Khảo sát việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 (Trang 48)

Nhà thuốc ngoài chức năng bán thuốc còn có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho khách hàng. Việc hướng dẫn cho người

bệnh đầy đủ sẽ tạo hiệu quả điều trị cao. Ngoài ra, việc hướng dẫn đầy đủ còn thể hiện trình độ và khả năng của người bán thuốc, tạo uy tín với khách hàng. Người bệnh sẽ yên tâm hơn trong quá trình sử dụng thuốc.

Để nghiên cứu việc “Hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng” tại các nhà thuốc, chúng tôi thu thập thông tin từ 30 nhà thuốc bằng phương pháp đóng vai khách hàng với kịch bản như sau:

“ làm ơn bán cho tôi một vỉ Amoxicillin” và cung cấp thông tin cho nhà thuốc:

+ Người cảm thấy hơi mệt, đau đầu, sốt, ho nhiều vào ban đêm, đặc biệt là gần sáng.

+ Ăn uống bình thường

+ Trước đó chưa sử dụng thuốc nào cả Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.14. Các nội dung hướng dẫn người bệnh

STT Nội dung hướng dẫn về việc dùng thuốc Tổng sô nhà thuốc đã khảo sát Sô nhà thuốc có hướng dẫn Tỷ lệ % 1 Liều dùng 30 30 100,0 2 Thời gian dùng 30 22 73,3 3 Cách dùng 30 20 66,7 4 Nước uống 30 10 33,3 5 Tác dụng phụ 30 7 23,3 6 Chống chỉ định 30 9 30,0 7 Phản ứng bất lợi 30 2 6,7 8 Tương tác thuốc 30 1 3,3

Tỷ lệ % 10<h 90 80 70- 60 50 40 30 20 10 H ■fTLiH T * , i M r " '* É M T i • r 1 ' '' T *

Liều Thời Cách Nước Tác Chông Phản Tương Ghi

dùng gian dùng uống dụng chỉ định ứng bất tác chép

dùng phụ lợi thuốc trên túi

thuốc

Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện các nội dung hướng dẫn người bệnh

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy các nhà thuốc đã chú ý hướng dẫn người mua về liều dùng, thời gian dùng, cách dùng chứng tỏ các nhà thuốc đã có ý thức về tư vấn cách dùng thuốc cho bệnh nhân nhưng ít chú ý hướng dẫn về tương tác thuốc (chỉ có 1 nhà thuốc hướng dẫn về tương tác thuốc), phản ứng bất lợi (2 nhà thuốc hướng dẫn về phản ứng bất lợi). Chỉ có 60% các nhà thuốc ghi chép các nội dung qui định trên túi đựng thuốc khi đưa cho khách hàng. Điều này cho thấy các nhà thuốc chưa chú ý chấp hành qui định này, do đó có thể gây nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc của người dân.

3.5. Nghiên cứu, khảo sát việc thực hiện một số qui định của qui chế quản lý thuốc độc, hướng tâm thần, qui chế bán thuốc theo đơn của các NTTN:

3.5.1. Qui định vê dự trù thuốc độc, hướng tâm thần

Hàng năm các nhà thuốc có nhu cầu bán thuốc độc, thuốc hướng thần lập dự trù theo đúng qui định.

Bảng 3.15. Việc thực hiện qui định dự trù thuốc độc thuốc hướng tâm thần của các NTTN

Nội dung 21903 2004 21D05 2006 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Không lập dự trù thuốc độc A-B 230 100,0 163 100,0 182 100,0 146 100,0 Tổng số nhà thuốc bán thuốc độc 230 100,0 163 100,0 182 100,0 146 100,0 Không lập dự trù thuốc hướng thần 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng số nhà thuốc bán thuốc hướng thần 18 100,0 24 100,0 24 100,0 26 100,0

Nhận xét: Các nhà thuốc chấp hành rất nghiêm túc việc lập dự trù thuốc hướng thần qua các năm, điều này thể hiện các nhà thuốc đã ý thức được trách nhiệm trong việc bán thuốc hướng thần nhưng họ lại hầu như không lập dự trù thuốc độc. Có thể là do công tác quản lý và xử phạt vi phạm của Bộ Y tế còn chưa chặt, chưa xử phạt nghiêm khắc đối với việc không lập dự trù thuốc độc A-B.

3.5.2. Việc thực hiện ghi chép sổ theo dõi thuốc độcy sổ xuất nhập thuốc hướng tâm thần

Theo qui định của Bộ Y tế, các nhà thuốc bán thuốc độc, hướng tâm thần phải lập sổ theo dõi tình hình xuất nhập các loại thuốc này theo mẫu qui định. Việc thực hiện ghi chép các loại sổ sách này của các nhà thuốc được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.16. Số các NTTN thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi thuốc độc, sổ xuất-nhập thuốc hướng tâm thần

Chỉ tiêu

2004 2005 2006

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Có sổ theo dõi

thuốc độc A-B

Không ghi chép hoặc

ghi chép không đầy đủ 15 9,2 12 6,6 10 6,8 Ghi chép đầy đủ 146 89,6 168 92,3 134 91,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không có sổ theo dõi thuốc độc A-B 2 1,2 2 1,1 2 1,4

Tổng số 163 100,0 182 100,0 146 100,0

Có sổ xuất-nhập thuốc hướng tâm thần

Không ghi chép hoặc

ghi chép không đầy đủ 0 0 0 0 0 0

Ghi chép đầy đủ 24 100,0 24 100,0 26 100,0

Không có sổ xuất-nhập thuốc hướng thần 0 0 0 0 0 0

Tổng số 24 100,0 24 100,0 26 100,0

2004 2005 2006 Năm

Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện việc ghỉ chép sổ theo dõi thuốc độc của các NTTN

Nhận xét: Hầu như các NTTN đều có sổ theo dõi thuốc độc A-B, nhưng tỷ lệ không ghi chép tương đối cao, cao nhất năm 2004 là 9,2%; giảm mạnh vào năm 2005 là 6,6% và tăng nhẹ vào năm 2006 nhưng không đáng kể. Trong khi đó, các nhà thuốc thực hành rất nghiêm chỉnh việc ghi chép sổ sách theo dõi thuốc hướng thần, không có bất kỳ trường hợp nào vi phạm qua các năm, chứng tỏ nhà thuốc đã ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bán thuốc hướng thần dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

3.5.3. Khảo sát việc thực hiện qui chế bán thuốc theo đơn

Qua khảo sát đóng vai khách hàng mua bán kháng sinh mà không có đơn ở 30 nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa được kết quả sau:

Bảng 3.17. Số lượng nhà thuốc bán kháng sinh cho khách hàng không có đơn

STT Nội dung Sô lượng Tỷ lệ %

1 Có bán 30 100,0

2 Không bán 0 0,0

Tổng cộng 30 100,0

Nhận xét: Qua đóng vai khách hàng kể bệnh mua thuốc trực tiếp cho thấy 100% các nhà thuốc vì lợi nhuận đã bán kháng sinh theo yêu cầu của người mua mà không cần đơn của bác sĩ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc kháng kháng sinh trong cộng đồng. Tuy nhiên, một phần là do đa số người dân có thói quen ngại đến bác sỹ, họ chỉ đến khi bệnh đã trở nên trầm trọng, còn những bệnh nhẹ như cúm, sốt... thì đa phần tự mua thuốc về điều trị, lúc này người dược sỹ bán thuốc chính là người hướng dẫn họ về cách dùng, liều lượng,...

3.6. Nghiên cứu, khảo sát việc thực hiện các qui định về giá thuốctại các NTTN tại các NTTN

Theo thông tư 08/2003/TTLT/ BYT-BTC, điều 28 - Chương II - Luật Dược 2006 qui định các cơ sở bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán lẻ và không được bán cao hơn giá niêm yết. Việc niêm yết giá bán lẻ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tất cả các thuốc đều phải được niêm yết giá bán lẻ

- Giá niêm yết phải thể hiện đầy đủ mức giá và đơn vị tính giá

- Không được che khuất các thông tin trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc.

- Giá bán lẻ thuốc được niêm yết trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc ghi trên bảng hoặc in trên giấy để tại nơi bán thuốc.

Qua hồi cứu số liệu về niêm yết giá thuốc tại trung tâm y tế quận Đống Đa qua các năm 2004-2006 được kết quả như sau:

Bảng 3.18. Việc niêm yết giá thuốc tại các NTTN

2004 2005 2006

Chỉ tiêu SL TL SL TL SL TL

Niêm yết Đúng quy định 35 21,5 30 16,5 20 13,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giá thuốc Không đúng quy định 128 78,5 152 83,5 126 86,3

Tổng cộng 163 100,0 182 100,0 146 100,0

(SL: Số lượng nhà thuốc; TL: Tỷ lệ % so với tổng NT thanh tra)

2004 2005 2006 Năm

Nhận xét: 100% các nhà thuốc có niêm yết giá thuốc,

nhưng tỉ lệ niêm yết không đũng qui định còn rất cao và tăng dần từ 78,5% năm 2004 đến 86,3%% năm 2006. Chứng tỏ các nhà thuốc thực hiện không nghiêm túc qui định về niêm yết giá thuốc của Bộ Y tế.

- Khảo sát việc bán theo giá niêm yết

Qua khảo sát đóng vai khách hàng mua thuốc ở 30 nhà thuốc, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 3.19. Việc bán theo giá niêm yết tại các NTTN

STT Nhà thuốc bán Sô lượng Tỷ lệ %

1 Theo giá niêm yết 30 100,0

2 Cao hơn giá niêm yết 0 0

Tổng cộng 30 100,0

Nhận xét: Qua khảo sát mua thuốc tại 30 nhà thuốc thì có tới 30 nhà thuốc chiếm tỷ lệ 100% bán thuốc theo giá niêm yết, không có nhà thuốc nào bán thuốc cao hơn giá niêm yết. Điều này chứng tỏ các nhà thuốc chấp hành tốt qui định này.

Tóm lại, các nhà thuốc đã chấp hành qui định về niêm yết giá thuốc, tuy nhiên tỷ lệ vi phạm còn cao, do cẩu thả không ghi đầy đủ theo qui định, hoặc làm che khuất các thông tin trên bao bì của thuốc. Mặc dù vậy, việc thực hiện bán theo giá niêm yết được chấp hành rất nghiêm chỉnh, không có trường hợp nào vi phạm.

3.7. Bàn luận

3.7.1. Vê' sự phát triển của hệ thông nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa

Các nhà thuốc tư nhân phân bố rộng khắp trên địa bàn quận Đống Đa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn thuốc, góp phần trong công tác chăm sóc và BVSK nhân dân.

Sự phát triển về số lượng NTTN không đều, chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2003-2004 số lượng nhà thuốc giảm mạnh do pháp lệnh HNYDTN mới ra đời thay thế pháp lệnh năm 1993 có qui định chặt chẽ hơn ,một số cơ sở không đủ khả năng kinh doanh và xin ngừng hoạt động.

Mặc dù vậy các nhà thuốc phân bố không đều, mang tính tự phát, chủ yếu tập trung ở Láng Thượng, Phương Mai.. .là những khu vực gần bệnh viện, dân cư đông đúc; còn ở một số phường như Cát Linh, Trung Phụng , Quang Trung, Quốc Tử Giám do đặc điểm địa lý đa phần diện tích trong phường là đình chùa, khách sạn, trường học...thì các nhà thuốc lại khá thưa. Bình quân một điểm bán thuốc trên địa bàn quận Đống Đa phục vụ diện tích là 0,047 Km2 với số dân là 1477 người. Tuy nhiên ở mỗi phường con số này lại khác nhau như: Phường Láng Thượng một điểm bán thuốc phục vụ diện tích là 0,05 Km2 với số dân là 720 người, phường Cát Linh một điểm bán thuốc phục vụ diện tích là 0,1 Km2 với số dân là 3552 người, phường Khâm Thiên một điểm bán thuốc phục vụ diện tích là 0,011 Km2 với số dân là 647 người. Trong khi đó ở quận Tây Hồ bình quân một nhà thuốc phục vụ diện tích là 3,833 Km2 với số dần là 2390 người (theo nghiên cứu của Bùi Thị Ánh trong luận văn thạc sỹ dược học năm 2005: “Phân tích, đánh gỉá hoạt động hành nghê

dược tư nhân quận Tây Hồ, thành phô Hà Nội”). Điều này thê hiện sô lượng

nhà thuốc tư nhân ở quận Đống Đa cao hơn và dầy đặc hơn nhiều so với quận Tây HỒ.

3.7.2. Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách và tài liệu chuyền môn:

* Diện tích nơi bán thuốc

Theo qui định của Bộ Y tế, diện tích nơi bán thuốc phải đạt từ 10m2 trở lên. Qua hồi cứu số liệu tại trung tâm y tế quận Đống Đa, tỷ lệ nhà thuốc không đảm bảo đủ diện tích rất thấp, năm 2003 là 1,7%, năm 2005 là 0,5% và đến năm 2006 là 0,7%. Điều này cho thấy qui định về diện tích được các nhà

thuốc chấp hành rất nghiêm chỉnh, tốt hơn ở quận Tây Hồ với tỷ lệ vi phạm về diện tích là 4,4%.

* Biển hiệu

Theo pháp lệnh HNYDTN, NTTN phải có biển hiệu với kích thước phù hợp với nơi bán thuốc, phải có các nội dung như tên chủ cơ sở, địa chỉ, số điện thoại, phạm vi hành nghề, thời gian làm việc, số giấy phép. Qua hồi cứu số liệu tại trung tâm y tế quận Đống Đa giai đoạn 2002-2006 cho thấy tỷ lệ NTTN vi phạm qui định về biển hiệu còn cao, năm 2006 chiếm tới 6,8%, tuy nhiên tỷ lệ vi phạm qua các năm có chiều hướng giảm dần thể hiện ý thức chấp hành của các nhà thuốc ngày càng tốt lên.

* Trang thiết bị bảo quản thuốc

Vì thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng nên việc đảm bảo chất lượng thuốc có vai trò rất quan trọng, điều này đòi hỏi các NTTN phải có đầy đủ các trang thiết bị bảo quản thuốc. Số lượng NTTN chưa có đủ các loại trang thiết bị bảo quản thuốc năm 2006 thấp hơn so với năm 2002, cụ thể là các nhà thuốc chưa được trang bị về tủ lạnh, bình cứu hỏa; tủ quầy; túi đựng thuốc năm 2006 lần lượt là 17,8%; 1,4%; 12,3% so với năm 2002 là 24,1%; 2,4%; 18,1%. Điều này cho thấy các nhà thuốc ngày càng nhận thức được vai trò của các trang thiết bị bảo quản thuốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mặc áo blu và đeo thẻ của nhân viên khi bán hàng

Mặc áo blu và đeo thẻ khi bán thuốc là rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần trách nhiệm của người bán và tạo niềm tin đối với người mua. Qua hồi cứu số liệu, tỷ lệ nhân viên bán hàng tại các nhà thuốc chưa thực hiện tốt qui định về mặc áo blu và đeo thẻ tương đối cao, cao nhất năm 2002 có 40 trường hợp vi phạm chiếm 24,1%, tuy nhiên tỷ lệ vi phạm có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2006 có 20 trường hợp vi phạm chiếm 13,7%. Điều này chứng tỏ ý thức của người bán thuốc chưa được tốt trong việc

thực hiện các qui định của ngành, mặc dù việc thực hiện qui định này của ngành khá đơn giản.

* Sổ sách, tài liệu chuyên môn

Sổ mua bán thuốc là rất cần thiết, trong sổ nhà thuốc sẽ ghi tên thuốc, nơi mua, ngày bán, số lượng, giá tiền, số lô, hạn dùng của thuốc. Đặc biệt sổ theo dõi ADR ghi những phản ứng bất lợi do thuốc gây ra để từ đó có những tư vấn hợp lý trong sử dụng thuốc. Tài liệu tra cứu thuốc để tra cứu các chỉ định dùng thuốc, tác dụng, liều dùng, tác dụng phụ để tư vấn giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Qua số liệu hồi cứu tỷ lệ nhà thuốc vi phạm qui định về sổ sách, tài liệu chuyên môn giảm dần qua các năm. Chứng tỏ ý thức chấp hành của các nhà thuốc ngày càng tốt.

Không có nhà thuốc nào có sổ theo dõi ADR, việc này hiện nay còn đang gặp nhiều bất cập không chỉ ở các nhà thuốc mà nói chung trong ngành Dược. Đê có thể theo dõi được các phản ứng phụ của thuốc thì các trung tâm ADR cần khuyến khích các NTTN mở sổ và theo dõi ADR vì chính các NTTN là nơi trực tiếp tiếp xúc với người mua thuốc và có điều kiện nhất để thu thập thông tin về các phản ứng phụ của thuốc.

Nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc” năm 2007 còn qui định cụ thể việc xây dựng và thực hiện qui trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng như qui trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng, qui trình bán thuốc theo đơn, qui trình bán thuốc không kê đơn... Điều này rất đúng đắn, nó thể hiện được tính chuyên nghiệp của nhà thuốc.

3.7.3. Về việc đảm bảo chất lượng thuốc

* Chất lượng thuốc

Theo qui định của Bộ Y tế các nhà thuốc chỉ được bán thuốc đạt chất lượng, thuốc còn hạn dùng và thuốc được cấp giấy phép, sở y tế Hà Nội có qui định ngày 1 và 16 hàng tháng các cơ sở HNDTN đến trung tâm y tế xem

thông báo mới về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc không đạt chất lượng.

Qua số liệu hồi cứu, từ năm 2003 trở lại đây các nhà thuốc hầu như không có

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 (Trang 48)