Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện anh sơn, nghệ an luận văn ths 2015 (Trang 58)

4.1.1. Tình hình đất nước và thế giới

Tình hình kinh tế thế giới: đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức từ sau khi thảm họa kép sóng thần ở Nhật Bản, những biến động chính trị ở Bắc Phi Trung Đông và trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu ảnh hƣởng tiêu cực và gặp phải một số khó khăn, giá cả mặt hàng liên tục leo thang nhất là các mặt hàng lƣơng thực thực phẩm ảnh hƣởng đến chỉ số tiêu dùng giảm. Giá cả tăng cao vô hình dung làm mất cân đối, chênh lệch và tỷ lệ nghịch trong vấn đề tiền lƣơng khiến cuộc sống của ngƣời dân vô cùng khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp chi tiêu hợp lý để bảo đảm cuộc sống. Bên cạnh đó, những biểu hiện về biến đổi khí hậu trong những năm qua ngày một rõ rệt. Minh chứng là từ năm 1960 đến nay, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 độ C, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 20 cm. Đặc biệt, hiện tƣợng EL Nino và La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến thời tiết Việt Nam, gây rra bão, lũ lụt và hạn hán ngày càng khốc liệt. Đây chính là nguy cơ đe dọa đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc việc thực hiện mục tieu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Thiên tai bão lũ kéo theo dịch bệnh lan tràn tác động xấu đến kinh tế và đời sống của ngƣời dân, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Toàn cầu hóa và đói nghèo: hiện nay, trên thế giới vẫn còn hơn 1 tỷ ngƣời đói ăn, sống dƣới mức 1 USD/ ngày. Nhờ quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, sự nghèo đói đƣợc nhận diện sâu sắc, mạnh

mẽ hơn, đồng thời, các nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo cũng đƣợc chú ý huy động và tập trung hơn. Nghèo đói không chỉ đƣợc coi là vấn đề của riêng một quốc gia nào, nó đang đƣợc coi là mục tiêu đầu tiên trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ cần giải quyết mà Liên Hợp quốc đề ra. Một khi có sự đồng thuận mạnh mẽ, vấn đề nghèo đói sẽ đƣợc giải quyết nhanh hơn, bền vững hơn.

Tình hình trong nƣớc: Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015 diễn ra trong bối cảnh mới gắn liền với nhiệm vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2011-2015). Một trong những nhiệm vụ trƣớc tiên là ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, từng bƣớc xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại.

Trong mô hình tăng trƣởng này, có sự gắn kết tăng trƣởng với giảm nghèo bền vững, trên cơ sở phát triển đa dạng các ngành, nghề; phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nƣớc, nâng cao năng suất lao động xã hội và chất lƣợng tăng trƣởng của nền kinh tế; tăng cƣờng liên kết, khai thác, phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh của từng vùng kinh tế…để tạo nhiều việc làm và thu nhập. Vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, vừa tích cực giảm nghèo, bảo đảm mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng lợi từ kết quả tăng trƣởng; giữ khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ở mức độ hợp lý, không trở thành vấn đề xã hội bức xúc.

Trong bối cảnh đó, phân bổ nguồn lực sẽ hƣớng vào ƣu tiên đầu tƣ cho tăng trƣởng kinh tế bền vững, khuyến khích đầu tƣ của xã hội vào vùng kinh tế trọng điểm. Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công quan trọng, một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạo và lĩnh vực cần thiết cho xã hội mà tƣ nhân không thể hoặc chƣa thể đảm đƣơng đƣợc, hỗ trợ đầu tƣ vào các vùng kém phát triển.

Đặc biệt, tăng đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; quan tâm đến các vùng, đối tƣợng còn nhiều khó khăn. Tăng đầu tƣ cho phát triển xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; đồng thời đổi mới cơ chế phân bổ dựa trên cơ sở kết quả đầu ra để bảo đảm công bằng xã hội, vì mục tiêu phát triển con ngƣời, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, y tế, ƣu đãi ngƣời có công, giảm nghèo và trợ giúp xã hội. Điều chỉnh mô hình đô thị hoá bảo đảm đô thị hoá trải rộng trên phạm vi cả nƣớc; ƣu tiên đầu tƣ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trƣờng và đô thị hoá nông thôn, cho một số vùng khó khăn, kinh tế thị trƣờng chƣa phát triển, có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Bối cảnh trên là cơ sở quan trọng để kết hợp giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo và định hƣớng xây dựng chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, những khó khăn của Việt Nam trong quá trình xóa đói giảm nghèo sẽ là: các nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo ( đội ngũ cán bộ thực hiện, chất lƣợng sử dụng vốn cho xóa đói giảm nghèo chƣa cao...). Bên cạnh đó, ý thức của ngƣời dân thuộc diện đói nghèo chƣa cao, phần lớn những ngƣời dân thuộc diện nghèo đói đều mong muốn đƣợc tạo cơ hội để thoát nghèo, nhƣng bên cạnh đó vẫn có những hộ muốn nghèo ( đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ) để đƣợc nhận hỗ trợ từ nhà nƣớc, thậm chí, còn có những hộ “ cố tình nghèo ” bằng cách nhƣ sinh thêm con, hoặc dùng vốn vay không đúng mục đích để rồi không thể thoát nghèo. Điều này không chỉ gây cho quá trình xóa đói giảm nghèo mà vô hình chung, tạo nên đà tâm lý cho những đối tƣợng thuộc diện nghèo, khiến cho sự hỗ trợ xóa đói giảm nghèo không còn tác dụng nhƣ mong muốn ban đầu.

4.1.2. Tình hình địa phương

Đối với tỉnh Nghệ An, Trong những năm qua (2011 – 2013), thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác giảm nghèo của Trung ƣơng, của tỉnh đối với miền Tây Nghệ An theo Quyết định 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005, Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ, Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, Chƣơng trình 134/CP, Chƣơng trình 135/CP, Chƣơng trình 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.v.v…. Các chính sách của tỉnh theo Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 12/8/2010 về hỗ trợ giảm nghèo đối với 42 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài Nghị quyết 30a, Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 phân công 86 cơ quan, đơn vị giúp đỡ 88 xã nghèo miền Tây, các chính sách hỗ trợ đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ v.v... Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, tập trung khai thác, phát huy nội lực của từng địa phƣơng và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, sự đầu tƣ hỗ trợ của các doanh nghiệp nên kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng, đời sống của ngƣời dân vùng miền Tây đã có sự chuyển biến tích cực, quốc phòng, an ninh đƣợc giữ vững và ổn định.

Nguồn lực huy động thực hiện công tác giảm nghèo trong 3 năm (2011 – 2013) đạt trên 4.400 tỷ 300 triệu đồng. Tập trung đầu tƣ, hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, nông lâm ngƣ nghiệp, thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế, giáo dục, dạy nghề, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ...

- Các chính sách của Trung ƣơng đầu tƣ: 2.107 tỷ đồng.

- Nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội: 2.100 tỷ 230 triệu đồng - Ngân sách địa phƣơng bố trí theo cơ chế của tỉnh: 35 tỷ đồng. - Nguồn vốn huy động từ xã hội hóa: 158 tỷ 70 triệu đồng.

Giai đoạn 2011 – 2013, vùng miền Tây có tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 6,8%/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 15,5 triệu đồng/ngƣời/năm, bằng 63,3% so với bình quân chung của tỉnh (thu nhập của tỉnh năm 2013 đạt 24,5 triệu đồng/ngƣời/năm), thu nhập của hộ nghèo đạt 3,8 triệu đồng/ngƣời/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 36,19% đầu năm 2011 xuống còn 24,06% cuối năm 2013, với 67.407 hộ nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo còn 16,17%, với 45.318 hộ.

Điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nƣớc, trƣờng học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa cộng đồng v.v…đã có nhiều bƣớc cải thiện so với trƣớc đây. Đến năm 2013, đã có 213/217 xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã đi lại đƣợc 4 mùa, đạt tỷ lệ 98%. 138/217 xã có các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu tƣới tiêu, đạt tỷ lệ 63,6%. 199/217 xã có điện lƣới quốc gia đến trung tâm xã, đạt tỷ lệ 92%. 217/217 xã có trạm y tế, đạt tỷ lệ 100%, trong đó 180 xã có bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã. 216/217 xã có đủ trƣờng, lớp học cho các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đƣợc xây dựng kiên cố và bán kiên cố, đạt tỷ lệ trên 99%. 47/217 xã có đủ công trình cấp nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 21,7%. 120/217 xã có chợ nông thôn.

Chất lƣợng nguồn lực lao động từng bƣớc đƣợc nâng lên, đã tiếp cận đƣợc với thị trƣờng lao động trong tỉnh, ngoại tỉnh và ngoài nƣớc. Đến năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%, trong đó đào tạo nghề đạt 24%. Hàng năm, giải quyết việc làm đƣợc trên 13.500 lao động.

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, nhất là giáo dục, y tế, văn hoá thông tin đã có những bƣớc tiến triển mới, gắn kết hơn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh và trong nội bộ vùng. Đến năm 2013, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 71,7%, (toàn tỉnh đạt 78,5%), tỷ lệ làng bản, khối xóm văn hóa đạt 51,4% (toàn tỉnh 54,5%), số xã, phƣờng xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đạt 36,8%. Ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%, trong đó ngƣời nghèo và ngƣời dân tộc thiểu số các xã vùng khó khăn đạt tỷ lệ 100%. Số hộ dân sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 84%.

Tuy nhiên, đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện, thị xã vùng miền Tây còn có những tồn tại, hạn chế ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân:

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các huyện, thị vùng miền Tây đang chiếm tỷ lệ cao so với bình quân chung toàn tỉnh. Cuối năm 2013, vùng miền Tây tỷ lệ hộ nghèo chiếm 24,06%, cao gấp 1,8 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh (hiện cả tỉnh còn 13,4%), hộ cận nghèo chiếm 16,17% (cả tỉnh còn 13%). Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số đang chiếm tỷ lệ lớn, trên 70% so với số hộ nghèo của vùng miền Tây. Các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao: Kỳ Sơn (60,93%), Tƣơng Dƣơng (51,55%), Quế Phong (41,18%), Quỳ Châu (45,02%) và còn 100 xã/217 xã, phƣờng, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%.

- So với toàn tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo vùng miền Tây còn thấp 32% (toàn tỉnh đạt 48%), trong đó đào tạo nghề 24% (toàn tỉnh đạt 44%). Số lao động đƣợc giải quyết việc làm chƣa đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động.

- Đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập tính trên đầu ngƣời đạt thấp, bằng 63,3% bình quân chung cả tỉnh. Các vấn đề thiết yếu nhƣ: nhà ở, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nƣớc sinh hoạt chƣa đƣợc giải quyết căn bản. Trình độ dân trí thấp, điều

kiện phát triển văn hóa, giáo dục, y tế khó khăn, còn có học sinh bỏ học ở các cấp, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng còn cao, một số tập tục lạc hậu vẫn còn.

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhất là nguồn vốn đầu tƣ, đất đai, tài nguyên khoáng sản chƣa cao. Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu, lao động thiếu việc làm còn lớn, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm ma túy, hoạt động truyền đạo, di dịch cƣ trái pháp luật qua biên giới.

- Tác động của cơ chế kinh tế thị trƣờng, tình hình lạm phát, chỉ số giá cả biến động khó lƣờng tiếp tục ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, nhất là hộ nghèo và hộ cận nghèo, phân hoá giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc.

- Cơ sở hạ tầng các xã nghèo tuy đƣợc tăng cƣờng một bƣớc, nhƣng vẫn còn thấp kém, chƣa đáp ứng nhu cầu để tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, văn hóa…

- Thiên tai, hạn hán, dịch bệnh cây trồng và vật nuôi diễn biến phức tạp, khó lƣờng ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân; điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng yếu kém, phong tục tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu, đời sống của một bộ phận dân cƣ gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc miền núi, dân tộc thiểu số.

- Nhận thức của một bộ phận dân cƣ về công tác giảm nghèo còn hạn chế, vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn để vƣơn lên thoát nghèo.

Tiến trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp của tỉnh sẽ phát sinh những tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến một bộ phận dân cƣ trở nên nghèo hoặc tái nghèo trở lại do bị thu hồi đất sản xuất.

4.2.Những phƣơng hƣớng chủ yếu

Để nâng hiệu quả của chƣơng trình giảm nghèo bền vững, trong thời gian tới, các giải pháp đƣợc tỉnh triển khai thực hiện là tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo; tập trung phát triển kinh tế - xã hội, gắn giải quyết việc làm với giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt các chƣơng trình dạy nghề, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo và cán bộ chủ chốt ở các xã nghèo; Đặc biệt, để cụ thể hóa hơn nữa các chính sách giảm nghèo, hiện nay UBND tỉnh đã ban hành Đề án “Giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân vùng miền Tây và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020” với các giải pháp cụ thể: từng bƣớc thu hút các cơ sở, các nhà máy chế biến lên các địa phƣơng miền Tây để sử dụng và tiêu thụ nguồn nguyên liệu cũng nhƣ nhân công lao động tại chỗ; đảm bảo các chính sách ƣu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số và ngƣ dân để yên tâm lao động, sản xuất; ƣu tiên việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, dạy nghề, giải quyết việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện anh sơn, nghệ an luận văn ths 2015 (Trang 58)