Phân tích dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 55)

Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ. Nếu doanh số cho vay phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã phát vay trong năm để hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế nhưng không phản ánh chính xác hoạt động tín dụng tại Ngân hàng vì nó phụ thuộc vào kỳ hạn khoản vay còn dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng chưa có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Do đó, dư nợ là vấn đề rất được Ngân hàng quan tâm trong hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh doanh số cho vay để có thể đánh giá đúng năng lực khách hàng.

Rủi ro cho Ngân hàng sẽ tăng cao khi dư nợ ngắn hạn tập trung quá nhiều vào một nhóm khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế và việc phân chia dư nợ theo ngành nghề sẽ giúp nhà quản trị biết được đối tượng nào mà phía Ngân hàng vẫn chưa quan tâm đúng mức về việc cho vay cũng như thu nợ, để từ đó có những chính sách phát triển quy mô cho phù hợp.

45

4.2.3.1 Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Bảng 4.11: Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011- 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Bảng 4.12: Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Doanh nghiệp: Tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng đối với đối tượng này có nhiều biến động, cụ thể năm 2012 dư nợ đối với các doanh nghiệp tăng lên so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế từ năm 2011 đến nay gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao, làm cho lãi suất cho vay tăng cao nhất là năm 2011-2012 (theo báo cáo của NHNN, cuối tháng 8/2011 thì lãi suất cho vay bình quân vào khoảng 18,73%/năm), nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, từ đó làm dư nợ năm 2012 cao hơn năm trước. Sang năm 2013 chỉ tăng nhẹ 4% so với năm 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2013. Do các doanh

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 8.030 11.470 11.944 3.440 42,84 474 4,13 2. Cá thể/ HSX 195.279 174.544 381.009 (20.735) (10,62) 206.465 118,29 Tổng cộng 203.309 186.014 392.953 (17.295) (8,51) 206.939 111,25 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 2014 2014 so với 2013

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

1. Doanh nghiệp 12.558 7.696 (4.862) (38,72)

2. Cá thể /HSX 193.048 424.312 231.264 119,80

46

nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn, bên cạnh đó họ cũng cố gắng tính toán kỹ phương án kinh doanh nhằm hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng nguồn vốn tài trợ từ Ngân hàng.

Cá thể-HSX: Từ bảng số liệu ta có thể thấy được dư nợ đối với hộ SXKD cũng có biến động và luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 93%) trong tổng dư nợ ngắn hạn. Đối tượng này có dư nợ ngắn hạn tăng dần với tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn rất nhiều so với năm trước hoặc chênh lệch rất ít so với năm trước. Cụ thể, dư nợ năm 2012 đối với đối tượng này chiếm 96,05% trong tổng dư nợ ngắn hạn và giảm xuống so với năm trước. Nguyên nhân do 6 tháng đầu năm 2012 là giai đoạn lãi suất cho vay còn cao (theo báo cáo của NHNN, lãi suất cho vay bình quân cuối tháng 6 khoảng 18,74%/năm, tăng 3,4%/năm so với cuối năm 2010) do đó các cá thể - HSX còn e ngại việc vay vốn, đầu tư, mở rộng quy mô, cộng với do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh xảy ra nên người dân phải mất thời gian để khắc phục hậu quả làm cho DSCV ngắn hạn giảm so với năm trước nên cũng ảnh hưởng đến dư nợ ngắn hạn. Sang năm 2013 con số này tăng mạnh so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 con số này tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013 . Do nhu cầu vay vốn trên địa bàn tăng, DSCV ngắn hạn luôn tăng cao hơn so với DSTN ngắn hạn ở các năm cộng với việc dư nợ ngắn hạn còn tồn đọng từ các năm trước chuyển sang năm sau nên đã làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do nền kinh tế trên địa bàn được cải thiện, nhu cầu vay vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân qua các năm ngày càng cao. Bên cạnh đó, ngân hàng áp dụng phương thức cho vay lưu vụ đối với nông dân và do đặc điểm tính chất trong việc sản xuất, kinh doanh của khách hàng là theo thời vụ nên có thể thu hồi nợ. Ta có thể thấy, mức dư nợ ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, chứng tỏ Ngân hàng luôn cố gắng đầu tư nguồn vốn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, góp phần cải thiện đời sống cho hộ nông dân và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Tóm lại, giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng không đều qua các năm nhưng dư nợ vẫn tương đối lớn do sau khi trả nợ vay hầu hết các khách hàng đều vay lại ở mức cũ hoặc cao hơn để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên dư nợ đối với các doanh nghiệp vẫn còn rất thấp nên Ngân hàng cần có biện pháp mở rộng tín dụng đối với đối tượng này để vừa chia sẽ khó khăn với các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn vừa mở rộng quy mô tín dụng nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

47

4.2.3.2 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Cùng với các chính sách định hướng phát triển kinh tế tại địa phương, bên cạnh việc chú trọng đáp ứng nhu cầu vốn vào phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, Ngân hàng còn mở rộng quy mô tín dụng sang lĩnh vực thương nghiệp và các ngành khác nhằm phát triển nền kinh tế tại địa bàn cũng như tạo thêm nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Số liệu chi tiết tình hình dư nợ ngắn hạn theo từng ngành kinh tế được thể hiện qua bảng 4.13, 4.14 sau:

Bảng 4.13: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Bảng 4.14: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 113.323 120.911 313.763 7.588 6,70 192.852 159,50 Thủy sản 20.983 5.489 31.017 (15.494) (73,84) 25.528 465,08 TM-DV 21.819 18.528 11.274 (3.291) (15,08) (7.254) (39,15) Ngành khác 47.184 41.086 36.899 (6.098) (12,92) (4.187) (10,19) Tổng cộng 203.309 186.014 392.953 (17.295) (8,51) 206.939 111,25 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014 so với 2013

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Nông nghiệp 136.612 347.573 210.961 154,42

Thủy sản 5.596 39.035 33.439 597,55

TM-DV 17.733 8.956 (8.777) (49,50)

Ngành khác 45.665 36.444 (9.221) (20,19)

48

Ngành nông nghiệp: Đây là ngành được Ngân hàng đầu tư cho vay nhiều nên mức dư nợ của ngành tại Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác. Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ ngắn hạn của ngành này qua các năm đều tăng.

Năm 2011, dư nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 55,74% trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Năm 2012 dư nợ chiếm tỷ trọng 65,00% trong tổng dư nợ ngắn hạn và tăng nhẹ so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, nhu cầu vốn để tái đầu tư của người chăn nuôi khá lớn, nhất là sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và giá cả của các sản phẩm từ chăn nuôi đang có dấu hiệu tăng đã làm cho DSCV ngắn hạn đối với ngành này tăng cao nên dư nợ ngắn hạn cũng tăng. Bên cạnh đó, năm 2012 trồng trọt gặp một số khó khăn như biến động giá vật tư, dịch bệnh trên cây trồng,… làm cho nông dân không có lãi nên Ngân hàng tiến hành gia hạn nợ, do đó DSTN ngắn hạn của ngành trong năm này mặc dù có tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh như DSCV làm dư nợ ngắn hạn ngành này tăng trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn của ngành nông nghiệp trong năm 2013 chiếm tỷ trọng là 79,85% trong tổng dư nợ, tiếp tục tăng mạnh lên so với năm 2012. Khoản mục này trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013 là do Ngân hàng đang có chính sách mở rộng quy mô tín dụng ở nhóm ngành này.

Ngành thủy sản: giai đoạn 2011-2013 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này có nhiều biến động. Năm 2012 dư nợ ngắn hạn đã giảm xuống so với năm 2011. Có thể thấy năm 2012 là một năm khó khăn với người nuôi trồng thủy sản, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh phát triển trong nuôi trồng thủy sản, mặt dù tình trạng tôm chết chưa chuyển thành dịch trên diện rộng, nhưng do một số người nuôi còn hạn chế về trình độ kỹ thuật, chưa có ý thức cao trong việc quản lý dịch bệnh hoặc thực hiện ở những dự án không phù hợp với huy hoạch nên nhiều hộ nuôi bị thua lỗ, hoặc không có lãi, chính vì vậy Ngân hàng chỉ cấp vốn đối với các hộ nuôi trồng có uy tín, làm cho DSCV ngắn hạn trong năm 2012 giảm nên dư nợ ngắn hạn đã giảm theo. Sang năm 2013, dư nợ ngắn hạn của ngành này tăng trở lại so với năm 2012 ở mức 465,08% và 6 tháng đầu năm 2014 cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Do ngày càng nhiều người dân đầu tư mới vào nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn. Mặt khác gần đây người dân tiếp cận nhanh chóng với phương thức chăn nuôi hiện đại, mô hình nuôi tôm quãng canh với quy mô nhỏ manh múng được thay dần bằng mô hình nuôi tôm công nghiệp với quy mô lớn kỹ thuật cao như: Trại nuôi tôm công nghiệp K22 ở An Nhơn, Doanh nghiệp đầu tư Thủy Sản Huy Thuận nên cần nhiều vốn để đầu tư mua con

49

giống, thức ăn, máy móc thiết bị, thuốc ngừa bệnh từ đó nâng cao được năng suất vì vậy mà DSCV tăng nhanh kéo theo dư nợ cũng tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng vì cả số tiền Ngân hàng giải ngân ra và thu hồi về được đều đạt kết quả khả quan.

TM-DV: Dư nợ đối với lĩnh vực này liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2012 giảm 15,08% so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ đối với ngành này tiếp tục giảm xuống so với năm 2012. Và 6 tháng đầu năm 2014 con số này cũng giảm 49,50% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân đây là một ngành vẫn còn khá mới mẽ đối với một Huyện đặc thù sản xuất nông nghiệp như Thạnh Phú, nên công tác cho vay vẫn còn hạn chế. Hơn nữa khách hàng của Ngân hàng trong lĩnh vực này chủ yếu là các tiểu thương, các cá nhân kinh doanh tại các chợ, các hộ buôn bán nhỏ lẽ nên nhu cầu vay vốn Ngân hàng còn hạn chế về số lượng. Ngân hàng cần có biện pháp khai thác và duy trì để phát triển và tăng trưởng tín dụng đối với các khách hàng truyền thống, khách hàng mới để mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực này vừa góp phần nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ngành khác: có thể thấy, dư nợ ngắn hạn đối với ngành khác luôn giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011. Nguyên nhân là do giai đoạn từ năm 2011-2012 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn khi xảy ra lạm phát, mặt bằng giá sản phẩm tăng cao trong khi lãi suất vay vốn từ Ngân hàng cũng cao, người dân cố gắng hạn chế nhu cầu tiêu dùng nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến dư nợ ngắn hạn của ngành này. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn ngành khác tiếp tục giảm xuống so với năm 2012. Nguyên nhân do bên cạnh ảnh hưởng của DSCV ngắn hạn thì DSTN cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình hình dư nợ của ngành. Mặc dù DSCV trong năm có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng DSTN từ đó làm cho dư nợ giảm xuống so với năm 2012 và sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ ngắn hạn của ngành khác cũng tiếp tục giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 55)