GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 71)

5.2.1 Về công tác huy động vốn

Tăng cường huy động vốn tại chỗ với các hình thức như:

 Chi nhánh chưa có phòng giao dịch, chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động vốn tại trung tâm và điểm giao dịch thị trấn nên khách hàng ở các địa bàn xa trung tâm thị trấn còn tâm lý ngán ngại đi lại. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đồng thời khai thác, phát triển tối đa nguồn vốn huy động trên địa bàn, Ngân hàng cần xin phép thành lập mới điểm giao dịch Giao Thạnh.

 Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nửa việc huy động vốn và tiếp cận kịp thời với những hộ vừa mới thu hoạch (đặc biệt là các hộ ở xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, Giao Thạnh, An Thuận, An Nhơn,…) họ sẽ có một số vốn nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng.

 Chi nhánh luôn chấp hành tốt trần lãi suất huy động đồng thời không kèm theo khuyến mãi nên phần nào cũng làm hạn chế khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác nên Chi nhánh cần thực hiện những chính sách quan tâm đến khách hàng nhiều hơn như ưu đãi về lãi suất, giảm phí dịch

61

vụ, tăng cường các chương trình khuyến mãi của Ngân hàng như: trúng thưởng, quà tặng, mang xe đến tận nơi để nhận và trả tiền gửi huy động, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chăm sóc khách hàng chu đáo, mở thẻ ATM miễn phí cho khách hàng, thu phí thấp đối với các dịch vụ như chuyển tiền, mở tài khoản, séc bảo chi, …

 Thường xuyên phân công cán bộ nắm bắt kịp thời diễn biến và tình hình huy động vốn, về lãi suất của các NHTM khác đang huy động khách hàng trên địa bàn Huyện để từ đó có báo cáo kịp thời về NHNo&PTNT Tỉnh nhằm có chính sách lãi suất cho phù hợp.

 Tăng cường công tác tuyên truyền tiếp thị các sản phẩm huy động đến tận các địa bàn vùng sâu, đồng thời bố trí giao dịch viên huy động tiền gửi có trình độ, có kiến thức về các sản phẩm huy động, vui vẻ, tư vấn khách hàng nhiệt tình, từ đó tạo tâm lý cho khách hàng khi có tiền nhàn rỗi tự tìm đến Ngân hàng để giao dịch gửi tiền.

 Thực hiện phân giao chỉ tiêu huy động vốn, cho từng cán bộ tác nghiệp, thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, gắn với việc xét chi lương hàng tháng.

 Tiếp cận các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn ký kết hợp đồng dịch vụ chuyển trả tiền lương qua tài khoản mở tại Ngân hàng.

 Định kỳ hàng quí thực hiện sao kê phân tích tình hình nguồn vốn đến hạn thanh toán, để có kế hoạch huy động vốn bù đắp và tăng trưởng đối với từng loại nguồn vốn, chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo cân đối với sử dụng vốn, phòng ngừa rủi ro về lãi suất, tăng trưởng nguồn vốn bền vửng.

 Vận dụng linh hoạt khung lãi suất, kỳ hạn đa dạng, hấp dẫn, đánh trúng tâm lý khách hàng,..

 Kết hợp với cán bộ tín dụng bám sát các dự án, chương trình trên địa bàn để huy động tiền gửi tiết kiệm từ các hộ dân có nhà đất được đền bù trên địa bàn, mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể và các cộng tác viên trên địa bàn để thu hút tiền gửi của cơ quan hay cán bộ, công nhân viên ở các cơ quan… cũng như triển khai các dịch vụ Ngân hàng như bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm vay vốn,… vận động nông dân làm quen, hưởng ứng và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại mà chủ yếu là thẻ ATM để rút tiền tại máy, trả nợ vay, nạp tiền điện thoại di động, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại,… mà không cần đến Ngân hàng giao dịch.

62

5.2.2 Về công tác tín dụng ngắn hạn

 Cải thiện dư nợ, DSCV, DSTN ngắn hạn:

Hiện tại nhà ở của người dân trên địa bàn thị Trấn Thạnh Phú và trung tâm các xã hầu hết chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, do dó để đảm bảo an toàn trong việc nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà nhà ở đã được hoàn thành Ngân hàng cần nhanh chóng đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện Thạnh Phú tiến hành rà soát và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người dân trên địa bàn thị trấn Thạnh Phú và trung tâm các xã ở huyện Thạnh Phú.

Nên kiến nghị với Ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về Ngân hàng hoặc tuyển dụng thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng (hiện nay đa số nhân viên tín dụng của Ngân hàng là những người lớn tuổi nên xử lý công việc và tiếp cận với công nghệ thông tin rất chậm mà nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng).

Trang bị thêm trang thiết bị, máy móc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng, đồng thời nâng cao trình độ tin học để quản lý hồ sơ trên máy giúp cho Ngân hàng quản lý và truy cập nhánh chóng hồ sơ khách hàng.

Nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật cho cán bộ viên chức như luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật dân sự… nhằm giúp cho cán bộ thực hiện tốt công việc của mình.

Ngân hàng nên thường xuyên kết hợp với địa phương mở những chương trình hướng dẫn người dân về kỹ thuật sản xuất, nhằm tạo điều kiện cho họ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của mình. Như vậy vừa giúp cho Ngân hàng có thể thu được nợ dễ hơn vừa tạo uy tín với khách hàng truyền thống cũng như thu hút được nhiều khách hàng mới.

Thường xuyên có chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất về con giống, kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, chương trình khuyến nông,… Đặc biệt là vai trò tạo sự liên kết, tìm kiếm đầu ra tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm của nuôi trồng của nông dân.

Tiếp tục thực hiện lãi suất cho vay theo Thông tư số 16/2013/TT-NHNN ngày 17/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giúp người dân được tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp, thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao đời sống thu nhập góp phần ổn định kinh tế địa phương, thực hiện tốt

63

công tác xóa đói giảm nghèo từng bước tiến tới xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về “nông nghiệp, nông thôn, nông dân”.

Phối kết hợp với hộ nông dân, Hội phụ nữ huyện Thạnh Phú cũng như Hội nông dân, Hội phụ nữ các xã, thị trấn triển khai cho vay thông qua tổ vay vốn theo hướng dẫn tại văn bản số 5322/HNNo-TDHo ngày 12/10/2010 của Agribank.

Thực hiện phân giao chỉ tiêu dư nợ cụ thể cho từng cán bộ tác nghiệp, thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch hàng tháng, gắn với việc xét chi lương hàng tháng nhằm kích thích tăng năng suất chất lượng và hiệu quả công tác.

Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại những khách hàng trên địa bàn có quan hệ giao dịch với các NHTM khác, tiến hành tiếp cận khách hàng tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ, giới thiệu các sản phẩm tiền vay, lãi suất cho vay cũng như qui chế cho vay và các sản phẩm dịch vụ kèm theo để khách hàng nắm rỏ và quay trở lại đặt quan hệ giao dịch với Ngân hàng.

Lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên tiếp cận nắm bắt thông tin từ khách hàng, đặt biệt đối với các đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, kịp thời áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp như cho vay lãi xuất ưu đãi, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay theo hạn mức tín dụng…, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận được vốn Ngân hàng, để từ đó an tâm hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thực hiện luân chuyển địa bàn phụ trách đối với một số cán bộ tín dụng để kích thích tăng năng suất và hiệu quả trong công tác.

Tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, xem trọng khâu thẩm định ban đầu, khai thác thông tin CIC và các nguồn thông tin khác trước khi quyết định cho vay, tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước cũng như của ngân hàng.

Đào tạo cán bộ tín dụng đáp ứng đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cán bộ tín dụng phải thường xuyên cập nhật thông tin, các chính sách của Nhà nước, địa phương và của Ngân hàng, theo dõi tình hình thiên tai, khí hậu,… nắm rõ đặc thù kinh tế, phương thức sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của địa phương để có định hướng, kế hoạch cho vay phù hợp hoặc hạn chế cho vay để góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ từng món nợ trước- trong và sau khi phát vay, thường xuyên liên hệ với khách hàng để kịp thời

64

giải quyết khó khăn phát sinh cùng với khách hàng, đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng và Ngân hàng. Kết hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể các cấp để có biện pháp ngăn ngừa các mặt xấu, phát hiện những yếu kém sai phạm và xử lý kịp thời những vụ việc xảy ra.

 Cải thiện tỷ lệ cho vay nông nghiệp:

Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt chương trình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ, để tạo điều kiện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nhà nước với lãi suất thấp, để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ưu tiên vốn cho nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cân đối hợp lý vốn cho vay giữa phát triển nông nghiệp, thủy sản với khai thác các ngành nghề mới có bảo hiểm, bao tiêu, có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như: sản xuất giống mới, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ “xanh”-“sạch”, sản phẩm mới có tiềm năng, thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm, góp phần hình thành và phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao và sức cạnh tranh mạnh.

Phối hợp với chính quyền địa phương để mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn, lựa chọn mô hình sản xuất, dự án, phương án có hiệu quả để đầu tư vốn theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương, cùng với việc cải cách thủ tục giao dịch văn minh, lịch sự, tiện lợi nhất cho khách hàng, tác phong, ngôn phong trên tinh thần phục vụ là chính.

 Để giảm thiểu nợ xấu ngắn hạn:

Các khoản nợ xấu của Ngân hàng đa số là do người dân chăn nuôi thua lỗ, nuôi tôm bị dịch bệnh, mất mùa nhiều năm liền, nên Ngân hàng cần thường xuyên có chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất về con giống, kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, chương trình khuyến nông,… Đặc biệt là vai trò tạo sự liên kết, tìm kiếm đầu ra tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm của nuôi trồng của nông dân.

Không cho vay món vay quá lớn, tập trung cho vay những phương án sản xuất kinh doanh thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro.

Nếu ngân hàng xét thấy khoản nợ xấu có khả năng thu hồi và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng trả khi đó Ngân hàng không nên thu hồi nợ bằng biện pháp xử lý tài sản đảm bảo mà tạo điều kiện

65

để khách hàng tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng.

Tập trung cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng tín ngắn hạn đang quản lý, phối hợp với Tổ xử lý thu hồi nợ vay NHNo&PTNT Huyện Thạnh Phú có giải pháp hữu hiệu để xử lý nợ, thường xuyên theo dõi- phân tích nợ đến hạn, nợ quá hạn, từ đó xác định rõ nguyên nhân và khả năng thu hồi đến từng nhóm nợ, từng địa bàn, để có biện pháp xử lý phù hợp, Phối hợp với cấp Ủy, chính quyền địa phương nhất là cấp xã để có giải pháp thu nợ đạt kết quả, đối với những món nợ do chây ỳ, cần có giải pháp mạnh như xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện trước pháp luật để thu hồi nợ, giảm thấp nợ xấu và làm trong sạch mặt bằng dư nợ.

Thường xuyên phân tích chất lượng tín dụng ngắn hạn từng nhóm nợ, kịp thời phát hiện những nhóm ngành sản xuất kinh doanh hay những khoản nợ có nguy cơ rủi ro cao, có giải pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.

Lãnh đạo phòng kế hoạch kinh doanh Ngân hàng và cán bộ tín dụng tăng cường đi cơ sở để tiến hành phân tích nguyên nhân từng khoản nợ xấu để có giải pháp và đề xuất giải pháp xử lý cụ thể từng trường hợp phù hợp theo quy định, kể cả biện pháp khởi kiện ra tòa.

Chỉ đạo cán bộ tín dụng thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kiểm tra đảm bảo nợ, nắm bắt kịp thời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tài sản đảm bảo qua đó phát hiện kịp thời việc sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời và đúng qui định.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng hoạt động, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm sau thanh tra, kiểm tra trên tất cả các mặt nghiệp vụ, kịp thời ngăn ngừa các tiêu cực phát sinh, xử lý nghiêm các vụ việc sai phạm, nâng cao kỹ cương, kỷ luật trong quản lý điều hành tại Chi nhánh. Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân chủ quan, buông lõng nguyên tắc trong đầu tư tín dụng, thực hiên phân định rõ trách nhiệm của các cán bộ có liên quan và kiên quyết xử lý theo qui định. Xác định trách nhiệm của cán bộ gây ra nợ xấu, giao trách nhiệm thu hồi.

Phối hợp với Chi cục thi hành án dân sự huyện Thạnh Phú thực hiện rà soát lại các khoản nợ đã có quyết định thi hành án của tòa án nhân dân Huyện Thạnh Phú còn tồn đọng lại, tiếp cận khách hàng yêu cầu thi hành án hoặc tham mưu Ủy ban nhân huyện Thạnh Phú cưỡng chế thi hành án theo qui định.

66

KẾT LUẬN

Qua những năm tháng hoạt động kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế thị trường NHNo&PTNT Huyện Thạnh Phú đã đạt được những thành tựu nhất định, lớn mạnh về quy mô và nhận thức, đã kịp chuyển mình bước sang giai đoạn ổn định, an toàn và phát triển trong kinh doanh theo đúng định hướng của NHNo&PTNT Tỉnh Bến Tre. Trong thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế luôn biến động, lãi suất không ổn định thế nhưng Ngân hàng vẫn luôn giữ vững vị trí cũng như làm tốt vai trò của mình trong hoạt động tín dụng ngắn hạn. Cụ thể thông qua tình hình nguồn vốn ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng trưởng và vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn đáp ứng từng bước nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Công tác xử lý thu hồi nợ ngắn hạn luôn kịp thời và hiệu quả, cho nên nợ xấu vẫn duy trì ở mức thấp (dưới 3%) và luôn nằm trong tỷ lệ an toàn so với mức khuyến cáo của NHNN. Hoạt động tín dụng của Ngân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)