Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 42)

Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi Ngân hàng huy động được vốn, để có thể tạo ra lợi nhuận, hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng đồng thời bù đắp cho hoạt động kinh doanh thì NHTM kinh doanh với hình thức sử dụng vốn huy động được mang đi cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế khác. Sự chuyển hóa từ vốn huy động sang vốn tín dụng để cung ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với Ngân hàng.

Huyện Thạnh Phú có hơn 80% dân số là hộ sản xuất với ngành nghề truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi nên đa số khách hàng của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngắn hạn là: trồng trọt, chăn nuôi…Do đặc tính của ngành nông nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, thường thiếu hụt vốn đầu tư vào mùa vụ và dư thừa vào mùa thu hoạch. Vì thế, người dân chỉ biết vay nơi cho vay nặng lãi hoặc không có vốn để đầu tư dẫn đến hiệu quả không cao, mùa màng thất thoát. Nắm được quy luật đó, Ngân hàng đã đầu tư cho vay với mức lãi suất phù hợp.

Và NHNo&PTNT Huyện Thạnh Phú là một NHTM Nhà nước cho nên công tác kinh doanh của Ngân hàng ngoài mục đích đem lại lợi nhuận cho đơn vị mình còn có mục tiêu điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo đường lối chủ trương của Đảng, Chính phủ đề ra. Tức là hướng dẫn người dân sản xuất kinh doanh theo mọi cơ cấu vừa có lợi cho người dân vừa có lợi cho kinh tế xã hội Tỉnh thông qua các công cụ điều tiết như: cho vay với lãi xuất ưu đãi, cho vay theo đối tượng nhất định, cho vay theo Nghị định của Chính phủ, ...

Thực tế trong những năm qua Ngân hàng đã làm khá tốt vai trò của mình, đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho phương án sản xuất kinh doanh của người dân, bớt đi tình trạng vay “nóng” ngoài thị trường với lãi suất 6- 30%/tháng, từ đó làm giảm chi phí và giá thành sản xuất, làm tăng thu nhập cho nhân dân, cải thiện bộ mặt nông thôn. Sự thay đổi của nền kinh tế thị trường làm cho doanh số cho vay cũng có sự biến động qua các năm theo đối tượng khách hàng và theo ngành nghề nhất định.

32

4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng cho chúng ta biết đối tượng cho vay chính tại Ngân hàng. Để biết được trong thời gian qua Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào đối tượng nào ta nhìn vào bảng số liệu sau.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn tăng giảm không đều qua 3 năm. Đối với các khoản vay này, Ngân hàng đã chú trọng cho vay đối với cá thể và hộ sản xuất. Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp: Đối tượng này bao gồm các loại hình doanh nghiệp có trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn ... Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 84.523 66.716 66.445 (17.807) (21,07) (271) (0,41) 2. Cá thể/HSX 360.634 291.135 622.432 (69.499) (19,27) 331.297 113,79 Tổng cộng 445.157 357.851 688.877 (87.306) (19,61) 331.026 92,50 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 2014 2014 so với 2013

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

1. Doanh nghiệp 21.180 16.797 (4.383) (20,69)

2. Cá thể /HSX 133.188 194.959 61.771 46,38

33

phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, Huyện Thạnh Phú vẫn là địa bàn nông thôn nên hoạt động chính vẫn là sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp được thành lập không nhiều và chưa có nhiều kế hoạch cũng như chiến lược phát triển hoàn chỉnh nên ít thu hút được các hộ dân thành lập doanh nghiệp, điều này dẫn đến các doanh nghệp ở địa bàn rất ít. Những năm gần đây, cùng với sự ra đời của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… thì theo khảo sát của Cục Thống kê (năm 2013) trên địa bàn Huyện chỉ có khoảng 130 doanh nghiệp, đa số là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, đầu tư sản xuất kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh vàng, trang sức, vật tư nông nghiệp… Nên các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng còn hạn chế về số lượng, chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có cho hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp đã làm ăn thua lỗ, phải giải thể, ngừng hoạt động trong một thời gian để sắp xếp lại. Do đó doanh số cho vay đối với đối tượng này liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là: Năm 2012, DSCV ngắn hạn đối với các doanh nghiệp giảm 21,07% so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục giảm nhẹ với tỷ lệ giảm là 0,41% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 DSCV ngắn hạn đối với đối tượng này cũng giảm 20,69% so với cùng kỳ năm 2013. Các khoản vay ngắn hạn thông thường là vay theo hạn mức tín dụng. Tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng vốn, các doanh nghiệp sẽ rút vốn theo hạn mức đã thỏa thuận trước với Ngân hàng. NHNO & PTNT Chi nhánh Huyện Thạnh Phú luôn bám sát mục tiêu phát triển của huyện, các chương trình tín dụng được xây dựng dựa trên những ngành có tiềm năng như công nghiệp và dịch vụ, ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Cá thể-HSX: Đối với đối tượng này NHNO & PTNT Chi nhánh Huyện Thạnh Phú chủ trương cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản và cho vay khác đối với cá thể, hộ sản xuất. Từ bảng số liệu ta có thể thấy được doanh số cho vay đối với hộ SXKD cũng có biến động và luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 81%) trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá thể, hộ sản xuất giảm xuống so với năm 2011. Nguyên nhân do 6 tháng đầu năm 2012 là giai đoạn lãi suất cho vay còn cao (theo báo cáo của NHNN, lãi suất cho vay bình quân cuối tháng 6 khoảng 18,74%/năm, tăng 3,4%/năm so với cuối năm 2010) do đó các cá thể - HSX còn e ngại việc vay vốn, đầu tư, mở rộng quy mô, cộng với do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh xảy ra nên người dân phải mất thời gian để khắc phục hậu quả và do qui định về đối

34

tượng cho vay theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phải đúng theo danh mục hàng hóa qui định do Bộ nông nghiệp công bố nên khách hàng còn do dự đầu tư vì vậy năm 2012 doanh số cho vay có giảm so với năm 2011. Đến năm 2013 con số này tăng mạnh, với tỷ lệ tăng là 113,79% so với năm 2012. Nguyên nhân, do nền kinh tế trên địa bàn được cải thiện, ngày càng có nhiều hộ sản xuất ra đời nên nhu cầu sử dụng vốn cho các mục tiêu kinh tế và phục vụ tiêu dùng cũng tăng lên. Bên cạnh đó do Ngân hàng tiếp tục thực hiện lãi suất cho vay theo Thông tư số 16/2013/TT-NHNN ngày 17/06/2013 của Thống đốc NHNN giúp người dân được tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao đời sống thu nhập góp phần ổn định kinh tế địa phương, thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo từng bước tiến tới xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Ngân hàng luôn cố gắng đẩy mạnh cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giúp gia tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Các cá nhân, hộ gia đình này là những khách hàng tạo được uy tín đối với Ngân hàng bằng các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả cao, giá trị của các tài sản đảm bảo lớn hơn nhiều so với số tiền họ cần vay vốn nên nguồn trả nợ cho Ngân hàng cũng được đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cung cấp đa dạng các phương thức cho vay nhằm đáp ứng với nhu cầu của từng khách hàng, chẳng hạn như: cho vay theo từng chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cho vay bổ sung nguồn vốn lưu động đối với các hộ có chu kỳ kinh doanh nhỏ hơn 12 tháng, cho vay vượt trên số dư tài khoản với mục đích tiêu dùng của cán bộ công nhân viên,… Và trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình DSCV ngắn hạn của Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao so với cùng kỳ năm 2013. Do trong 6 tháng đầu năm 2014, áp lực lạm phát đã giảm dần, lãi suất cho vay cũng bắt đầu giảm, giúp nền kinh tế dần phục hồi nên DSCV ngắn hạn cũng đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước.

Tóm lại, trong thời gian qua Ngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn thiếu hụt bằng hình thức cho vay ngắn hạn, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của Huyện. Trong DSCV ngắn hạn, các cá thể-HSX luôn chiếm tỷ trọng cao với hơn 81%, DSCV ngắn hạn đối với doanh nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp so với cá thể-HSX.

4.2.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Qua phân tích DSCV ngắn hạn theo đối tượng khách hàng chỉ cho chúng ta biết được đối tượng cho vay chính tại Ngân hàng chứ chưa cho ta biết các đối tượng này sử dụng vốn vay chủ yếu vào ngành nghề, lĩnh vực nào. Vì vậy,

35

phân tích DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế là một phần không thể thiếu trong việc phân tích vì có thể giúp Ngân hàng nắm được thực trạng cho vay ngắn hạn trong thời gian qua, nhu cầu vốn cho lĩnh vực nào đạt hiệu quả và lĩnh vực nào còn nhiều rủi ro, từ đó đề ra cơ cấu cho vay theo từng ngành hợp lý hơn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn trong thời gian tới.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 126.653 162.502 369.089 35.849 28,30 206.587 127,13 Thủy sản 23.382 8.728 37.621 (14.654) (62,67) 28.893 331,04 TM-DV 123.426 76.713 61.540 (46.713) (37,85) (15.173) (19,78) Ngành khác 171.696 109.908 220.627 (61.788) (35,99) 110.719 100,74 Tổng cộng 445.157 357.851 688.877 (87.306) (19,61) 331.026 92,50 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014 so với 2013 Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Nông nghiệp 79.041 125.186 46.145 58,38

Thủy sản 6.860 18.210 11.350 165,45

TM-DV 22.320 11.377 (10.943) (49,03)

Ngành khác 46.147 56.983 10.836 23,48

36

Qua bảng số liệu, ta thấy DSCV ngắn hạn của Ngân hàng biến động qua các năm. Trong đó, nhu cầu vốn phục vụ ngành nông nghiệp và ngành khác luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV ngắn hạn tại ngân hàng.

Ngành nông nghiệp: Đây là những khoản mà Ngân hàng cho vay để trồng dừa, trồng lúa, chăn nuôi...Ta thấy trong ngắn hạn những món vay này chiếm tỷ trọng khá cao so với những ngành khác cũng là điều khá hợp lý vì mục đích chính của Ngân hàng là cho vay để sản xuất nông nghiệp. Biểu hiện ở DSCV ngắn hạn đối với sản xuất nông nghiệp là tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2012 ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng là 45,41% trong tổng doanh số cho vay và tăng lên so với năm 2011. Nguyên nhân là do nhu cầu trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất kinh doanh cao (đặc biệt là chăn nuôi phát triển mạnh) thêm vào đó là giá cả thị trường cũng thay đổi và tăng cao so với năm trước do đó chi phí cho việc sản xuất cũng sẽ tăng cao hơn nên người dân rất cần thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Đến năm 2013 DSCV đối với ngành nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh (chiếm tỷ trọng 53,58%) so với năm 2012, và 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng lên (chiếm tỷ trọng 59,12%) so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân ngành chăn nuôi phát triển như vậy là do trong những năm gần đây giá cả sản phẩm chăn nuôi tăng vọt nên ngày càng có nhiều nông dân đầu tư vào lĩnh vực này, do đó họ cần nhiều vốn để chăn nuôi. Mặc khác, giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi thì rất đắt từ con giống đến thức ăn làm cho người dân càng thiếu vốn nhiều hơn để mở rộng quy mô, từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao. Nguồn vốn cho vay ngày càng tăng là do nguyên nhân người dân đầu tư phát triển đàn bò, đàn heo xây dựng chuồng trại và nguồn thức ăn. Bên cạnh đó còn do việc triển khai thực hiện tốt chương trình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ, đã tạo nhiều thuận lợi cho các hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Nhà nước với lãi suất cho vay thấp, để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vưc này cũng góp phần làm cho nguồn vốn cho vay nông nghiệp ngày càng tăng.

Tóm lại Thạnh Phú là Huyện có các xã phát triển từ nông nghiệp là chủ yếu như chuyên canh hoa màu, trồng lúa, nuôi tôm,... ở Mỹ Hưng, An Thuận, An Qui, An Nhơn, Giao Thạnh ,… Và NHNO & PTNT chi nhánh Huyện Thạnh Phú nói riêng hay NHNO & PTNT nói chung luôn tập trung chú trọng cho vay ngành nông nghiệp theo định hướng của NHNN Việt Nam là ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn và NHNO & PTNT được chọn làm trụ cột và giao nhiệm vụ cho Ngân hàng phải đạt dư nợ tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm từ 75-80% tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo bảng cho thấy tỷ

37

trọng cho vay ngắn hạn của ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng chưa cao (trên 45%) trong tổng DSCV ngắn hạn của Ngân hàng.

Ngành thủy sản: Thế mạnh kinh tế của Thạnh Phú là nông- lâm- ngư nghiệp. Những năm gần đây, huyện đang chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển ngư nghiệp. Diện tích trồng lúa bị thu hẹp dần lại, nhường chổ cho các đầm nuôi tôm. Con nghêu một đặc sản của vùng biển Thạnh Phong, Thạnh Hải cũng là một nguồn lợi đặc biệt nuôi sống hàng ngàn dân ven biển. Do đó bên cạnh việc tập trung cho vay sản xuất nông nghiệp thì ngành thủy sản của Huyện cũng được quan tâm không kém. Mục đích cho vay nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân mua con giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh, chi phí cải tạo ao và các chi phí khác phục vụ nuôi trồng thủy sản. Năm 2011 DSCV ngắn hạn đối với ngành thủy sản đạt 23.382 triệu đồng. Năm 2012 giảm 62,67% so với năm 2011. Nguyên nhân là do những biến động liên tục trong giá cả trong cuối năm 2011 và đầu năm 2012 khiến người dân ngần ngại trong việc thả nuôi, thêm vào đó là tình hình thời tiết trong năm diễn biến khá phức tạp, dịch bệnh phát triển trong nuôi trồng thủy sản, người dân chờ xử lý ao, hồ để vụ mới thả nuôi nên diện tích thả nuôi cũng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)