5. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Hoàn thiện thể chế pháp lý gắn liền với đơn giản hóa các thủ tục hành chính,
xóa bỏ những thủ tục rườm rà
Thể chế pháp lý có vai trò rất quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính, nó là cầu nối giữa cơ quan Nhà nước với nhau và giữa các cơ quan Nhà nước với tổ chức công dân. Tuy nhiên, hiện nay thể chế pháp lý từ cơ quan trung ương tới các cơ quan nhà nước địa phương đều còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất. Vì vậy, việc hoàn thiện thể chế pháp lý hoàn chỉnh đồng bộ là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Thứ nhất, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ từ trung ương tới địa phương
là một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo tính pháp lý và thông suốt trong quá trình triển khai thực hiện, cơ quan xây dựng luật, các văn bản dưới luật cần xây dựng các văn bản đảm bảm yêu cầu phù hợp với thực tiễn và tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau; khi xây dựng và thực hiện luật và các văn bản dưới luật liên quan đến lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thì các cơ quan, cấp chính quyền có thẩm quyền ban hành quy định thủ tục hành chính cần có sự tham vấn từ phía các cán bộ, công chức thực thi công vụ, các cán bộ, công chức làm việc ở
bộ phận "một cửa” và từ phía khách hàng (tổ chức và người dân). Sự tham vấn đó là hết sức cần thiết để phát huy tính chủ động, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ cũng như để thực hiện quy chế dân chủ, phát huy vai trò giám sát, đánh giá của người dân đối với công tác quản lý của Nhà nước. Mặt khác, điều đó còn có tác dụng làm hạn chế việc ban hành quy định thủ tục và cách thức thực hiện thủ tục theo lối tuỳ tiện mà một số cơ quan, cấp chính quyền đã mắc phải.
Thứ hai, trên cơ sở hệ thống pháp luật thống nhất từ trung ương đến địa phương,
UBND cần xây dựng quy trình phối hợp thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính giữa các bộ phận chuyên môn cũng như các quy chế làm việc của cơ quan cần phải được các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa, việc này cần gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với công việc. Để đảm bảo được hiệu quả làm việc, UBND cần phân định rõ bộ phận một cửa với cơ chế trách nhiệm rõ ràng, tách chức năng quản lý và chức năng cung cấp dịch vụ công để trách chồng chéo và cán bộ công chức kiêm nhiệm nhiều công việc ảnh hưởng tới công tác. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Mỗi cán bộ, công chức cần được giao chức trách, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể với những quyền hạn nhất định. Trên cơ sở đó, thường xuyên tiến hành kiểm tra việc làm của họ. Nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ thì nghĩa là họ đã thiếu tinh thần trách nhiệm, chứ không phải là thiếu trách nhiệm vì trách nhiệm đã được giao rõ ràng, cụ thể.
Thứ ba, để đơn giản hóa thủ tục hành chính thì cần phải thường xuyên rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, mẫu hóa một số các loại giấy tờ phục vụ thủ tục hành chính.