Các biến số trong bài nghiên cứ u

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH SÁCH TRẢ CỔ TỨC - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

ðể kiểm tra thực nghiệm các mô hình cổ tức thảo luận trong Chương 3, các biến quan trọng cần quan tâm là các cổ tức (D), thu nhập ròng (E), cổ phần của ñịnh chế (Inst), cổ phần nhà quản lý (MDum), cổ phần của nhà nước (Gov) và cổ phần

nước ngoài (Forg). Phần này trình bày các biến ñược sử dụng ñể kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và tỷ lệ chi trả cổ tức. Các biến cổ tức và lợi nhuận ròng

ñược thu thập từ dữ liệu báo cáo tài chính, lịch sự kiện của các công ty trong mẫu, báo cáo thường niên. Dữ liệu về quyền sở hữu của ñịnh chế, sở hữu nhà quản lý, sở

hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài ñã ñược thu thập từ các Niên giám doanh nghiệp niêm yết, báo cáo thường niên của các công ty trong mẫu.

Cổ tức D

Cổ tức (D) ñược tính bằng tổng số cổ tức tiền mặt thông thường trong niên

ñộ kế toán. Biến cổ tức ñược thu thập thông qua lịch sự kiện và báo cáo thường niên của các công ty trong mẫu.

Thu nhập E

Biến thu nhập (E) ñược tính như lợi nhuận ròng sau khấu hao và các khoản dự phòng hoạt ñộng khác. Cách ño lường tương tựñã ñược sử dụng bởi Jensen và cộng sự (1992). Biến thu nhập ñược thu thập thông qua báo cáo tài chính của các công ty trong mẫu.

Sở hữu của ñịnh chế

Quyền sở hữu ñịnh chếñược ñịnh nghĩa là tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ñịnh chế như ngân hàng, quỹñầu tư, công ty bảo hiểm… sở hữu từ 5% trở lên trên toàn bộ vốn cổ phần vào ñầu niên ñộ kế toán. Phân tích sử dụng các biến giả dựa trên tỷ

lệ sở hữu của ñịnh chế; Inst ñược mã hoá thành 1 nếu các ñịnh chế sở hữu từ 5% trở

lên trên vốn cổ phần và ngược lại sẽ bằng 0. Tỷ lệ sở hữu của ñịnh chế ñược thu thập thông qua niên giám doanh nghiệp niêm yết và báo cáo thường niên.

Sở hữu của nhà quản lý

Quyền sở hữu nhà quản lý ñược ñịnh nghĩa là tổng số tỷ lệ phần trăm của vốn cổ phần thuộc sở hữu của ban giám ñốc và những người có liên quan vào ñầu

niên ñộ kế toán. Tại Việt Nam sở hữu chéo khá phức tạp nên bài viết này sẽ bỏ qua. Phân tích sử dụng một biến giả dựa trên tỷ lệ sở hữu nhà quản lý. MDum ñược mã hoá là 1 nếu nhà quản lý sở hữu từ 5% trở lên trên vốn cổ phần và ngược lại sẽ bằng 0. Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý ñược thu thập thông qua niên giám doanh nghiệp niêm yết và báo cáo thường niên.

Sở hữu của nhà nước

Quyền sở hữu nhà nước ñược ñịnh nghĩa là tổng số tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ

phần ñược nắm giữ bởi các công ty nhà nước, ñại diện nhà nước. Phân tích sử dụng các biến giả dựa trên tỷ lệ sở hữu của nhà nước; Gov ñược mã hoá là 1 nếu nhà nước sở hữu từ 5% trở lên trên vốn cổ phần và ngược lại sẽ bằng 0. Tỷ lệ sở hữu của nhà nước ñược thu thập thông qua niên giám doanh nghiệp niêm yết và báo cáo thường niên.

Sở hữu của nước ngoài

Phần sở hữu của nước ngoài là tổng số tỷ lệ sở hữu của các cá nhân và tổ

chức nước ngoài. Phân tích sử dụng các biến giả dựa trên tỷ lệ sở hữu của nước ngoài; tương tự, Forg ñược mã hoá là 1 nếu nhà ñầu tư nước ngoài sở hữu từ 5% trở

lên trên vốn cổ phần và ngược lại sẽ bằng 0. Tỷ lệ sở hữu của nước ngoài ñược thu thập thông qua niên giám doanh nghiệp niêm yết và báo cáo thường niên.

Bài nghiên cứu sử dụng mức tỷ lệ sở hữu 5% ñể mã hóa việc sử dụng biến giả vì mức tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên ñược xem là rất quan trọng ñối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo quy ñịnh của UBCKNN, nếu các cổ ñông sở

hữu từ 5% trở lên bắt buộc phải công bố thông tin. Luật Doanh Nghiệp 2005 có quy

ñịnh riêng với “Cổ ñông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải ñược ñăng ký với cơ quan ðKKD có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có

ñược tỷ lệ sở hữu ñó” (khoản 4, ðiều 86). Luật Chứng khoán 2006 thì lại có riêng một tiêu chí xác ñịnh cổñông lớn, theo ñó “Cổñông lớn là cổñông sở hữu trực tiếp

hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành”. Những quy ñịnh về cổñông nắm trên 5% nói trên liên quan ñến vấn ñề quản trị công ty (công bố thông tin) và những cổ ñông thuộc tỷ lệ này (và những người liên quan của họ) chịu sự ñiều chỉnh chặt hơn bởi pháp luật chứng khoán, do các giao dịch của họ có thể gây nên những biến ñộng ñối với công ty và thị trường.

Kỳ vọng dấu

Dựa trên các lý thuyết về thuế, chi phí ñại diện, lý thuyết phát tín hiệu cùng với những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa cấu trúc sở

hữu và chính sách cổ tức, nghiên cứu ñề xuất các giả thuyết về mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu và chính sách chi trả cổ tức như sau: Biến Kỳ vọng dấu Inst “ – “ MDum “ – “ Gov “ + “ Forg “ + “ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu kỳ vọng dấu “–“ giữa biến Inst và tỷ lệ chi trả cổ tức vì nghiên cứu cho rằng các ñịnh chế e ngại việc bị ñánh thuế cổ tức chồng chéo ở Việt Nam (một trong những nước duy trì hệ thống thuế cổ ñiển như ñã thảo luận ở chương 1), ñồng thời nghiên cứu cũng kỳ vọng sự

hiện diện của các ñịnh chế có thể giúp giám sát doanh nghiệp tốt hơn. Kỳ

vọng này dựa trên luận ñiểm của Zeckhauser và Pound (1990), Wen và Jia (2010), Mehrani và cộng sự (2011).

- Nghiên cứu kỳ vọng dấu “–“ giữa biến MDum và tỷ lệ chi trả cổ tức vì nghiên cứu cho rằng các nhà quản lý thích giữ lại lợi nhuận thay vì chia cho các cổ ñông dưới dạng cổ tức. Các nhà quản lý muốn giữ lại các nguồn lực tài chính sử dụng cho mục tiêu tăng trưởng tương lai của công ty cũng như nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân của họ. Kỳ vọng này dựa trên luận ñiểm của Jensen và cộng sự (1992), Eckbo và Verma (1994), Short và cộng sự (2002), Chen và cộng sự (2005)…

- Nghiên cứu kỳ vọng dấu “+“ giữa biến Gov và tỷ lệ chi trả cổ tức vì nghiên cứu cho rằng nhà nước ñóng vai trò ñại diện cho công dân không kiểm soát các công ty trực tiếp vì thế ñể làm giảm lưu lượng tiền mặt bị

nắm giữ bởi nhà quản lý thì nhà nước bằng ảnh hưởng của mình buộc các công ty chi trả cổ tức nhiều hơn. Kỳ vọng này dựa trên luận ñiểm của Glen và cộng sự (1995), Gugler (2003), Al-Malkawi (2005)…

- Nghiên cứu kỳ vọng dấu “+“ giữa biến Forg và tỷ lệ chi trả cổ tức vì nghiên cứu cho rằng các cổñông nước ngoài ưu thích mức cổ tức cao và việc chia cổ tức cao cũng nhằm mục tiêu thu hút nguồn vốn nước ngoài. Kỳ vọng này dựa trên luận ñiểm của Baba (2009), Jeon và cộng sự

(2011), Warrad và cộng sự (2012)…

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH SÁCH TRẢ CỔ TỨC - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 30)