng nhƣ những lựa chọn địa phƣơng, các mục tiêu và khả năng thích ứng. Cách tiếp cận này có thể đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của một hệ thống nhƣ khu vực, nhóm ngƣời, trƣớc các hiểm hoạ hiện hữu hoặc đƣợc dự báo dựa vào phân tích các nhân tố, từ các nhân tố này cho biết hệ thống có thể bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào, ứng phó ra sao.

Trong khuôn khổ nghiên cứu, Luận án sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống có điều chỉnh, trong đó có xem xét đến yếu tố năng lực thích ứng của địa phƣơng nhằm giảm bớt các điểm không chắc chắn và tăng tính thuyết phục của đánh giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế qua đánh giá môi trường chiến lược (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)