Tỉnh Nghệ An kinh tế phát triển tạo động lực căn bản để đầu tƣ cho văn hóa, xã hội. Về giáo dục - đào tạo cả chất lƣợng và số lƣợng đều tăng, nhiều con em đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa đƣợc đi học. Hệ thống trƣờng dân tộc nội trú đƣợc hình thành từ tỉnh đến trung tâm cụm xã. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đƣợc quan tâm và coi trọng. Hơn
80% số dân đƣợc xem ti vi, 90% đƣợc nghe đài, các báo tạp chí thuộc Chƣơng trình 1637 (nay là 975) đã đến tận các xã và các bản làng, góp phần nâng cao mức hƣởng thụ văn hoá và mở mang hiểu biết giữa các dân tộc và các vùng miền trong nƣớc và quốc tế. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào ngày càng tốt hơn, đã kiểm soát đƣợc các dịch bệnh hiểm nghèo, đội ngũ cán bộ, y bác sỹ ngày càng đƣợc tăng cƣờng cho miền núi, nhiều trạm y tế xã đã có bác sỹ. Các chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng và các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách đƣợc đảm bảo chu đáo, kịp thời.
Hệ thống chính trị cơ sở ngày càng đƣợc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số, tỉnh Nghệ An đã có chính sách đặc thù trong đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng hợp lý, kết hợp tăng cƣờng cán bộ chuyên môn và lực lƣợng vũ trang bám dân, hƣớng dẫn, giúp đỡ dân thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ngày càng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Vai trò già làng, ngƣời có uy tín đƣợc phát huy. Hàng năm tỉnh và các huyện đều mở các hội nghị để biểu dƣơng những già làng, trƣởng bản có uy tín. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới đƣợc giữ vững. Không để xảy ra "điểm nóng" về an ninh - trật tự an toàn xã hội. Khối đại đoàn kết các dân tộc đƣợc giữ vững.
Bên cạnh những kết quả của tỉnh đạt đƣợc, trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm đầu tƣ lớn của Nhà nƣớc. Nên tình hình kinh tế xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng của huyện đã có những bƣớc thay đổi khá toàn diện. Với những chính sách quan tâm hỗ trợ của nhà nƣớc, sự cố gắng vƣơn lên của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong toàn huyện đang khắc phục khó khăn để xóa đói giảm nghèo.
Kinh tế phát triển với tốc độ cao và khá toàn diện. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 12,25%; tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 11,5%. Huy động vốn đầu tƣ đạt 3.300 tỷ đồng (tăng hơn 300% so với nhiệm kỳ trƣớc). Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 7,8 triệu đồng năm 2006 lên năm 2013 đạt 19,418 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,4% (2006) lên 32,34% (2013); nông nghiệp giảm từ 41,54% (2006) xuống 36,17% (2013); dịch vụ - thƣơng mại đạt 31,13%. Lao động nông nghiệp giảm từ 75,2% (2006) xuống 72,6% (2013); lao động công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,4% (2006) lên 12,2% (2013); lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 15,4% (2006) lên 19,2% (2013).
* Về nông – lâm - ngư nghiệp:
Giá trị sản xuất nông – lâm - ngƣ nghiệp tăng 20% so với năm 2006; tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 7,6%; năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng tăng khá nhanh. Năm 2006, bình quân giá trị sản xuất mỗi ha đạt 28 triệu đồng, năm 2013 sẽ đạt 41 triệu đồng/ha. Năm 2013, sản lƣợng lƣơng thực đạt 58.700 tấn, tăng hơn 4.000 tấn so với năm 2006 và vƣợt 2000 tấn so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra.
Chăn nuôi phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Đàn Bò đạt 25.000 con, đàn Trâu 18.000 con, đàn Lợn 60.800 con.
Công tác khoanh nuôi bảo vệ, gắn với trồng rừng đƣợc tăng cƣờng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân nội ngành lâm nghiệp đạt 9,5%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2013 tăng 46% so với năm 2006. Độ che phủ rừng năm 2006 là 44,4%, năm 2013 đạt 58,8%.
Những năm gần đây nhà nƣớc đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân phát triển chăn nuôi song do điều kiện khí hậu về mùa đông quá khắc nghiệt, thiếu nƣớc uống, thức ăn lại quá rét, nên đàn gia súc rất khó phát triển.
Khi có chủ trƣơng của nhà nƣớc về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi ruộng đất nhằm nâng cao đời sống cho ngƣời dân đã đƣợc đông đảo đồng bào ủng hộ, việc vận động ngƣời dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đang đƣợc chính quyền rất quan tâm chỉ đạo, những năm qua nhiều loại giống cây trồng mới đã đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ cho nhân dân địa phƣơng, nhƣng cũng chƣa có hiệu quả nhƣ mong muốn. Đây đang là nỗi trăn trở của cấp ủy và chính quyền các địa phƣơng.
* Về công nghiệp – Dịch vụ:
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2013 tăng 1,7 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 12,5%. Đến nay đã triển khai xây dựng đƣợc một số nhà máy, xí nghiệp lớn trên địa bàn nhƣ nhà máy xi măng Dầu khí 12/9 ( 60 vạn tấn/năm), nhà máy xi măng Hợp Sơn (40 vạn tấn/năm), Xí nghiệp may xuất khẩu Khải Hoàn - Anh Sơn (3,6 triệu sản phẩm/năm). Cụm công nghiệp nhỏ thị trấn Anh Sơn đã bƣớc đầu xây dựng các hạng mục chính để đƣa vào hoạt động; cụm công nghiệp nhỏ Đỉnh Sơn đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, khu công nghiệp Tri Lễ đã đƣợc Chính phủ phê duyệt bổ sung vào hệ thống khu công nghiệp của cả nƣớc, tạo cơ sở để đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong thời gian tới.
Giá trị sản xuất thƣơng mại - dịch vụ năm 2013 đạt 503 tỷ đồng, bằng 160% so với năm 2006; Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 17,2%.
*Về kết cấu hạ tầng cơ sở:
Tập trung đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhƣ: Đƣờng nguyên liệu mía - chè; đƣờng vào trung tâm xã Tam Sơn; đƣờng giao thông tả ngạn Sông Lam. Toàn huyện có 515,4km đƣờng nhựa và bê tông; 194km đƣờng cấp phối. Hệ thống giao thông ở các xã, thị trấn cơ bản thuận lợi.
Hệ thống hồ đập và kênh mƣơng đƣợc chú trọng cải tạo, nâng cấp. Đầu tƣ 106 tỷ đồng cải tạo, xây dựng mới hồ đập, trạm bơm và kênh mƣơng. Diện tích đƣợc tƣới tăng từ 1.764 ha năm 2006, lên 1.872 ha năm 2013.
Đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình nƣớc sạch đảm bảo sinh hoạt của nhân dân, tỷ lệ dân đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh năm 2006 là 73%, năm 2013 là 85%.
Xây dựng mới 76,9km đƣờng dây hạ thế, 12 trạm biến áp, nâng tổng công suất các trạm biến áp trên toàn huyện lên 19.220 KVA (tăng gần 30% so với 2006).
Xây mới 460 phòng học kiên cố, 15 nhà văn hoá đa chức năng cấp xã, đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
Tuy nhiên vào mùa mƣa đƣờng thƣờng bị sạt lở, lầy lội rất khó khăn cho đi lại. Vì vậy giao thông vẫn luôn là vấn đề bức xúc không thể sớm khắc phục đƣợc. Các công trình thủy lợi : Do đặc điểm địa hình nên đa số các công trình thủy lợ đều có quy mô nhỏ chỉ đáp ứng cho một số diện tích nhỏ cấy lúa nƣớc, còn các loại cây trồng khác chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
*Về văn hóa xã hội:
Về thông tin liên lạc: Toàn huyện tính đến năm 2013, đã đảm bảo thông tin liên lạc đến trung tâm 21/21 xã, thị trấn và đều có điểm bƣu điện văn hóa, phủ sóng di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân, bình quân 100 ngƣời dân có 19,7 máy điện thoại và 1,5 thuê bao internet.
Giáo dục - đào tạo đạt đƣợc nhiều tiến bộ, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các cấp học, bậc học, bƣớc đầu thu đƣợc kết quả khá tốt; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở đƣợc củng cố. Hàng năm, học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 95- 97%; học sinh giỏi từ 9 - 10%. Bình quân mỗi năm có 800 học sinh thi đậu vào các trƣờng đại học, cao đẳng. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc nâng lên, 100% giáo viên đạt chuẩn theo qui
định. Có 35/70 trƣờng đƣợc công nhận chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 50%. Liên tục trong 3 năm, Anh Sơn đƣợc công nhận là 1 trong 5 huyện có phong trào giáo dục xuất sắc của tỉnh Nghệ An.
* Về y tế:
Cơ sở vật chất y tế đầu tƣ thiếu đồng bộ, tình trạng thiếu Bác sỹ kéo dài, chậm khắc phục. Chất lƣợng khám và chữa bệnh tuy đƣợc nâng lên nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, công tác y tế dự phòng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
* Về lĩnh vực an ninh quốc phòng:
Công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng đƣợc đẩy mạnh; nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân có bƣớc tiến bộ rõ nét, 5 năm liên tục Anh Sơn đƣợc xếp loại vững mạnh toàn diện về nhiệm vụ xây dựng cơ sở ATLC- SSCĐ.
Phát động sâu rộng và duy trì có hiệu quả phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, các tổ tự quản ở khối, xóm, bản, hoạt động có hiệu quả. Hai huyện Anh Sơn và Xây Chăm Pon (tỉnh Bô Ly Khăm xay- Lào) đã tiến hành ký biên bản ghi nhớ nhằm tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, đoàn kết, tạo thuận lợi trong phối hợp bảo vệ an ninh biên giới.
Tóm lại, tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng đã có nhƣng bƣớc phát triển, đổi mới nhất định. Nhìn chung đời sống vất chất và tinh thần của ngƣời dân nơi đây đã và đang dần đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên cũng nhƣ nhiều yếu tố tác động, nhƣ sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ sản xuất con quá lạc hậu, tỉ lệ tăng dân số có chiều hƣớng gia tăng, một số hủ tục lạc hậu chƣa đƣợc xóa bỏ. Hệ thống cơ sở hạ tầng, mặt bằng dân trí còn thấp, nên sự phát triển kinh tế xã hội của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn.
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm và chƣa có cơ sở vững chắc. Việc khai thác tiềm năng đất đai, nguồn lực con ngƣời còn hạn
chế. Dẫn đến hiệu quả lao động chƣa cao, một bộ phận khá lớn ngƣời dân vẫn còn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, tỉ lệ hộ tái nghèo cao. Theo số liệu điều tra hộ nghèo cuối năm 2010, chuẩn nghèo quy định tại Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tổ chức tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011-2015; thực trạng hộ nghèo của huyện Anh Sơn năm 2013 nhƣ sau:
Tổng số hộ nghèo huyện : 4355 hộ, chiếm tỷ lệ 14,97 % trong đó hộ nghèo là dân tộc thiểu số 619 hộ. Tổng số hộ cận nghèo: 4818 hộ, chiếm tỷ lệ 16,56%; Số hộ nghèo khu vực đô thị: 25 hộ, chiếm tỷ lệ 6%; Số hộ nghèo khu vực nông thôn: 4330 hộ, chiếm tỷ lệ 10,56%.