Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện anh sơn, nghệ an luận văn ths 2015 (Trang 52)

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn cao hơn so với bình quân chung của cả tỉnh, một số xã chƣa quyết liệt, có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại; thực hiện công tác XĐGN hiệu quả thấp nên tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2013 còn cao nhƣ: Thọ Sơn (39,68%), Bình Sơn (32,14%), Thành Sơn (33,06%), Cao Sơn (25,02%), đặc biệt có 2 xã tăng hộ nghèo 2013 là Tam Sơn (47,78%), và Lạng Sơn

(19,31%). Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao trên 80%. Kết quả này không sát với tình hình KTXH của địa phƣơng và dân cƣ tại đơn vị.

Việc rà soát đánh giá thu nhập, xác định hộ nghèo ở cơ sở một số nơi làm chƣa chính xác, thiếu khách quan, còn cả nể, cảm tính, phụ thuộc tự nhận của các hộ dân. Việc quản lý theo dõi về các chế độ chính sách cho ngƣời nghèo chƣa chặt chẽ nhƣ: chính sách cứu trợ nhƣ cấp gạo cứu tế trong các dịp Tết Nguyên đán, sự giúp đỡ của các cơ quan doanh nghiệp…

Việc triển khai thực hiện BHYT cho các đối tƣợng hộ cận nghèo còn chậm, BHYT tự nguyện còn hạn chế dẫn đến mức độ tham gia BHYT của các đối tƣợng ở một số nơi còn thấp. Nhất là BHYT cho các đối tƣợng hộ cận nghèo.

Các xã, thị trấn chƣa xây dựng đƣợc nhiều mô hình kinh tế điển hình góp phần tăng cƣờng công tác xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Dạy nghề, giới thiệu việc làm còn hạn chế. Chƣa quản lý và phát triển xuất khẩu lao động, đa số đi là do tự phát của dân, xã/thị chƣa nắm đƣợc các số liệu thực tế, cụ thể và chính xác.

Quản lý việc lập hộ gia đình còn hạn chế, tình trạng tách hộ cho bố/mẹ già có hộ khẩu riêng, để đƣa vào diện điều tra hộ nghèo vẫn còn diễn ra ở các địa phƣơng. Chƣa phân loại nguyên nhân để tham mƣu những giải pháp giúp đỡ phù hợp, hiệu quả.

Hồ sơ quản lý về công tác XĐGN của Ban chỉ đạo XĐGN xã chƣa đầy đủ, đặc biệt là các hồ sơ, văn bản liên quan đến việc vay vốn của các đối tƣợng tại Ngân hàng chính sách xã hội lƣu tại xã chƣa có.

Nguồn kinh phí thực hiện các chƣơng trình, dự án hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vẫn còn ít so với nhu cầu. Công tác phối hơp chỉ đạo điều hành các chƣơng trình dự án còn thiếu sự thống nhất, đồng bộ và còn mang tính hình thức.

Một số chính sách ƣu đãi hộ nghèo chƣa phù hợp, chƣa có tác dụng khuyến khích hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vƣợt nghèo cho nên làm hạn chế kết quả giảm nghèo.

Công tác chỉ đạo điều hành chƣa quyết liệt, chƣa sát đúng. Công tác nghiên cứu, lựa chọn hỗ trợ xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững để nhân diện rộng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa kết hợp đƣợc việc đầu tƣ phát triển sản xuất với chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, lâm, ngƣ cho ngƣời dân.

* Nguyên nhân tồn tại

- Nguyên nhân khách quan:

+ Là huyện miền núi có địa bàn tƣơng đối phức tạp, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân cũng nhƣ giao thƣơng giữa các vùng, trình độ dân trí còn hạn chế và không đồng đều, phong tục tập quán sinh hoạt có phần khác nhau đã làm ảnh hƣởng đến công tác XĐGN trên địa bàn huyện. + Đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập tính trên đầu ngƣời đạt thấp, bằng 63,3% bình quân chung cả tỉnh. Các vấn đề thiết yếu nhƣ: nhà ở, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nƣớc sinh hoạt chƣa đƣợc giải quyết căn bản. Trình độ dân trí thấp, điều kiện phát triển văn hóa, giáo dục, y tế khó khăn, còn có học sinh bỏ học ở các cấp, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng còn cao, một số tập tục lạc hậu vẫn còn.

+ Đa số hộ nghèo trên địa bàn huyện có nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp bên cạnh đó giá cả vật tƣ, phân bón tăng cao làm hạn chế khả năng đầu tƣ phát triển kinh tế cho hộ nghèo.

+ Trong những năm qua do ảnh hƣởng suy thoái kinh tế, thực hiện cắt giảm đầu tƣ công của Chính phủ nên việc đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông, công trình phúc lợi xã hội từ nguồn vốn của nhà nƣớc bị cắt giảm nên

một số công trình dở dang làm ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh dịch vụ và nhu cầu đi lại của nhân dân.

+ Một số chính sách ƣu đãi hộ nghèo chƣa phù hợp, nhỏ lẻ, manh mún, dàn trải chƣa có tác dụng khuyến khích hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững.

+ Nguồn kinh phí thực hiện các chƣơng trình, dự án hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vẫn còn ít so với nhu cầu. Công tác phối hợp chỉ đạo điều hành các chƣơng trình dự án còn thiếu sự thống nhất, đồng bộ. Hiện nay còn nhiều đầu mối thực hiện một mục tiêu triên địa bàn, một số công trình xây dựng theo chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo hiệu quả chƣa cao.

+Các chính sách giảm nghèo hiện vẫn còn một số bất cập. Các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nƣớc tuy lớn nhƣng dàn trải, thiếu tập trung và đồng bộ. Chính sách giảm nghèo còn triển khai theo kiểu cào bằng, mà chƣa có sự phân loại hộ nghèo vì nguyên nhân gì (thất nghiệp, lƣời lao động, mới tách hộ, thiếu vốn, thiếu đất, thiếu phƣơng tiện sản xuất, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, thiếu nhân lực)... để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhận thức của một số lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, tổ chức đoàn thể về công tác giảm nghèo chƣa thực sự sâu sắc và toàn diện, một bộ phận hộ nghèo vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa có ý thức và trách nhiệm vƣơn lên thoát nghèo.

+ Sự chỉ đạo của các cấp, các ngành chƣa quyết liệt, kịp thời; thiếu sự chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Năng lực quản lý, điều hành chƣơng trình giảm nghèo của cán bộ, nhất là cấp cơ sở (xã, phƣờng, thị trấn) còn nhiều hạn chế. Định biên cán bộ chuyên trách làm công tác Lao động - TB&XH (trong đó có nhiệm vụ quản lý Chƣơng trình giảm nghèo) chƣa đƣợc bố trí làm ảnh hƣởng đến việc quản lý và điều hành từ cơ sở.

+ Việc triển khai thực hiện QĐ số 09/2011/TTg ngày 30/01/2011, TT số 21/2012/TT-BLĐTB&XH ngày 05/9/2012 về giảm nghèo giai đoạn 2011– 2015, Chỉ thị số: 22-CT/HU ngày 11 tháng 11 năm 2013 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội trong tình hình mới chƣa đạt yêu cầu đề ra; Ban chỉ đạo XĐGN các xã/thị chƣa tham mƣu cho Đảng ủy xã, thị trấn ban hành Nghị Quyết chuyên đề,UBND xã/thị ban hành chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo cả giai đoạn và hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai hiệu quả.

+ Hoạt động của Ban chỉ đạo XĐGN từ huyện đến xã, thị chƣa phát huy hết vai trò trách nhiệm, chƣa phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, tổ chức chính trị xã hội giúp đỡ từng xã, thôn/ bản, hộ gia đình thoát nghèo hàng năm.

+ Chƣa thực hiện tốt chính sách DS KHHGĐ tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hƣớng gia tăng.

+ Hàng năm chƣa mở hội nghị chuyên đề để sơ, tổng kết đánh giá, đúc rút những kinh nghiệm trong công tác XĐGN cấp xã, còn đang lồng ghép.

+ Chƣa phối hợp tốt giữa Công an, Tƣ pháp hộ tịch để quản lý tốt việc lập hộ, tách hộ trong nhân dân; số liệu hộ, khẩu gữa Thống kê và các ban ngành chƣa thống nhất, xã,thị trấn không nắm chắc số liệu hộ gia đình tại địa phƣơng.

+ Khâu khảo sát, thiết kế, giám sát thi công một số công trình thuộc chƣơng trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, hiệu quả thấp.

+ Cán bộ trƣởng thôn, bản thƣờng biến động nên việc tiếp cận công việc vẫn còn hạn chế, một số nơi làm chƣa đúng qui trình, vẫn còn hiện tƣợng nể nả…

+ Một bộ phận dân cƣ vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng, không muốn thoát khỏi danh sách hộ nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các thành viên BCĐ giảm nghèo Huyện chủ yếu là kiêm nhiệm, chƣa dành nhiều thời gian đi cơ sở để nắm bắt kịp thời các tồn tại tại cơ sở để đề xuất cho lãnh đạo huyện đề ra các chủ trƣơng sát đúng với tình hình thực tế.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở xã, thị mới tuyển dụng vì vậy việc cập nhật, theo dõi sự biến động của hộ nghèo chƣa đƣợc đầy đủ, công tác thông kê báo cáo có lúc chƣa kịp thời, số liệu có nơi thiếu chính xác.

+ Điều tra khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhiều xã làm chƣa đúng quy trình, hƣớng dẫn quy định, vẫn còn hiện tƣợng nể nả và đang có tƣ tƣởng phấn đấu xã nghèo, thôn nghèo để dân đƣợc hƣởng chính sách của nhà nƣớc…

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm vì vậy việc cập nhật, theo dõi sự biến động của hộ nghèo chƣa đƣợc thƣờng xuyên, công tác thông kê báo cáo chƣa kịp thời, nhiều khi số liệu thiếu chính xác.

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ANH SƠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện anh sơn, nghệ an luận văn ths 2015 (Trang 52)