Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống nhà thuốc tư nhân tại quận Đống Đa

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 (Trang 33)

Đống Đa

Theo báo cáo của Trung tâm y tế quận Đống Đa, các loại hình bán thuốc của quận giai đoạn 2002-2006 bao gồm nhà thuốc công ty, nhà thuốc tư nhân và bán thuốc y học cổ truyền. Số lượng các loại hình bán thuốc này được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1. Số lượng các loại hình bán thuốc quận Đống Đa

Chỉ số Năm Tỷ lệ %

2002 2003 2004 2005 2006 (2006)

Nhà thuốc công ty 6 7 7 10 9 3,5

Nhà thuốc tư nhân 226 230 202 215 246 95,0

Bán thuốc YHCT 2 2 4 4 4 1,5

Cộng 234 239 213 229 259 100,0

- Nhận xét: Nhà thuốc tư nhân là loại hình bán thuốc lớn nhất trong quận, năm 2006 chiếm 95%, trong khi đó cơ sở bán thuốc y học cổ truyền chiếm tỷ

lệ rất thấp 1,5%. Tuy nhiên, qua các năm sự phát triển của NTTN ở đây lại không đều, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Sự phát triển của NTTN ở quận Đống Đa (2002-2006)

Năm Sô lượng NTTN

So sánh định gốc (2002) So sánh liên hoàn Tỷ lệ % Tỷ lệ % 2002 226 100,0 100,0 2003 230 101,8 101,8 2004 202 89,4 87,8 2005 215 95,1 106,4 2006 246 108,8 114,4

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn sự phát triển của NTTN ở quận Đống Đa (2002-2006)

Nhận xét: Sự phát triển của NTTN trên địa bàn quận Đống Đa không đều, có thể chia thành 3 giai đoạn:

- Từ năm 2002 - 2003: Số lượng nhà thuốc tư nhân phát triển vừa phải, đã đi vào ổn định.

- Từ năm 2003 - 2004: ở giai đoạn này các NTTN có chiều hướng giảm mạnh do pháp lệnh HNYDTN mới ra đời thay thế pháp lệnh năm 1993

CÓ qui định chặt chẽ hơn. Một số cơ sở không đủ khả năng kinh doanh và xin ngừng hoạt động.

- Từ năm 2004 - 2006: Số lượng các NTTN tăng nhanh do đã kịp thời thích ứng với pháp lệnh HNYDTN mới.

Quận Đống Đa là quận có địa bàn phức tạp đang trong quá trình đô thị hoá, có nhiều khu tập thể cao tầng xen kẽ các phố, ngõ xóm ẩm thấp, chật chội. Số lượng các nhà thuốc tư nhân mọc ra ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ, chăm sóc sức khoẻ của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trong quận. Sự phân bố các NTTN theo 21 phường trong quận như sau:

Bảng 3.3. Sự phân bố của Nhà thuốc tư nhân theo 21 phường

Phường Năm Tỷ lệ % (2006/2002) 2002 2003 2004 2005 2006 - Láng Hạ 11 12 12 12 14 127,3 - Láng Thượng 23 23 22 23 24 104,3 - Ngã Tư Sở 8 7 4 4 8 100,0 - Văn Miếu 9 10 8 9 9 100,0 - Thổ Quan 7 6 6 7 7 100,0 - Nam Đồng 6 8 7 8 10 166,7 - Quang Trung 6 7 6 6 6 100,0 - Trung Liệt 16 17 17 18 18 112,5 - Ô Chợ Dừa 16 16 14 15 16 100,0 - Khâm Thiên 16 16 14 14 17 106,3 - Thịnh Quang 8 9 9 9 10 125,0 - Văn Chương 15 15 10 11 16 106,7 - Phương Liên 10 9 8 10 10 100,0 - Trung Tự 13 12 11 12 14 107,7 - Hàng Bột 9 10 9 10 10 111,1 - Quốc Tử Giám 5 6 6 6 7 140,0 - Phương Mai 22 22 15 15 23 104,5 - Trung Phụng 6 6 5 5 5 83,3 - Khương Thượng 5 5 6 6 8 160,0 - Kim Liên 11 10 9 10 10 90,9 - Cát Linh 4 4 4 5 4 100,0 Cộng 226 230 202 215 246 108,8

Nhận xét: Nhìn chung các NTTN phân bố rộng khắp trên địa bàn quận Đống Đa và số lượng các NTTN ở các phường năm 2006 đều tăng so với năm 2002,

trong đó tăng mạnh nhất là phường Nam Đồng 166,7%. Điều này tạo điều kiện thuận lọi cho người dân trong việc lựa chọn thuốc. Tuy nhiên sự phân bố các nhà thuốc tư nhân giữa các phường không đều, tập trung đông ở Láng Thượng, Phương Mai, Trung Liệt, Khâm Thiên noi gần các bệnh viện, dân cư đông đúc và khá thưa ở Cát Linh (4 NTTN), Trung Phụng (5 NTTN), Quang Trung (6 N'l'i'N) do đặc điểm địa lý (diện tích đình chùa, khách sạn, trường học...chiếm phần lớn diện tích phường ). Cụ thể hơn, trung bình một nhà thuốc mỗi phường trên địa bàn quận phục vụ số dân và diện tích như sau:

Bảng 3.4. Biểu đổ thể hiện trung bình một điểm bán thuốc trong mỗi Qra^ phường phục một số dân và diện tích (Năm 2006)

STT Phường Sô dân (người) Diện tích (Km2) NTTN Bình quân một điểm bán thuốc p (Người) s (Km2) R (Km) 1 Láng Hạ 28720 1,02 14 2051 0,073 0,152 2 Láng Thượng 17268 1,20 24 720 0,050 0,126 3 Ngã Tư Sở 11430 0,24 8 1429 0,030 0,098 4 Văn Miếu 12385 0,96 9 1376 0,107 0,184 5 Thổ Quan 18756 0,30 7 2679 0,043 0,117 6 Nam Đồng 17436 0,41 10 1744 0,041 0,114 7 Quang Trung 11377 0,40 6 1896 0,067 0,146 8 Trung Liệt 25019 0,80 18 1390 0,044 0,119 9 o Chợ Dừa 31601 1,10 16 1975 0,069 0,148 10 Khâm Thiên 10995 0,19 17 647 0,011 0,060 11 Thịnh Quang 17400 0,45 10 1740 0,045 0,120 12 Văn Chương 18000 0,60 16 1125 0,038 0,109 13 Phương Liên 17371 0,44 10 1737 0,044 0,118 14 Trung Tự 15000 0,85 14 1071 0,061 0,139 15 Hàng Bột 18618 0,30 10 1862 0,030 0,098 16 Quốc Tử Giám 10575 0,19 7 1511 0,027 0,093 17 Phương Mai 21077 0,70 23 916 0,030 0,098 18 Trung Phụng 16355 0,24 5 3271 0,048 0,124 19 Khương Thượng 12830 0,33 8 1604 0,041 0,115 20 Kim Liên 16984 0,34 10 1698 0,034 0,104 21 Cát Linh 14206 0,40 4 3552 0,100 0,178 Toàn quận 363403 11,46 246 1477 0,047 0,122

Nhận xét: Từ bảng cho thấy trung bình một điểm bán thuốc phục vụ 1477 người, với diện tích 0,047 Km2và bán kính 0,122 Km.

Với số lượng nhà thuốc tư nhân lớn và phân bố rộng như vậy mà tổng nhân viên thanh tra của quận có hạn, do đó trong một năm chỉ thanh tra được một số lượng nhà thuốc nhất định. Dưới đây là số lượng các nhà thuốc được thanh tra giai đoạn 2002-2006:

Bảng 3.5. Số lượng các nhà thuốc tư nhân được thanh tra

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số nhà thuốc được thanh tra 166 230 163 182 146

3.2. Nghiên cứu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách và tài liệu chuyên môn tại các nhà thuốc tư nhân

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tói sức khoẻ con ngưòi. Do đó hàng năm sẽ có các đợt thanh tra, kiểm tra các nhà thuốc theo định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thòi các trường hợp vi phạm, bảo vệ sức khoẻ người dân. Sau đây là số lượng các nhà thuốc vi phạm các quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách và tài liệu chuyên môn ở quận Đống Đa, số liệu được hồi cứu tại trung tâm y tế đến 31/12/2006.

- Vi phạm về biển hiệu, diện tích:

Qua hồi cứu sô liệu tại trung tâm y tế quận Đống Đa, số lượng nhà thuốc vi phạm các qui định về biển hiệu, diện tích giai đoạn 2002-2006 như sau:

Bảng 3.6. Số các nhà thuốc vi phạm các quy định về biển hiệu, diện tích

STT Nội dung 2002 2003 2004 2005 20 06 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

1 Biển hiệu 29 17,5 26 11,3 17 10,4 19 10,4 10 6,8

2 Diện tích 2 1,2 4 1,7 2 1,2 1 0,5 1 0,7

Tỷ lệ %18-j 16 14 12 10 8 6 4 2 0 J t í 11.3 1.2 10.4 10.4 1.7 □ Biển hiệu ■ Diện tích 6.8 1 0.5 JỉL 2002 2003 2004 2005 2006 Năm

Hình 3.2.Biểu đồ thể hiện sô các NTTN vi phạm các quy định về biển hiệu, diện tích

Nhận xét: Nhìn chung tỷ lệ NTTN vi phạm qui định về biển hiệu cao hơn nhiều so vói vi phạm qui định về diện tích, tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2002 là 17,5%; năm 2006 chỉ còn 6,8%) ; tỷ lệ nhà thuốc không đảm bảo đủ diện tích rất thấp, năm 2002 là 1,2% so với năm 2006 là 0,7%. Điều này thể hiện ý thức chấp hành của nhà thuốc ngày càng cao.

- Vi phạm về trang thiết bị:

Trang thiết bị bảo quản thuốc vô cùng quan trọng, nếu nhà thuốc không đảm bảo đủ trang thiết bị bảo quản thuốc thì chất lượng thuốc sẽ bị ảnh hưởng, sau đây là số lượng các nhà thuốc vi phạm các qui định về trang thiết bị bảo quản thuốc qua các năm:

Bảng 3.7. Số các nhà thuốc tư nhân vi phạm các quy định về trang thiết bị bảo quản thuốc

STT Nôi dung 2002 2003 2004 2005 2006 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Tủ lạnh, bình cứu hỏa 40 24,1 36 15,7 30 18,4 28 15,4 26 17,8 2 Tủ quầy 4 2,4 3 1,3 2 1,2 3 1,6 2 1,4 3 Túi đựng thuốc 30 18,1 20 8,7 25 15,3 20 11,0 18 12,3

(SL: Số lượng nhà thuốc vi phạm; TL: Tỷ lệ % vi phạm so với tổng NT thanh tra)

□ Tủ lạnh, bình cứu hỏa ■ Tủ quầy

□ Túi đựng thuốc

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sô các nhà thuốc tư nhân vỉ phạm các quy định về trang thiết bị bảo quản thuốc

Nhận xét:

- Nhìn chung số lượng NTTN không đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị bảo quản thuốc năm 2006 đều giảm so với năm 2002 (trong năm 2002, tỷ lệ

nhà thuốc trang bị chưa đầy đủ về tủ lạnh, bình cứu hỏa; tủ quầy; túi đựng thuốc lần lượt là 24,1%; 2,4%; 18,1% so với năm 2006 là 17,8%; 1,4%; 12,3%), thể hiện ý thức chấp hành về trang thiết bị bảo quản thuốc của nhà thuốc ngày càng cao.

- SỐ nhà thuốc không có tủ lạnh, bình cứu hỏa luôn chiếm tỷ lệ cao, năm 2006 là 17,8%, sau đó là tỷ lệ không có túi đựng thuốc cũng tới 12,3%,

điều kiện về tủ quầy không đảm bảo cũng chiếm 1,4%. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng thuốc.

- Vi phạm về mặc áo blu và đeo thẻ:

Theo qui định của Bộ y tế, nhân viên bán thuốc phải mặc áo blu và đeo thẻ để người mua biết trình độ của người bán thuốc và xác định được người bán thuốc cho mình thực sự có được phép hành nghề hay không.

Bảng 3.8. Sô các nhà thuốc tư nhân vi phạm quy định mặc áo blu và đeo thẻ.

Nôi dung

2002 2003 2004 2005 2006 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc áo blu và đeo thẻ 40 24,1 38 16,5 30 18,4 25 13,7 20 13,7

(SL: Số lượng nhà thuốc vi phạm; TL: Tỷ lệ % vi phạm so với tổng NT thanh tra)

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện các nhà thuốc tư nhân vỉ phạm quy định mặc áo blu và đeo thẻ

Nhận xét: Hầu như nhân viên bán hàng tại các nhà thuốc chưa thực hiện tốt việc mặc áo blu và đeo thẻ, tuy nhiên con số thống kê có chiểu hướng giảm

dần qua các năm, năm 2002 là 24,1% so với năm 2006 là 13,7%. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, đúng qui định không những tạo nên nét thẩm mỹ cho cửa hàng mà còn tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Vì vậy, qui định này cần được nhắc nhở, đôn đốc để thực hiện cho tốt.

- Yi phạm về sổ sách, tài liệu chuyên môn:

Hệ thống sổ sách tài liệu chuyên môn trong cửa hàng rất quan trọng. Các loại sách, tài liệu tra cứu giúp cho người bán hàng nắm vững hơn về chỉ định, tác dụng, liều dùng, chống chỉ định của thuốc, từ đó sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý hơn.

Hệ thống sổ sách ghi chép số lượng hàng, mua bán, giá cả.. .giúp cho việc quản lý kinh tế được hiệu quả. Tuy nhiên, những qui định này vẫn còn có một số nhà thuốc vi phạm, số liệu được thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. các nhà thuốc tư nhân vi phạm các qui định về sổ sách, tài liệu chuyên môn

STT

Các loại sô sách, Tài liệu chuyên môn

2002 2003 2004 2005 2006 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

1

Không có sổ mua bán thuốc

thường hoặc có sổ nhưng ghi

chép không đầy đủ

5 3,0 4 1,7 4 2,4 3 1,6 2 1,4

2

Không có tài liệu tra cứu

thuốc

30 18,1 35 15,2 20 12,3 18 9,9 15 10,3

3 Không có sổ theo dõi ADR 166 100,0 230 100,0 163 100,0 182 100,0 146 100,0

(SL: Số lượng nhà thuốc vi phạm; TL: Tỷ lệ % vi phạm so với tổng NT thanh tra) Nhận xét:

- Nhìn chung số lượng các NTTN vi phạm qui định về sổ sách, tài liệu chuyên môn có chiều hướng giảm qua các năm, như trường hợp không có sổ

mua bán thuốc thường hoặc có sổ nhưng ghi chép không đầy đủ, tài liệu tra cứu thuốc trong năm 2002 lần lượt chiếm tỷ lệ là 3,0%; 18,1% so với năm

2006 là 1,4%; 10,3%. Điều này chứng tỏ ý thức chấp hành qui chế về vấn đề này của các nhà thuốc ngày càng cao.

- Tất cả các nhà thuốc được thanh tra không có sổ theo dõi ADR và số nhà thuốc không có tài liệu tra cứu thuốc chiếm tỷ lệ cao 10,3% năm 2006. Điều này thể hiện các nhà thuốc chưa ý thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của các loại sổ sách này.

Tóm lại, số lượng các NTTN vi phạm các qui định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách tài liệu chuyên môn có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2002-2006. Điều đó thể hiện ý thức chấp hành của các nhà thuốc trong quận ngày càng cao cũng như việc quản lý hành nghề của cơ quan chức năng ngày càng tỏ ra có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 (Trang 33)