Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cố định. Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định 1 phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng 1 phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Vốn lưu động thường xuyên > 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định, phần thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động. Đồng thời tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
Vốn lưu động thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản cố định và tài sản lưu động đủ cho doanh nghiệp trả các khoản ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.
Nguồn vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ khác
Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = HTK và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 tức là nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
2.3.2. Phân tích một số chỉ số tài chính năm 2011
2.3.2.1. Phân tích các hệ số thanh toán
• Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại hệ số thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán càng thấp. Hệ số thanh toán thông thường chấp nhận được là xấp xỉ 2,0.
• Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - HTKNợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Thông thường hệ số thanh toán nhanh chấp nhận xấp xỉ là 1.
• Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời = VNốn bằng tiềnợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền = Vốn lưu động thường xuyên – Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Hệ số thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tức thời càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại tỷ lệ thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp khó mà tin tưởng được. Hệ số thanh toán tức thời thường được chấp nhận xấp xỉ 0,5.
2.3.2.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động
• Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho
Số vòng quay HTK = Bình quân hàng tGiá vốn bán hàngồn kho
Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm(360 ngày)Số vòng quay HTK
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: số vòng luân chuyển hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho. Số vòng hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ
luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại.
• Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Doanh thu thuần
Số ngày của một vòng quay vốn lưu động = SSố ngày trong kỳ(360 ngày)ố vòng quay vốn lưu động
Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.
• Chỉ tiêu luân chuyển nợ phải thu
Số vòng quay nợ phải thu = Số dư nợ phải thu bình quân trong kỳ Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ
Số ngày của một vòng quay nợ phải thu = Số vòng quay nợ phải thu Số ngày trong kỳ
Tốc độ luân chuyển nợ phải thu vừa thể hiện khả năng thanh toán vốn – khả năng thu hồi nợ và dòng tiền dùng thanh toán. Số vòng nợ phải thu càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán. Ngược lại số vòng quay nợ phải thu càng nhỏ và số ngày một vòng quay càng lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm, gây khó khăn hơn trong thanh toán của doanh nghiệp và nó cũng có thể dẫn tới những rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ.
• Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định
Số ngày của một vòng quay tài sản cố định = SSố vòng quay tài sản cố định ố ngày trong kỳ(360 ngày)
Tốc độ luân chuyển tài sản cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Số vòng quay của tài sản cố định càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện là khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp càng nhanh hơn từ đó dễ tạo điều kiện tích lũy, tái đầu tư tài sản cố định mới đảm bảo cho nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất. Ngược lại nếu như số vòng quay tài sản cố định càng nhỏ và số ngày một vòng quay càng lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp chậm khó thu hồi vốn, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
• Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản
Số vòng quay tổng tài sản = Giá trTổng doanh thu trong kỳị tài sản bình quân trong kỳ
Số ngày của một vòng quay tổng tài sản = SSố ngày trong kỳ (360 ngày)ố vòng quay tổng tài sản
Số vòng quay của tổng tài sản càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng nhanh và từ đó để tạo điều kiện hạn chế bớt vốn dự trữ, bị chiếm dụng, tích lũy, tái đầu tư tài sản mới đảm bảo tiết kiệm vốn, nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất .
2.3.2.3. Phân tích các chỉ số sinh lời
• Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận trước thuếDoanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Chỉ số này cho ta biết vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu càng lớn thì vai trò hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn.
• Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn cho biết một đồng tài sản ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao thì trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
• Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định của doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
• Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH = VCSH sLử dụng bình quân trong kỳ ợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH cho biết một đồng VCSH của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp, thể hiện những cam kết về hiệu quả doanh nghiệp với các chủ sở hữu vốn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì trình độ sử dụng VCSH của doanh nghiệp càng cao và ngược lại .
• Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
• Chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH(ROE)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH = Lợi nhuận ròngVCSH
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH hay còn gọi là sức sinh lời VCSH cho biết 1 đơn vị VCSH bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời của VCSH càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao. Do vậy, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
• Chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản(ROA)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản(ROA) = Lợi nhuận ròngTổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản hay còn gọi là sức sinh lời của tài sản cho biết 1 đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời của tài sản càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao. Do vậy, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
• Chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng(ROS)
Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS) = Doanh thu thuLợi nhuận ròngần
Tỷ suất lợi nhuận ròng hay còn gọi là sức sinh lời của doanh thu thuần hoặc hệ số doanh lợi – doanh thu hoặc hệ số lãi ròng cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp .
2.3.2.4. Phân tích khả năng trả nợ
• Chỉ số tỷ lệ nở trên tài sản
Tỷ lệ nợ/tài sản = TNổng tài sản ợ phải trả
Tỷ lệ nợ/tài sản hay còn gọi là hệ số nợ trên tài sản là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số của hệ số nợ so với tài sản càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp.
• Chỉ số tỷ lệ tài sản trên VCSH
Tỷ lệ nợ/VCSH = Tổng tài sảnVCSH
Tỷ lệ tài sản/VCSH hay còn gọi là hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm dần vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ 1 phần bằng vốn chủ sở hữu và ngược lại.
• Chỉ số tỷ lệ nợ phải trả trên VCSH
Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH = Nợ phải trảVCSH
Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH hay còn gọi là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết cơ cấu nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ một đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với mấy đồng tài trợ bằng nợ phải trả. Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH càng cao thì mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích tài sản Công ty CP Dược VTYT Nghệ An năm 2011
Bảng 3.1. Biến động tổng tài sản năm 2011
Đơn vị: VNĐ 77.41 25.58 75.39 24.6 31/12/2011 1/1/2011 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Hình 3.6. Biến động tỉ trọng tài sản năm 2011
Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2011 cuối năm giảm so v ới đầu năm là 1.869.153.384 đồng . Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản dài hạn giảm
2.739.272.872 đồng. Để thấy rõ nguyên nhân gây ra biến động tài sản cần phân tích chi tiết biến động tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn (Bảng 3.2 và bảng 3.3).
TT Chỉ tiêu 1/1/2011 31/12/2011 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) = (5) – (3) (8)=(7) (3) 1 Tài sản ngắn hạn 86.294.409.247 75,39 87.164.528.735 77,41 870.119.488 1,00 2 Tài sản dài hạn 28.163.883.588 24,66 25.424.610.716 25,58 -2.739.272.872 -9,72 3 Tổng tài sản 114.458.292.835 100,0 112.589.139.451 100 -1.869.153.384 -1,63