Giới thiệu sản phẩm cho vay Tiểu thƣơng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay tiểu thương của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Cho vay Tiểu thƣơng là một sản phẩm đặc thù của Sacombank nhằm tài trợ vốn cho các Tiểu thƣơng đang kinh doanh tại các chợ trên địa bàn hoạt động với lãi suất thấp và thu nợ theo hình thức góp ngày hoặc góp tuần. Sản phẩm này rất thuận lợi cho các tiểu thƣơng cần vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh với tài sản đảm bảo là Quyền sử dụng sạp (Trƣơng Thị Thanh Tuyền, 2013, trang 34).

3.2.5.1 Đặc tính và tiện ích

a) Đặc tính

* Mức vay/ sạp được căn cứ vào phân loại chợ

- Chợ loại 1: Là loại chợ có từ 500 sạp, đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch, có mức vay tối đa 500 triệu đồng. Chợ đặt ở vị trí trung tâm kinh tế thƣơng mại quan trọng của tỉnh, thành phố, hoặc là các chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và đƣợc tổ chức hợp thƣờng xuyên. Có mặt bằng, phạm vi phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ (trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, dịch vụ đo lƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm,…). Tiểu thƣơng ở chợ đƣợc cấp Chứng từ sử dụng sạp.

- Chợ loại 2: Là loại chợ có từ 300 đến dƣới 500 sạp, đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch và đƣợc đặt ở vị trí trung tâm giao lƣu kinh tế của khu vực, đƣợc tổ chức họp thƣờng xuyên, có mức cho vay tối đa là 300 triệu đồng. Chợ có mặt bằng, phạm vi phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ nhƣ trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Là chợ loại 1 theo quy định phân loại chợ nhƣng không có chứng từ sử dụng sạp mà chỉ có Giấy đăng ký kinh doanh. Khi đó, Giấy đăng ký kinh doanh đƣợc xem nhƣ Chứng từ sử dụng sạp.

30

- Chợ loại 3: Tiểu thƣơng đƣợc vay tối đa 100 triệu đồng. Đây là chợ có dƣới 300 sạp chƣa hoặc đã đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố và chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của ngƣời dân trong xã, phƣờng, địa bàn lân cận và tổ chức họp thƣờng xuyên. Là chợ loại 2 theo quy định phân loại chợ nhƣng không có chứng từ sử dụng sạp mà chỉ có Giấy đăng ký kinh doanh (đƣợc xem nhƣ Chứng từ sử dụng sap).

- Chợ đặc thù: Tiểu thƣơng đƣợc vay tối đa 50 triệu đồng. Là chợ loại 3 nhƣng chƣa đƣợc cấp Chứng từ sử dụng sạp, có hoặc không có Giấy đăng ký kinh doanh. Ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp kinh doanh sắp xếp vị trí trong phạm vi chợ, chịu sự quản lý theo quy định về quyền và trách nhiệm đối với chợ.

* Thời hạn vay

Tùy thuộc vào mức vay, khả năng trả nợ và nhu cầu của khách hàng: - Trên 200 triệu đồng: tối đa 36 tháng.

- Từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng: tối đa 24 tháng. - Dƣới 100 triệu đồng: tối đa 12 tháng.

Thời hạn cho vay tối đa bằng thời hạn còn lại của quyền sử dụng sạp. Trƣờng hợp thời gian thuê còn lại ngắn hơn thời hạn cho vay, phải có giấy cam kết của đơn vị quản lý chợ về việc tái ký hợp đồng cho thuê sạp với khách hàng.

* Phương thức cho vay: Cho vay từng lần.

* Phương thức trả nợ: Trả góp vốn lãi chia đều. Ngân hàng thu nợ tại sạp của khách hàng.

- Trên 100 triệu đồng: góp ngày/tuần/tháng.

- Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng: góp ngày/tuần. - Dƣới 50 triệu: góp ngày.

* Tài sản đảm bảo

Là quyền sử dụng sạp Sacombank ký hợp đồng liên kết với ban quản lý chợ.

Chứng từ sử dụng sạp bao gồm: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng sạp - Hợp đồng thuê sạp

31 - Hợp đồng sử dụng sạp

- Hợp đồng góp vốn xây dựng, sửa chữa chợ,…

* Bảo hiểm

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (thƣơng tật, tử vong, cháy/nổ sạp chợ) thì toàn bộ dƣ nợ khoản vay của khách hàng tại Sacombank do công ty bảo hiểm chi trả thay.

* Loại tiền vay: VNĐ * Lãi suất

Theo biểu lãi suất của Sacombank trong từng thời kỳ.

b) Những tiện ích của sản phẩm

- Không yêu cầu thế chấp bất động sản.

- Giải ngân và thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh của tiểu thƣơng.

- Trả góp linh hoạt ngày/tuần/tháng.

- Tham gia bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm cháy/nổ sạp chợ trong suốt thời gian khách hàng vay vốn.

- Hồ sơ đơn giản, lãi suất vay cạnh tranh.

3.2.5.2 Điều kiện và hồ sơ vay vốn

a) Điều kiện vay vốn

* Đối với khách hàng:

- Đƣợc đơn vị quản lý chợ (Ban quản lý chợ hoặc Doanh nghiệp kinh doanh và quản lý chợ) xác nhận kinh doanh thƣờng xuyên, hợp pháp, hợp lệ và đồng ý hỗ trợ Sacombank trong việc phát mãi sạp để trả nợ khi cần thiết.

- Khách hàng không dùng quầy/sạp làm tài sản bảo đảm để vay vốn tại các TCTD khác.

- Không huy động vốn bằng hình thức khác (góp hụi). - Có kinh nghiệm kinh doanh tại chợ từ 1 năm trở lên.

* Đối với chợ:

- Đƣơc thành lập hợp pháp và có Đơn vị quản lý chợ hợp pháp. - Thuộc địa bàn cho vay của Chi nhánh.

- Không thuộc diện di dời, giải tỏa.

32

b) Hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn bao gồm:

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và hộ khẩu thƣờng trú hoặc giấy, sổ tạm trú.

- Bản chính Giấy đề nghị kiêm phƣơng án vay (có xác nhận của Ban quản lý chợ).

- Bản chính Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có). - Bản chính Chứng từ sử dụng sạp.

Lƣu ý: Chứng từ bản sao phải đƣợc chứng thực hoặc đƣợc nhân viên Sacombank ký đối chiếu bản chính.

3.2.5.3 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay Tiểu thƣơng gồm 10 bƣớc:

* Bước 1: Tiếp thị, lập tờ trình đánh giá chợ

- Chuyên viên khách hàng chợ lập kế hoạch tiếp thị các chợ và tiếp xúc với đơn vị quản lý chợ để thƣơng lƣợng liên kết. Thu thập chứng từ của các đơn vị quản lý chợ cung cấp (Quyết định thành lập chợ, Quyết định của Ban quản lý, danh sách quầy/sạp/hộ tiểu thƣơng trong chợ và các chứng từ liên quan).

- Chuyên viên khách hàng chợ lập tờ trình đánh giá chợ, trình cấp có thẩm quyền ký duyệt.

* Bước 2: Lập và ký hợp đồng liên kết

- Chuyên viên khách hàng chợ lập hợp đồng liên kết với đơn vị quản lý chợ.

- Giám đốc chi nhánh xem xét và ký hợp đồng liên kết.

* Bước 3: Hướng dẫn

- Chuyên viên khách hàng chợ phối hợp với đơn vị quản lý chợ giới thiệu sản phẩm (điều kiện, lãi suất) và hƣớng dẫn cho Tiểu thƣơng các giấy tờ, thủ tục cần thiết.

- Cung cấp cho Tiểu thƣơng và đơn vị quản lý chợ mẫu Giấy đề nghị vay vốn và hẹn ngày tiếp nhận.

33

- Chuyên viên khách hàng chợ tiếp nhận Giấy đề nghị vay vốn, các chứng từ liên quan hồ sơ.

- Dựa vào các thông tin thu thập đƣợc, chuyên viên khách hàng chợ phân tích thông tin:

+ Tình hình kinh doanh của khách hàng + Giá trị sạp

+ Hồ sơ pháp lý của sạp + Các vấn đề có liên quan

* Bước 5: Trình duyệt

Hồ sơ tín dụng sẽ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hệ thống phân quyền hạn mức tín dụng hiện hành của Sacombank.

* Bước 6: Lập và ký hợp đồng tín dụng

- Chuyên viên khách hàng chợ lập danh sách khách hàng vay.

- Bộ phận Quản lý tín dụng lập các hợp đồng tín dụng, kiểm tra và xác nhận sự phù hợp của danh sách khách hàng, hợp đồng tín dụng.

- Chuyên viên khách hàng chợ hƣớng dẫn khách hàng ký hợp đồng tín dụng.

- Giám đốc xem xét và ký duyệt hợp đồng tín dụng và danh sách khách hàng.

* Bước 7: Giải ngân, tạm ứng chi tiền vay

- Bộ phận Quản lý tín dụng giao hồ sơ liên quan cho Bộ phận Xử lý giao dịch tiến hành nhập thông tin khách hàng và hồ sơ vay vào hệ thống.

- Bộ phận Kế toán tiến hành hạch toán các chứng từ kế toán liên quan.

- Bộ phận Quỹ căn cứ danh sách khách hàng đã đƣợc duyệt chi tạm ứng tiền mặt cho Chuyên viên khách hàng chợ.

- Chuyên viên khách hàng chợ kiểm tra, đối chiếu Chứng minh nhân dân, chữ ký của Tiểu thƣơng và hƣớng dẫn ký hợp đồng tín dụng.

- Chuyên viên khách hàng chợ tiếp nhận và kiểm tra bản chính chứng từ chứng minh Quyền sử dụng sạp.

- Chuyên viên khách hàng chợ trực tiếp chi tiền mặt cho khách hàng sau khi hƣớng dẫn khách hàng ký nhận trên danh sách khách hàng đƣợc duyệt.

34

- Bộ phận Quản lý tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra và xác nhận sự phù hợp của việc chi tiền mặt, ký hợp đồng tín dụng. Danh sách khách hàng đƣợc duyệt đã ký kết giữa Chuyên viên khách hàng chợ với Tiểu thƣơng.

- Giám đốc xem xét và ký duyệt danh sách khách hàng đã đƣợc giải ngân, Chuyên viên khách hàng chợ thanh toán tạm ứng với bộ phận Quỹ.

- Bộ phận Quản lý Tín dụng giao bản chính hồ sơ vay cho bộ phận Quỹ và lƣu trữ bản sao.

- Bộ phận Xử lý giao dịch nhập ngoại bảng hồ sơ.

* Bước 9: Kiểm tra, giám sát, thu nợ, tất toán

- Bộ phận Quản lý tín dụng kết hợp với Chuyên viên khách hàng chợ theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình và tỷ trọng cho vay tiểu thƣơng của Chi nhánh và có những cảnh báo, đề xuất phù hợp.

- Hàng ngày, Chuyên viên khách hàng chợ đi thu nợ, nắm bắt tình hình khách hàng, lập danh sách khách hàng chậm trả và đôn đốc thu nợ.

- Nếu khách hàng chậm trả quá thời hạn quy định, Chuyên viên khách hàng chợ phối hợp đơn vị quản lý chợ tiến hành chuyển nhƣợng sạp để xử lý nợ.

- Hàng ngày, Chuyên viên khách hàng chợ kết hợp với bộ phận Quản lý tín dụng lập bảng kê thu nợ và trực tiếp nhận tiền trả nợ từ tiểu thƣơng, ký nhận vào sổ thu nợ do khách hàng giữ.

- Chuyên viên khách hàng chợ nộp lại tiền thu nợ trong ngày cho bộ phận Quản lý, bộ phận Xử lý giao dịch lập chứng từ thu nợ sau khi kiểm tra đối chiếu sự phù hợp của số tiền thu nợ.

- Thu các khoản phát sinh (vốn, lãi, phí), tất toán nợ vay cho khách hàng.

- Chuyên viên khách hàng chợ lập giấy đề nghị và ký nhận biên bản giao nhận với bộ phận Quỹ.

- Bộ phận Xử lý giao dịch xuất ngoại bảng hồ sơ.

- Chuyên viên khách hàng chợ giao trả hồ sơ bản chính và sau khi khách hàng ký biên bản nhận hồ sơ bản chính.

* Bước 10: Lưu trữ hồ sơ tất toán

35

Hình 3.2: Quy trình cho vay Tiểu thƣơng của Sacombank chi nhánh Cần Thơ

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ Sacombank chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay tiểu thương của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)