VỀ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE HUYẾT CỦA PHÂN ĐOẠN CHIẾT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết trên động vật thực nghiệm của phân đoạn chiết chloroform từ thân cây ý dĩ (Trang 65)

CHLOROFORM THÂN CÂY Ý DĨ

Để đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của thân cây Ý dĩ, các thí nghiệm được tiến hành trên chuột có glucose huyết bình thường cũng như các mô hình tăng glucose huyết và mô hình ĐTĐ thực nghiệm khác nhau. Sự kết hợp nhiều mô hình thực nghiệm giúp đánh giá rõ hơn khả năng gây hạ glucose huyết và mức độ tác dụng của dược liệu, đồng thời giúp đưa ra những nhận định về cơ chế tác dụng của dược liệu.

Thí nghiệm về tác dụng hạ glucose huyết trên chuột bình thường được tiến hành như một test sơ bộ bước đầu trong nghiên cứu tác dụng của thuốc điều trị ĐTĐ. Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy glucose huyết của chuột sau 7 ngày uống HDCL giảm 3,51% so với thời điểm ban đầu, gần tương đương với glucose huyết của lô chuột đối chứng uống dung môi pha cắn (hạ 2,34%). Kết quả glucose huyết ở mô hình này phù hợp với kết quả của các tác giả khác đã nghiên cứu về glucose huyết của chuột nhắt trắng bình thường khi nhịn đói, theo đó trong vòng 24 giờ nhịn đói glucose huyết của chuột tương đối ổn định [2], [8], [9]. Khi so sánh tỷ lệ phần trăm giảm glucose huyết giữa hai lô chuột, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều đó chứng tỏ HDCL không làm ảnh hưởng đến glucose huyết của chuột bình thường. Từ kết quả trên thí nghiệm này, khả năng HDCL không có tác động vào hệ thống điều hòa glucose huyết của chuột nhắt trắng bình thường, do đó không làm thay đổi đáng kể glucose huyết của chuột thí nghiệm.

56

Tiếp theo để đánh giá tác dụng của thân cây Ý dĩ, chúng tôi tiếp tục nhiên cứu tác dụng của HDCL trên chuột tăng glucose huyết thực nghiệm bằng streptozocin (STZ).

Streptozocin (STZ) là một tác nhân được sử dụng rộng rãi trên thế giới để gây mô hình tăng glucose huyết thực nghiệm hoặc ĐTĐ thực nghiệm. Tùy theo liều lượng STZ sử dụng, tụy bị tổn thương với mức độ khác nhau và dẫn đến mức tăng glucose huyết tương ứng. Đã có nhiều tác giả trong nước và ngoài nước dùng STZ với các mức liều khác nhau để gây tăng glucose huyết cho chuột thực nghiệm trong các thí nghiệm đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của các dược liệu [8], [9],[68].

Trước hết chúng tôi tiến hành sử dụng liều STZ 200mg/kg chuột nhắt trắng với 4 lô chuột nhắt. Kết quả trên mô hình này (bảng 3.2) cho thấy cả 4 lô chuột đều có glucose huyết >24,0 mmol/L điều ngày chứng tỏ có sự phá hủy mạnh tế bào β đảo tụy. Kết quả này có sự tương đồng với kết quả của Nguyễn Trung Quân khi sử dụng STZ liều 200 mg/kg để gây tăng glucose huyết trên chuột nhắt trắng [9]. Sau 7 ngày uống mẫu thử, glucose huyết của các lô chuột có sự thay đổi khác nhau. Cụ thể ở lô 2 và lô 4 chuột uống HDCL (33mg/kg) và uống metformin (240mg/kg), glucose huyết giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với lô chứng bệnh . Tuy nhiên, trong cùng điều kiện thử nghiệm, kết quả thu được từ lô 3 (chuột uống gliclazid) là hoàn toàn khác. Gliclazid là một thuốc thuộc nhóm sulfonylurea có cơ chế tác dụng thông qua kích thích tế bào beta giải phóng insulin. Trên chuột tiêm STZ (200 mg/kg), gliclazid không gây hạ glucose huyết so với ban đầu (p>0,05). Điều này là do phần lớn các tế bào beta của đảo tụy đã bị tổn thương bởi STZ liều cao, không còn khả năng đáp ứng với tác dụng của gliclazid. Kết quả này cho thấy, liều 200 mg/kg STZ thực sự đã gây ra tình trạng đái tháo đường typ 1, không đáp ứng với gliclazid. Trong khi đó, với thuốc

57

tác dụng theo cơ chế không phụ thuộc vào tế bào beta là metformin, mức hạ glucose huyết là có ý nghĩa. HDCL có mức hạ glucose huyết tương đương với metformin trên mô hình tiêm STZ. Như vậy, rất có thể tác dụng của PĐC cũng không phụ thuộc tế bào beta và theo cơ chế tương tự với metformin.

Để góp phần làm sáng tỏ giả thuyết trên, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm trên mô hình gây tăng glucose huyết trên chuột nhắt trắng bằng STZ nhưng với liều 150mg/kg. Mô hình đánh giá tác dụng hạ glucose huyết trên chuột gây tăng glucose huyết bằng STZ liều 150mg/kg cũng là một mô hình được dùng khá phổ biến để sàng lọc tác dụng hạ glucose huyết của dược liệu trên thế giới cũng như ở Việt Nam [2] [39 ].

Kết quả trên mô hình này (bảng 3.3) cho thấy glucose huyết của cả 4 lô chuột thí nghiệm đều tăng cao (>14mmol/L). Sau 7 ngày cho uống mẫu thử, glucose huyết của các lô chuột được điều trị đều giảm đáng kể. Cụ thể ở lô 2, 3 và 4 chuột uống cắn PĐC(33mg/kg), gliclazid (20mg/kg) và metformin (240mg/kg), glucose huyết của chuột giảm 50,84 % ; 57,33% và 53,0 % so với ngày đầu tiên. Kết quả trên thí nghiệm này chứng tỏ với tác nhân STZ liều 150 mg/kg, tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy chưa nhiều, một phần tế bào beta vẫn có khả năng bài tiết insulin vì vậy trên mô hình này tác dụng hạ glucose huyết của lô uống gliclazid là tốt nhất. Do vậy, liều 150 mg/kg STZ chỉ là tình trạng tăng glucose huyết thực nghiệm. Nhận định này là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Quân khi tạo mô hình tăng glucose huyết trên chuột nhắt trắng và thử tác dụng hạ glucose huyết một số chế phẩm tự nhiên [9]

Từ kết quả của 2 thí nghiệm trên 2 liều STZ khác nhau, có thể thấy, tác dụng của HDCL có xu hướng tương tự như thuốc đối chứng metformin, một thuốc kinh điển trong điều trị ĐTĐ typ 2. Do đó, để làm rõ tác dụng và cơ chế

58

tác dụng của phân đoạn chiết chloroform thân Ý dĩ, cần tiếp tục thử nghiệm trên một mô hình ĐTĐ typ 2 thực nghiệm với thuốc đối chứng là metformin.

Trên thế giới nói chung, mô hình ĐTĐ typ 2 được sử dụng phổ biến thường là các chủng chuột mang đột biến di truyền dẫn đến tình trạng béo phì kèm theo kháng insulin [59]. Ở Việt Nam, vì nhiều lí do khác nhau, rất khó có thể sử dụng các mô hình ĐTĐ di truyền này. Trong vài năm gần đây, một mô hình ĐTĐ typ 2 đã được triển khai ở một số nước trên thế giới và bước đầu cũng đã được triển khai ở Việt Nam [4], [8]. Đó là sự kết hợp giữa việc gây béo phì cho chuột bằng chế độ ăn, dẫn đến kháng insulin và làm giảm sản xuất insulin ở tụy bằng liều thấp STZ. Mô hình này đã mô phỏng được diễn biến bệnh học của ĐTĐ typ 2 ở người và do đó được lựa chọn cho đề tài. Kết quả nghiên cứu trên mô hình ĐTĐ typ 2 cho thấy glucose huyết ở lô 1 không được điều trị không những không giảm mà còn tăng hơn so với ban đầu.Trên mô hình này, glucose huyết tăng lên ở lô 1 là hệ quả của cả hai yếu tố: sự đề kháng insulin do béo phì và sự suy giảm sản xuất insulin do tổn thương một phần tế bào  ở tụy. Mức tăng glucose huyết thu được trên chuột ĐTĐ typ 2 do chế độ ăn kết hợp với liều thấp STZ này là phù hợp với công bố của nhiều tác giả [8], [64]. Trên mô hình này, lô uống HDCL và lô chứng dương metformin đều làm giảm glucose huyết, mặc dù mức độ khác nhau. Kết quả này một lần nữa giúp khẳng định nhận xét ban đầu đưa ra là tác dụng của thân Ý dĩ theo một cơ chế tương tự như metformin. Tác dụng này của thân Ý dĩ tương tự như tác dụng làm giảm glucose huyết của hạt Ý dĩ trên chuột nhắt ĐTĐ typ 2 do chế độ ăn giàu chất béo kết hợp với STZ liều thấp trong nghiên cứu của Yeh [69].

59

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết trên động vật thực nghiệm của phân đoạn chiết chloroform từ thân cây ý dĩ (Trang 65)