Giải pháp về quản lý tổ chức

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện anh sơn, nghệ an luận văn ths 2015 (Trang 73)

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo giữa các phòng ban, đơn vị liên quan: phòng Tài chính – kế hoạch, phòng lao động thƣơng binh & xã hội, ngân hàng… và các tổ chức đoàn thể trong địa phƣơng nhằm nâng cao tính nhanh nhạy của chính sách giảm nghèo.

- Xây dựng các định mức, chế độ cụ thể, áp dụng thuận lợi và hiệu quả trong triển khai các chƣơng trình dự án.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo trong thực tiễn để điều chỉnh chính sách, giảm thiểu vi phạm.

- Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiện toàn Ban xoá đói giảm nghèo cấp xã, thị trấn và tổ chức lại đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN cấp thôn, bản để bảo đảm tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Phân công trách nhiệm rõ ràng cụ thể cho từng phòng, ban và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến xã, thị chịu trách nhiệm hƣớng dẫn chỉ đạo, quản lý chƣơng trình, dự án giảm nghèo tại cơ sở. Các xã, thị trấn tổ chức triển khai và đánh giá kết quả XĐGN trên địa bàn của từng xã, thị trấn.

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về chủ trƣơng giảm nghèo. Hàng năm, tập huấn để nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo của Thị xã, các phƣờng, xã và các trƣởng khu phố, ấp. Hỗ trợ chế độ trợ cấp cho cán bộ làm công tác giảm nghèo của phƣờng, xã.

- Tăng cƣờng năng lực quản lý của cán bộ Nhà nƣớc cấp cơ sở làm công tác xóa đói giảm nghèo: Đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thực thi chính sách; Nâng cao năng lực chuyên môn…

- Các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án cho từng giai đoạn, xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và nâng cao mức sống cho nhân dân vùng sâu vùng xa.

- Tăng cƣờng củng cố, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở từ cấp xóm, bản, xã đến cấp huyện đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao mức sống nhân dân.

4.3.5.Giải pháp về văn hóa xã hội

Văn hóa: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xoá bỏ những hủ tục lạc hậu; ngăn chặn các nguy cơ suy thoái nòi giống. Hiện nay, tình trạng nhà sàn đã bị mai một, các hộ đã bán và xây lại nhà mới. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, vận động nhân dân lƣu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Hƣớng dẫn bà con sinh hoạt nhằm tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về hôn nhân, gia đình, sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng bản, làng và gia đình văn hoá, bài trừ mê tín, dị đoan... để tạo môi trƣờng văn hoá lành mạnh, nâng cao dân trí. Mở rộng giao lƣu văn hoá với đồng bào các dân tộc khác, góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Giáo dục và đào tạo: Chính quyền các cấp cần có chính sách và kế hoạch đào tạo lâu dài, tổ chức cho con em đồng bào dân tộc học hết chƣơng trình

phổ thông; khuyến khích đi học đào tạo nghề và hƣớng nghiệp; học các trƣờng Đại học, Cao đẳng để sau khi học tập các em trở về phục vụ thôn bản, xã.

Nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, bảo đảm vệ sinh, y tế, chăm sóc sức khoẻ: Tăng cƣờng cán bộ y tế xuống thôn bản để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về sức khoẻ sinh sản nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào về quan hệ hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lƣợng dân số.

4.3.6. Tổ chức tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm và phân loại hộ nghèo theo từng nhóm hộ nguyên nhân nghèo để có giải pháp hỗ trợ phù hợp

Căn cứ tiêu chí chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo do Chính phủ quy định từng giai đoạn, hàng năm các huyện, thị xã tiến hành việc tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng quy trình quy định theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2012 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, bảo đảm tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia của ngƣời dân.

Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cần phải đƣợc phân loại từng nhóm nguyên nhân nghèo, bao gồm:

- Do thiếu tƣ liệu sản xuất: vốn, đất đai và các tƣ liệu sản xuất khác. - Do thiếu lao động, thiếu việc làm, thiếu kiến thức làm ăn, đông ngƣời ăn theo.

- Do già cả đơn thân, ốm đau, bệnh tật, mắc các tệ nạn xã hội...

Trên cơ sở phân loại hộ nghèo theo từng nhóm nguyên nhân, để đề ra các giải pháp trợ giúp nhƣ:

- Ban hành cơ chế hỗ trợ vay vốn, đất sản xuất, phƣơng tiện sản xuất và các tƣ liệu sản xuất khác.

- Hỗ trợ học nghề, việc làm, xuất khẩu lao động, hƣớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngƣ nghiệp và thủy sản....

- Hỗ trợ bằng các chính sách trợ giúp xã hội của nhà nƣớc ...

- Huy động các nguồn lực của cộng đồng và xã hội quyên góp để hỗ trợ làm nhà ở hoặc bằng hình thức tặng sổ tiết kiệm cho các đối tƣợng hộ nghèo yếu thế: đơn thân, già cả không nơi nƣơng tựa, trẻ em mồ côi, ngƣời tàn tật nặng...không tự tạo đƣợc việc làm, không có nguồn thu nhập ổn định có điều kiện cải thiện đời sống và sinh hoạt. Phấn đấu mỗi đối tƣợng thuộc diện hộ nghèo nêu trên đƣợc tặng 01 sổ tiết kiệm có giá trị từ 5 – 10 triệu đồng.

4.3.7. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, năng lực quản lý nhà nước các cấp, các ngành

Cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã hội hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, tất cả mọi cán bộ đảng, chính quyền đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho nhân dân vùng miền Tây của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Anh Sơn nói riêng.

Các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án cho từng giai đoạn, xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và nâng cao mức sống cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.

cơ sở, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở từ cấp xóm, bản, xã đến cấp huyện đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao mức sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cƣờng công tác vận động quần chúng, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân, khơi dậy ý chí chủ động, tự lực, tự cƣờng vƣơn lên của ngƣời nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, tạo sự đồng thuận cho việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện, gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình giảm nghèo với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, phòng chống tội phạm, phong trào xây dựng gia đình, làng xã văn hóa ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm tốt công tác thi đua khen thƣởng để kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện các chƣơng trình, phong trào nói trên.

KẾT LUẬN

Xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho ngƣời dân là vấn đề đƣợc đặt ra cho mọi quốc gia, mọi vùng miền. Từ ngày mới thành lập Nhà nƣớc dân chủ, Hồ Chủ Tịch đã xác định “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm” là ba loại kẻ thù của dân tộc. Đến nay, khi đất nƣớc ta không còn giặc ngoại xâm và cơ bản đã hoàn thành phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở thì giặc đói vẫn ngang nhiên tồn tại. Nó xuất hiện ở mọi địa bàn, mọi vùng miền từ nông thôn đến thành thị. Từ các thành phố lớn cho đến hải đảo xa xôi, hay vùng núi biên giới, vùng sâu vùng xa trong đó có Anh Sơn.

Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nƣớc cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phƣơng, chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của huyện Anh Sơn đã đạt đƣợc những bƣớc tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 26,1% năm 2006 xuống còn 21,4% năm 2011 (theo tiêu chí mới). Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện. Tỷ lệ trẻ em đi học cao 98%, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình cũng có nhiều thay đổi. Đây là tiền đề quan trọng để huyện phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, những kết quả đạt đƣợc cũng chỉ là bƣớc đầu. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ ngƣời dân bị nghèo đói. Hiện nay tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo đói là rất lớn 88% (theo tiêu chí mới). Xóa đói giảm nghèo là công việc mang tính lâu dài, những kết quả bƣớc đầu đạt đƣợc trong việc giảm ngèo, giảm đói của đồng bào các dân tộc thiểu số mang lại niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Đời sống các dân tộc thiểu số đã đƣợc cải thiện rõ rệt:

bộ mặt kinh tế vùng sâu, vùng xa có những chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng phát triển mạnh, chăn nuôi gia cầm theo dấu hiệu hàng hóa đã khởi sắc; đất trống, đồi trọc đã từng bƣớc đƣợc phủ xanh, các ngành công nghiệp và công nghiệp khai thác có những phát triển; giáo dục đƣợc đầu tƣ; y tế, văn hóa đƣợc chú ý; an ninh, quốc phòng có nhiều đổi mới… Bên cạnh những mặt đã làm đƣợc, chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn những vƣớng mắc, vấn đề chƣa làm đƣợc.

Từ nay đến 2020 việc đẩy mạnh hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo sẽ có tác dụng ảnh hƣởng to lớn, sâu sắc đối với sự phát triển của đất nƣớc nói chung và của huyện Anh Sơn nói riêng. Chủ chƣơng đổi mới sẽ đi vào chiều sâu, ngành kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển. Hiện tƣợng đói nghèo cũng có những diễn biến phức tạp, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa nhau. Do đó chúng ta phải nắm vững tƣ tƣởng, quan điểm của Đảng về đƣờng lối đổi mới, tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.

Công tác xóa đói giảm nghèo cần đƣợc sự ủng hộ quan tâm của mọi thành phần, đối tƣợng trong xã hội chứ không của riêng những ngƣời có tâm huyết.

Xoá đói giảm nghèo từ lâu là vấn đề mà Đảng và Nhà Nƣớc ta rất quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu ƣu tiên thực hiện, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Thông qua chính sách xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số, chúng ta đã

đạt đƣợc nhiều thành công trong công tác xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt đƣợc vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa.

Để khắc phục các hạn chế, nâng cao hiệu quả XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số giúp họ thoát nghèo bền vững, trong thời gian tới huyện Anh Sơn cần thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, trong đó cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp: Quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm và quản lý tổ chức.

Do trình độ và khuôn khổ Luận văn, nên tác giả thấy còn nhiều vấn đề đặt ra trong công tác XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện mà đề tài chƣa có điều kiện giải quyết. Về lâu dài, để công tác XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số phát huy đƣợc hiệu quả , cần phải giải quyết các vấn đề : Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dƣ̣ng làng nghề dệt thổ cẩm; … Hy vọng các vấn đề nêu trên sẽ đƣợc giải quyết thỏa đáng trong một công trình khác trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bá Tân (2011), “Chuẩn nghèo Việt Nam chưa bằng 50% của thế giới. Tạp chí Đại đoàn kết online.

2. CERS Việt Nam (2010), Những tác động của tình hình thế giới đến Việt Nam.

3. Chi cục Thống kê Anh Sơn (2008-2013), Niên giám thống kê

4. Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo (2003), NXB Thống kê.

5. Cục Bảo trợ xã hội (2011), Tài liệu tấp huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo.

6. Đảng bộ huyện Anh Sơn (2010), Báo cáo chính trị đại hội lần thứ XIX

7. Đảng bộ huyện Anh Sơn (2010), Văn kiện đại hội Đảng bộ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010 – 2015.

8. Đảng bộ huyện Anh Sơn(2005), Văn kiện đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005 – 2010.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Hà Quế Lâm (2002), Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay- thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia.

11. Hoàng Chí Bảo, Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

12. Hội đồng nhân dân huyện Anh Sơn (2011), Nghị quyết kỳ họp thứ I khóa XVII nhiệm kỳ 2011 - 2015

13. Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên, Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững miền núi Tây Nam Nghệ An

14. Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

15. Phạm Văn Vận và Vũ Cƣơng (2006), Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Thống kê, Hà Nội.

16. Tạp chí Sài Gòn Giải Phóng online (2008), “Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chỉ còn 14,8%”.

17. Tổ công tác liên ngành CPRGS HN (2005), “Việt Nam Tăng trưởng và giảm nghèo/Báo cáo thường niên 2004-2005”, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Trần Thị Hằng, Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

19. UBND tỉnh Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phát triển bền vững miền núi Nghệ An.

20. Ủy Ban nhân dân huyện Anh Sơn (2011), Chương trình mục tiêu

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện anh sơn, nghệ an luận văn ths 2015 (Trang 73)