Thực trạng về hoạt động của hệ thống NTTN trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 (Trang 26)

Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của Việt Nam vói 9 quận nội thành và năm huyện ngoại thành. Diện tích của Hà Nội là 913km2, dân số khoảng hơn 3 triệu người [13].

Hà Nội là địa phương tập trung số lượng cơ sở kinh doanh thuốc lớn thứ hai trong cả nước, bao gồm các doanh nghiệp, các NTTN, các đại lý bán lẻ. Với mạng lưới kinh doanh dược phẩm của 185 doanh nghiệp, 1883 NTTN, 366 đại lý bán thuốc tại các xã và 4 trung tâm bán buôn dược phẩm. Hà Nội đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu chữa bệnh của nhân dân thủ đô đến tất cả các xã vùng sâu và vùng xa ỏ các tỉnh phía Bắc [15]. Mạng lưới bán thuốc của Hà Nội quá dày đặc, một cơ sở bán thuốc bình quân chỉ phục vụ diện tích 0,038 km2 (có nghĩa là lkm2 có xấp xỉ 26 điểm bán thuốc) và phục vụ 840 người dân. Theo nghiên cứu về sự lựa chọn các loại hình dịch vụ dược của người dân thì thấy loại hình NTTN cả khu vực nội và ngoại thành có tỉ lệ lựa chọn cao nhất trong các loại hình dịch vụ cung ứng thuốc [17]. Số NTnsr Hà Nội có nhiều nhất ở quận Đống Đa chiếm tới 24,41 % trong tổng số NTTN ở Hà Nội, sau đó đến quận Hai Bà Trưng: 20,73%; trong khi tỷ lệ này ở các huyện lại rất thấp: Đông Anh 0,67%, Sóc Sơn 0,45% [18].

Đa dạng hóa loại hình dịch vụ dược đã làm cho công tác dược ở Hà Nội có một sắc thái phong phú, sống động, góp phần tích cực không chỉ trong nhiệm vụ chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân mà cả trong lĩnh vực kinh tế xã hội [18]. Cho đến nay, mô hình NTTN đã khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, cho người hành nghề và cho toàn ngành y tế.

Tuy nhiên sự gia tăng số lượng các NTĨN chủ yếu là do vấn đề lợi nhuận chi phối và điều này làm nảy sinh một số vấn đề khá bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Một số cơ sở hành nghề y dược tư nhân vi phạm quy chế thuốc

độc, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, bảo quản thuốc, quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn; cơ sở vẫn bán thuốc kém phẩm chất, thuốc quá hạn dùng, thuốc không còn nguyên vẹn bao bì, thuốc không được phép lưu hành [4]. Những điều này phần nào ảnh hưởng tới uy tín và kết quả hoạt động chung của ngành dược.

Dược sĩ được phép mở nhà thuốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hoạt động của nhà thuốc, ngoài ý nghĩa pháp lý còn mang ý nghĩa về lương tâm, đạo đức, tình cảm cộng đồng [12].

1.2.7. Vài nét về hoạt động của hệ thống NTTN quận Đống Đa hiện nay

♦ Đặc điểm tình hình:

Quận Đống Đa là một trong hai quận nội thành lớn nhất Hà Nội với diện tích 10 km2 gồm 21 phường, dân số 356,725 người. Quận có địa bàn phức tạp đang trong quá trình đô thị hóa, có nhiều khu tập thể cao tầng xen kẽ các phố, ngõ xóm ẩm thấp chật chội, trình độ dân trí không đều. Mạng lưói hành nghề y dược tư nhân ngày càng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu phục vụ, chăm sóc sức khỏe của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Năm 2004 có tổng số 441 cơ sở, vói 3 tụ điểm bán thuốc tân dược là Khâm thiên, Văn miếu, Phương mai và 1 trung tâm bán thuốc tân dược ở Láng Hạ. Năm 2006 có tổng số 469 cơ sở. Vói số lượng các cơ sở HNYDTN lớn như vậy, công tác quản lý HNYDTN trên địa bàn quận Đống Đa không khỏi gặp nhiều khó khăn vướng mắc [16].

♦ Theo báo cáo của trung tâm y tế quận Đống Đa, cho tới năm 2006 các loại hình HNDTN của quận như sau:

Nhà thuốc công ty: 9 Nhà thuốc tư nhân: 246 Bán thuốc YHCT: 4

♦ Mô hình tổ chức quản lý các nhà thuốc tư nhân quận Đống Đa

Hình 1.1: đồ tổ chức quản lý y tế tư nhân quận Đống Đa

Các cơ sở dược tư nhân hoạt động dưới sự quản lý của tổ quản lý y tế xã hội phường, tổ quản lý HNYDTN quận, tổ thanh tra y tế quận, phòng kế hoạch nghiệp vụ dược...

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 (Trang 26)